Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Các dạng bệnh như thế nào?

Bệnh rối lọan nhân cách thường được chia làm 3 nhóm lớn: dễ kích động hay tính khí thất thường, lập dị hay kì quái, và lo lắng hay sợ sệt. Trong mỗi nhóm này sẽ có các tư tưởng cũng như cách cư xử riêng mặc dù vẫn có một số các triệu chứng giống nhau.

Dễ xúc động hay tính khí thất thường : nhưng ngưới mắc chứng bệnh này thường được chia làm 4 dạng khác nhau như: khó gần gũi, giới tuyến, đóng kịch và tự tôn.

Dạng khó gần gũi thì biểu hiện các trạng thái như bốc đồng, tiêu cực trong cư xử và coi thường cảm giác cũng như quyền lợi của người khác. Một người mắc phải chứng này thường không có cảm giác lỗi lầm về phía mình nhưng lại không khoan dung đối vói người khác. Họ thường gặp các vấn đề khó khăn trong quan hệ và cũng có thể bị vướng vào  vòng luật pháp.

Dạng bệnh giới tuyến có những biểu hiện bất thường rất phức tạp, nó có thể bao gồm vấn đề do dự trong biểu hiện nhân cách và không thể chịu đựng được các mối quan hệ ổ định. Những người có triệu chứng này thường luôn buồn phiền, sống cẩu thả, tiêu xài bừa bãi và lạm dụng một số vần đề. Họ có thể gây tổn hại cho bản thân hay thậm chí tự sát.

Dạng đóng kịch luôn có cảm giác cường điệu hóa và sống hời hợt, bệnh nhân luôn cảm thấy mình là trung tâm, không chú ý đến kẻ khác, dễ buồn phiền và luôn đòi hỏi phải theo ý kiến của mình.

Dạng tự tôn, bệnh nhân luôn cảm thấy mình là duy nhất, đặc biệt và quan trọng hơn người khác. Họ thường chỉ chú ý đến thỏa mãn sở thích của mình và ít chú ý đến quyền lợi của kẻ khác.

Lập dị hay kỳ quái: nhóm bệnh này có thể chia làm 3 dạng nhỏ hơn như: hoang tưởng, lọan tinh thần, tự ti.

Một người mắc chứng bệnh hoang tưởng thường nghi ngờ, ganh tị và tự xem mình là quan trọng. Họ sẵn sàng xen vào chuyện của người khác như là một kẻ đối nghịch và có thể có cảm giác như bị đẩy lùi.

Dạng loạn tinh thần thì thường là lãnh cảm dửng dưng đối với người khác. Họ có xu hướng lập dị và tạo sự lập dị so với người xung quanh. Dạng bệnh này thường có liên quan đến bệnh tâm thần phận liệt.

Những người bị chứng tự ti thường sống lập dị, cách cư xử hồ nghi thường đi kèm với các ý kiến kỳ quái, ví dụ như tin vào ma quỷ hay thần giao cách cảm. Họ có thể ăn mặc rất lôi thôi và ăn nói gãy gọn, nhưng lại hay nói về mình.

Lo lắng hay sợ sệt: trường hợp này lại chia làm 4 nhóm nhỏ hơn, đó là sống xa lánh, thụ động – hung hãn, ám ảnh - ép buộc và lệ thuộc.

Những người có triệu chứng xa lánh thường nhút nhát, quá nhạy cảm với các vấn đề hắt hủi và tạo nên tính thận trọng trước các vấn đề công việc và trách nhiệm. Những người này thường có cảm giác bối rối khi sống với cộng đồng.

Những người bị chứng thụ động – hung hãn thường có khi bị đòi hỏi về vấn đề gì, họ rất bướng bỉnh và thích tranh cãi. Họ luôn trì hõan công việc và thiếu cẩn thận và thích tranh cãi về vấn đề quyền lực.

Ám ảnh – ép buộc là triệu chứng luôn đấu tranh liên tục để đạt được ý muốn của họ mà không hề chú ý đến cảm giác của người khác. Thông thường những người  mắc chứng này thường cứng nhắc, hay chỉ trích và lòng dạ hẹp hòi.

Những người bị chứng lệ thuộc thường yếu lý trí và dễ phục tùng. Họ tỏ ra không thể tự lực được, thiếu tự tin và nhường lại mọi quyết định cho người khác

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình