Nếu thiếu vitamin A gà sẽ chậm phát triển, giảm đẻ, tỷ lệ nở thấp, mắt mờ, mào khô, sừng hoá
Nếu thiếu vitamin D gà sẽ bị chứng xương mềm, đi tập tễnh, khớp xương biến dạng, gà đẻ xương rổng, vỏ trứng mỏng, giảm đẻ.
Nếu thiếu Vitamin PP gà sẽ bị triệu chứng miệng lỡ loét, viêm khớp, viêm ruột.
Nếu thiếu vitamin B1 gà bị chứng chân yếu ngón co quắp, đầu nghẹo, không đi được, kém ăn, gầy còm.
Nếu thiếu vitamin B2 lòng đỏ trứng gà không thẫm, xu hướng đi bằng đầu gối, ngón co quắp, hấp thu thức ăn kém làm gà chậm lớn.
Nếu thiếu vitamin B12 gà thiếu máu chậm lớn.
Nếu thiếu Vitamin E gà thường bị triệu chứng phù đầu, sưng xuất huyết não, gà con đi lại khó khăn, đi hay ngã hoặc đầu cúi gập giữa 2 chân. Gà kém hoạt động tỷ lệ nở thấp.
Nguyên nhân chính dẫn đến gà thiếu Vitamin là do thành phần thức ăn dùng nuôi gà thiếu Vitamin. Biện pháp khắc phục chủ yếu là bổ sung vitamin vào thức ăn:
- Hanminvit-Super: 1g/1l nước hoặc 1kg thức ăn.
- B complese: 1ml/con, tiêm bắp hoặc dưới da.
- Multivit-gront: 1ml/2kg thể trọng tiêm bắp dưới da.
- Thuốc giải: 3g/lit nước.
Gà nuôi thả tự nhiên thông thường năng suất sản xuất thịt trứng thấp, dinh dưỡng được cân bằng tương tự lối sống tự do. Mặc khác gà chăn thả tự nhiên có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường biến đổi. Thức ăn chủ yếu tự kiếm, gặp cỏ ăn cỏ, gặp lá ăn lá, có cơm ăn cơm…xét về mặt dinh dưỡng gà chăn thả tự nhiên có chuỗi thức ăn phong phú, đa dạng có tác dụng bổ sung hỗ trở vì vậy gà ít bị triệu chứng thiếu vitamin. Hơn thế gà chăn thả tự nhiên vận động nhiều, có đủ ánh sáng yếu tố cần thiết để tổng hợp 1 số vitamin tăng quá trình trao đổi chất. Còn gà nuôi nhốt năng suất sản xuất cao trong điều kiện ít vận động, thiếu ánh sáng tự nhiên, thức ăn mất cân đối vitamin do đó gà thường bị các triệu chứng của ăn bệnh thiếu vitamin. |