Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Viêm kết mạc có những dấu hiệu gì?

Thường người bệnh có cảm giác cộm như có cát trong mắt.

Khi khám có những dấu hiệu sau:

Mi sưng, có thể sưng ít hoặc nhiều.

Kết mạc đỏ toàn bộ, nhất là kết mạc mi.

Kết mạc nhãn cầu đỏ, nhạt dần về vùng rìa (là vùng xung quanh giác mạc).

Nhiều tiết tố (rử mắt), đặc biệt buổi sáng ngủ dậy khó mở mắt do rử mắt nhiều dính hai mi lại. Trong viêm kết mạc do lậu có nhiều mủ đặc trào ra, khi lau xong mủ lại tiếp tục ra.

Thị lực ít thay đổi.

Phản xạ đồng tử dương tính (+).

Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như giả mạc, thường xuất hiện ở mi trên; những hột nhỏ trong bóng gồ lên trên mặt kết mạc; nhú gai, đầu nhú tù, màu đỏ gồ lên.

Viêm kết mạc trẻ sơ sinh:

Thường người mẹ cho biết ngay sau khi sinh, mủ đã xuất hiện. Chính vì lý do đó nên người mẹ đưa con đi khám bệnh.

Nhìn thấy hai mi sưng mọng, hai mắt đỏ. Mủ nhiều và đọng lại bên trong mi mắt, khi lau đi mủ lại tiếp tục ra.

Phải xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Hiện nay, viêm kết mạc trẻ sơ sinh do lậu vẫn còn gặp.

Điều trị viêm kết mạc:

Tốt nhất là điều trị theo nguyên nhân, nếu viêm kết mạc do vi khuẩn thì sử dụng kháng sinh (dùng thuốc nhỏ mắt Chlorocid, SMP…; trẻ sơ sinh dùng Argyrol nhỏ mắt). Trong viêm kết mạc trẻ sơ sinh cần làm xét nghiệm, nếu do lậu thì điều trị cho trẻ và cả cho bố mẹ nữa.

Chú ý: Không dùng các thuốc có Cortison để điều trị viêm kết mạc.

Khi viêm kết mạc mà thấy mắt nhìn mờ phải đến bệnh viện khám để xác định nguyên nhân

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình