Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Tại sao bệnh lao lại có biểu hiện ở mắt?

Bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn lây, do trực khuẩn Koch. Bệnh lao biểu hiện ở mắt qua hai cơ chế chính. Thứ nhất là do tác động trực tiếp của vi khuẩn. Thứ hai là do dị ứng với Tuberculin.

   Những biểu hiện tại mắt của bệnh lao.

   Có rất nhiều biểu hiện tại mắt, tùy thuộc vào vị trí của tốn thương, người ta nhận thấy:

   Hốc mắt.

   Khư trú thứ phát sau một ổ viêm lân cận (xoang, đường lệ, não, đường thị giác).

   Khư trú nguyên phát: viêm màng xương do lao (ở trẻ em).

   U lao thấy ở tuổi 40 – 50 với hình ảnh giả viêm, có khi ở hai bên.

   Mi mắt: biểu hiện dưới dạng lupus lao. Có thể lupus dạng kê, nhiều tổn thương lao lupus nhưng tiến triển lành tính.

   Đường lệ:

   Viêm tuyến lệ bã đậu: tuyến lệ viêm, không đau, sau đó apxe hóa tạo lỗ rò.

   Viêm tuyến lệ xơ: có thể một hoặc hai bên. Tuyến lệ sưng lên dần dần, tiến triển mãn tính…

   Viêm túi lệ: thường thấy ở người trẻ.

   Có hai dạng viêm: thứ phát sau một khư trú ở mũi theo kiểu lupus, cũng có thể từ kết mạc, da hoặc xương; nguyên phát: hình ảnh lâm sàng thay đổi có thể là dạng nấm, tạo mủ, có thể gây rò thứ phát, có hạch đồng hành, cũng có thể tạo lỗ rò.

   Viêm đường lệ: viêm thứ phát sau lao túi lệ.

   Kết mạc:

   Thương tổn, trong đó có thể thấy trực khuẩn.

   Có thể là vết loét sơ nhiễm hoặc là vết loét dạng kê ở trên mạc mi.

   Có thể là các u lao.

   Viêm kết mạc bọng, ban lao, lupus lao…

   Củng mạc: thường là tổn thương nội sinh, có thể dẫn đến loét và thủng củng mạc. Viêm thượng củng mạc…

   Giác mạc: có những tổn thương giác mạc bọng, các thâm nhiễm sâu ở vùng trung tâm và cũng có thể loét do tổn thương từ kết mạc, củng mạc hoặc màng bồ đào lan tới.

Viêm mống mắt thể mi.

Viêm cấp có mủ tiền phòng.

Viêm mống mắt thể mi mãn tính âm ỉ.

Đáy mắt: thường bị cả hai bên, viêm hắc võng mạc.

Phù gai.

Thần kinh vận nhãn trong.

Tổn thương đường thị giác gây bán manh hai phía thái dương hoặc đồng danh; teo gai thị nguyên phát hoặc thứ phát

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình