Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Tổn thương ở nhãn cầu gồm có những loại nào?

Chấn thương đụng giập nhãn cầu.

Chấn thương đụng giập ở phần trước nhãn cầu:

Chấn thương đụng giập ở phần trước nhãn cầu có thể gây tổn hại nhiều mức độ: từ những tổn thương nhẹ như xuất huyết dưới kết mạc, phù kết mạc đến xuất huyết tiền phòng, tổn thương mống mắt, đục thể thủy tinh, ảnh hưởng đến chức năng thị giác của người bệnh.

Chấn thương đụng giập có thể gây tăng nhãn áp do nhiều cơ chế khác nhau:

Nghẽn bè củng mạc do xuất huyết.

Lệch thủy tinh thể.

Tổn thương vào vùng thể mi.

Chấn thương đụng giập ở phần sau nhãn cầu:

Do tác động lên phần sau của con mắt, nên việc chẩn đoán những tổn thương thường khó. Tùy theo những tổn thương mà người bệnh có những dấu hiệu khác nhau như hình mờ, nhìn ruồi bay, màu đỏ trước mắt, thậm chí là mù hẳn. Các tổn thương thường gặp là:

Phù võng mạc: phù ở cực sau hoặc toàn bộ.

Xuất huyết dịch kính, võng mạc.

Những tổn thương như: rách võng mạc, bong võng mạc, có thể gặp ở võng mạc ngoại vi hoặc bất cứ vùng nào trên võng mạc.

Ngoài tổn thương ở võng mạc, chấn thương mắt còn có thể xảy ra ở hắc mạc (màng mạch mạc) như:

Rạn màng hắc mạc.

Viêm hắc mạc do chấn thương.

Tổn thương hệ thống mạch máu và tổn thương thần kinh.

Vết thương xuyên nhãn cầu.

Đó là vết thương gây thủng nhãn cầu. Có thể khó khám do bị che khuất như phù mi, kết mạc hay xuyên thủng ở sâu (đi qua mi sau đó mới vào nhãn cầu). Vết thương này đi qua lớp giải phẫu nào thì có thể gây tổn thương ở lớp đó. Ngoài ra, nó còn gây các tổn hại khác do viêm và nhiễm khuẩn kèm theo. Đặc biệt, vết thương xuyên có dị vật nội nhãn. Đây là một tai nạn nghiêm trọng dễ dẫn tới mù do gây viêm màng bồ đào, viêm mủ nội nhãn, viêm toàn nhãn, nhãn viêm đồng cảm, uốn ván…

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình