Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Trên lâm sàng, đứng trước trường hợp nào cần đi sâu tìm cách chữa chứng suy giảm miễn dịch? Xin cho biết các phương pháp cận lâm sàng cần tới để phát hiện chứng suy giảm miễn dịch?

1. Đứng trước một bệnh nhân nhiễm khuẩn sau nhiều đợt điều trị bằng kháng sinh khỏi rồi lại luôn luôn tái phát, nặng dần hoặc trở thành kinh điển, ta cần đi sâu tìm cách chữa chứng suy giảm miễn dịch.

Cần biết thêm rằng:

Suy giảm miễn dịch thể dịch có áp lực đặc biệt với vi khuẩn gây mủ như viêm đường hô hấp, viêm màng não, viêm da. Suy giảm miễn dịch tế bào thường gặp ở các bệnh do virus hoặc do nấm.

2. Các phương pháp cận lâm sàng cần thiết để phát hiện chứng suy giảm miễn dịch.

2.1. Thăm dò hiện tượng thực bào biểu hiện của nhiễm khuẩn sẽ thấy: Giảm bạch cầu hạt (Granulopénie). Loạn năng bạch cầu (Dysfonctionnement du leucocyte).

+ Đem ủ bệnh các bạch cầu đã được phân ly do lắng đọng với sự hiện diện của dextran khuẩn gây bệnh và huyết thanh người bệnh trong những điều kiện thuận lợi cho thực bào. Những tế bào sống được đếm sau một khoảng cách đã cho.

+ Dùng test NBT (Nitrobleu de tétrazolium) để chuẩn xác hiện tượng diệt vi khuẩn (bactéricidie) phản ứng với NBT cho một chất ít hòa tan màu xanh tím. Nếu bạch cầu bình thường đem ủ với NBT phần lớn số bạch cầu được nhuộm màu xanh khi có hiện tượng thực bào kèm theo giảm số lượng trong nội tế bào.

2.2 Thăm dò miễn dịch thể dịch:

Bằng cách định lượng các kháng thể bằng miễn dịch điện di (immuno électroporèse) đã nói trong câu 2.

2.3 Thăm dò miễn dịch tế bào:

Đọc một phản ứng quá mẫn chậm đối với kháng nguyên tuberculin.

Có các bất lợi:

+ Ở người bình thường mà phản ứng lại âm tính vì họ chưa được gây mẫn cảm.

+ Phản ứng da tùy thuộc từng cá nhân.

+ Ở trẻ em, phản ứng âm tính là chưa chắc chắn nếu những lần trước chưa được tiếp xúc vớI kháng nguyên được dùng.

2.3.1 Trên cơ thể sống:

+ IDR: 1/10 cc Tuberculin tinh khiết, tiêm lần đầu dung dịch 1/10.000, đọc sau 3 ngày.

IDR âm tính: không có ban đỏ - không sẩn hoặc chỉ có ban đỏ.

Tiêm lần hai: sau vài ngày, dung dịch 1/1000 sau một dung dịch 1/1000

+ DNCB (dinitrochlorobenzen) là một kháng nguyên nhân tạo dễ gây mẫn cảm. Để gây mẫn cảm, tiêm hai lần cách 10 ngày một, mỗI lần dung dịch 30%, gây tổn thương nhỏ ở da. Sau ngày thứ 20, tiêm dung dịch 20%, sau 24 giờ xuất hiện mảng ngứa lan rộng.

+ Đếm tế bào lympho:

Bạch cầu: 6000 – 8000, tế bào lympho: 25 – 30% ở người lớn.

2.3.2 Trên ống kính:

Trong trường hợp suy giảm miễn dịch, nếu kích thích tế bào lympho bởi chất PHA (phytohémagglutin) các tế bào lympho không chuyển thành nguyên bào khổng lồ với sự tổng hợp AND và gián phân (sát nhập hoặc hóa gia tăng chất thymidin tạo tính phóng xạ).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình