Có hai biểu hiện thiếu vitamin D:
Còi xương: ở trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoạt chất chống còi xương thu được do thiếu tia tử ngoại (có trong ánh nắng mặt trời) kém. Chất calci được hấp thụ quá ít. Các biểu hiện ở trẻ bị còi xương là:
Đổ mồ hôi.
Ngủ hay giật mình.
Răng mọc chậm, răng sâu.
Trẻ chậm lớn, chậm biết lẫy, chậm biết đi.
Về sau, trẻ có thể bị co giật, gù lưng, vẹo cột sống.
Muốn phòng bệnh còi xương, cần:
Cho trẻ sớm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sau khi sinh 10 ngày, cho trẻ tắm nắng 15 phút/ngày, sau tăng lên nửa giờ/ngày. Chú ý che mặt và mắt khi đưa trẻ ra tắm nắng.
Từ tuần thứ hai sau khi sinh, cho trẻ uống vitamin D với liều 400 đơn vị quốc tế/ngày trong tháng thứ nhất và 800 đơn vị quốc tế/ngày trong tháng thứ hai trở đi cho đến lúc trẻ biết đi.
Khi trẻ ăn được bột, nên dùng thức ăn có nhiều vitamin D như gan động vật, trứng, dầu ăn, bơ.
Loãng xương là bệnh người già, đặc biệt phụ nữ mãn kinh tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Xương trở nên dễ gãy vì lượng calci đưa vào không bù đủ lượng calci của cơ thể mất đi hàng ngày. Bình thường, người ta không biết đã mắc bệnh loãng xương, chỉ đến khi bị gãy xương vì một tai nạn nhẹ: ngã ngồi gây nên gãy cổ xương đùi, ngã chống tay xuống đất gây gãy các đầu khớp xương của cánh tay… thì mới biết. Lượng vitamin D thích hợp đưa vào cơ thể đóng vai trò chủ yếu trong phòng bệnh loãng xương chủ yếu bằng vitamin D và thức ăn có calci như thịt, hoa quả, trứng, đặc biệt là sữa bột béo và sữa bột không béo có hàm lượng calci cao.
Hàm lượng calci trong một số thực phẩm:
Sữa không béo 1.300mg/100g
Sữa béo 950mg/100g
Nước mắm 483mg/100g
Sữa chua 180mg/100g
Trứng 73mg/100g
Bánh mì 48mg/100g
Việc cung cấp đầy đủ calci kết hợp với luyện tập thể dục sẽ giúp xương rắn chắc suốt cuộc đời |