Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Bệnh trứng cá là gì? Cách điều trị?

 

Thuật ngữ: “trứng cá” trước đây được dùng để chỉ những ban khác nhau có nguồn gốc chung là thương tổn các tuyến bã. Theo quan niệm hiện đại, bệnh trứng cá bao gồm những bệnh viêm nang lông quanh nhân trứng cá (tức bệnh trứng cá thông thường là trứng cá ở người trẻ); các bệnh viêm nang lông là biến chứng của bệnh đỏ da mặt, gọi là trứng cá đỏ; các bệnh viêm nang lông tạo sẹo lồi (trứng cá sẹo lồi) hoặc tiến tới hoại tử (trứng cá hoại tử); các phản ứng nang lông gặp trong bệnh nhiễm độc da dị ứng nội phát hay ngoại lai (trứng cá do thuốc) và cả một số bệnh còn chưa xếp loại như trứng cá kết tụ (acné conglobata).

Phạm vi bài này chỉ đi sâu vào bệnh trứng cá thông thường ở người trẻ.

Bệnh trứng cá thông thường

Bệnh trứng cá thông thường là bệnh ở nang lông tuyến bã xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên, bao gồm nhiều loại thương tổn như sẩn, mụn mủ, nhân đen, nhân trắng, u cục, nang, sau khi bất hoạt có thể để lại những di chứng sẹo lỗ rỗ hoặc phì đại.

Trứng cá thông thường hay gặp đến mức có người coi đó là một trạng thái sinh lí. Hạn hữu bệnh trứng cá có thể xuất hiện lúc trẻ mới ra đời. Tuy nhiên, ở tuổi bắt đầu dậy thì, bệnh mới trở thành phổ biến. Trứng cá đôi khi biểu hiện sớm của trạng thái dậy thì, chủ yếu là nhân trứng cá, còn thương tổn viêm nhiễm thì hiếm hơn. Ở nữ giới, trứng cá có thể xuất hiện một năm trước khi có kinh nguyệt.

Trong đa số trường hợp, bệnh bắt đầu và phát triển ở độ tuổi 13-25, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, ở nữ giới, bệnh có thể tồn tại đến 30-40 tuổi hoặc muộn hơn. Tỉ lệ bệnh trứng cá ở nam giới da trắng nhiều hơn ở nam giới da đen. Bệnh trứng cá tiến triển trầm trọng hơn ở những bệnh nhân có genotip XYY, hoặc bệnh trứng cá mang tính chất gia đình, v.v... Tuy nhiên việc đánh giá chính xác còn gặp nhiều khó khăn do tính phổ biến của bệnh.

Căn nguyên bệnh sinh: Cho đến nay, căn nguyên cơ bản của bệnh trứng

cá chưa được biết chính xác, tuy nhiên yếu tố bệnh sinh của trứng cá đã được xác định. Trứng cá là bệnh do nhiều yếu tố gây nên, khu trú tại nang lông tuyến bã.

Hiện tượng đầu tiên là sự thay đổi trong bản mẫu của quá trình sừng hoá trong lòng nang lông như Knutson đã chứng minh qua kính hiển vi điện tử; ở đáy phễu nang lông, chất sừng trở nên đông đặc hơn, các hạt dẹt hình lá thưa thớt đi, các hạt sừng trong suốt tăng lên và một số tế bào có chứa một chất vô định hình, là chất mỡ được tạo ra trong quá trình sừng hoá. Những biến đổi đầu tiên đó, kết hợp với một nhịp độ tăng cường luân chuyển tế bào sẽ tạo thành nhân trứng cá.

Chất bã có vai trò quan trọng trong bệnh sinh trứng cá.

Bệnh nhân trứng cá sản xuất nhiều chất bã hơn người bình thường. Bệnh càng nặng sản xuất ra nhiều chất bã. Tuy nhiên, luợng chất bã xuất hiện rất khác nhau trong cùng một nhóm bệnh nhân nên không thể nói rằng bệnh trứng cá chỉ đơn thuần liên quan đến hoạt tính nhiều hay ít của tuyến bã.

Một số tác giả nhận xét bản thân chất bã đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của trứng cá. Cụ thể là chất bã làm hình thành nhân trứng cá, chất bã gây viêm khi được tiêm vào da. Trứng cá chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi các tuyến bã được phát triển đầy đủ. Trứng cá là một biểu hiện của thời kì dậy thì, khi các tuyến bã phát triển nhiều. Trứng cá có thể được khống chế bằng estrogen và X quang, cả hai chất này có tác dụng ức chế tuyến bã.

Phần axit béo tự do của chất bã được coi là yếu tố quan trọng gây viêm. Khi tiêm chất axut béo tự do này vào da, sẽ xuất hiện hiện tượng viêm nặng. Ngược lại, nếu loại bỏ phần axit béo tự do này khỏi chất bã rồi mới tiêm vào da, tính chất gây viêm sẽ giảm đu. Người ta đã thí nghiệm dùng những axit béo có độ dài các chuỗi khác nhau từ C2-C1 áp lên da và băng bịt kín lại thì thấy rằng các axit béo từ C8-C14 gây nhiều viêm hơn là axit béo có các chuỗi ngắn hơn hoặc dài hơn.

Mặc dù người ta chưa thể chứng minh rằng chất bã ở bệnh nhân trứng cá có bản chất khác với chất bã của người bình thường, gần đây người ta thấy lượng axit linoleic giảm đáng kể trong chất bã bệnh nhân trứng cá. Vì hiện tượng quá sừng là sự giảm sút lượng axit linoleic có thể liên quan đến hiện tượng quá sừng đã xẩy ra trong lòng nang lông gây tắc nghẽn chất bã trong nang lông.

Vi khuẩn chủ yếu trong nang lông là một trực khuẩn dạng bạch cầu có tính chất đa dạng và kị khí, tên là Propionibacterium acnes, còn gọi là Corynebacterium acces. Ở độ tuổi 11-15, cũng như 16-20, ở những người không bị trứng cá, không tìm thất P.acnes. Ngược lại ở các bệnh nhân trứng cá, trung bình có khoảng 114.800 P.acnes/cm2 da. Bằng sinh hoá và huyết thanh học, loại vi khuẩn này được phân thành 2 nhóm: Propionibacterum acnes (trước đây gọi là Corynebacterium tip 1) và Propionibacterum granulosum (trước đây gọi là Corynebacterium tip 2).

Các vi cầu khuẩn coagulaza âm: chủ yếu gặp ở phần nông của nang lông với số lượng rất ít, thậm chí không tìm thấy ở một số bệnh nhân. Ngoài các vi khuẩn trên, ngưởi ta còn tìm thấy một số nâm men Pityrosporum ovale ở trong một số nang tuyến bã.

Như chúng ta đã biết, các axit béo trong chất bã mới hình thành đều đã được este hoá, trong khi khoảng 50% các axit béo của lipit trên bề mặt da là ở dạng tự do. Tuy nhiên, tất cả các vi khuẩn mói trên đều có lipaza, do đó đều có khả năng phân huỷ lipit, nên chúng đóng vai trò quan trọng trong việc gây viêm thường gặp trong bệnh trứng cá.

Vi khuẩn Propionibacterum acnes có khả năng phân huỷ lipit, giải thoát axit béo tự do gây viêm mạnh. Điều này đã được chứng minh trong thực nghiệm, bằng cách tiêm P.acnes sống vào các nang chứa đựng toàn axit béo đã este hoá. Sau khi tiêm, các nang này bị vỡ các tổ chức xung quanh bị viêm tấy nhiều. Ngược lại, nếu tiêm các P.acnes chết vào các nang nói trên, thì không thấy hiện tượng viêm đáng kể. Kể cả khi tiêm trực tiếp P.acnes vào trung bì, cũng chỉ gây viêm nhẹ hoặc trung bình mà thôi.

Thí nghiệm trên chứng minh rằng men lipaza của P.acnes mạnh hơn Propionibacterum acnes, nhưng số lượng lại ít hơn nhiều. Trong thực nghiệm cũng như trong thực tế lâm sàng, 2 loại P. acnes và P. granulosum là những vi khuẩn có hoạt động phân huỷ chất mỡ mạnh hơn cả, so với các loại vi khuẩn khác trên da mặt. Đáng chú ý cả hai loại Propionibacterum này còn có những men khác như proteaza, hyaluronidaza có khả năng liên quan đến bệnh sinh của trứng cá.

Sự kích thích của hocmon nam tính ở tuổi dậy thì đã làm các tuyến bã phát triển, và trứng cá có thể là hậu quả của sự mật thăng bằng giữa hocmon nam tính và oetrogen, trong đó tỉ suất hocmon nam tính, oetrogen tăng cao

Những công trình nghiên cứu về các biện chứng nội tiết ở người có trứng cá, cho thấy trong thời gian mới dậy thì, ở bệnh nhân trứng cá mức tesosteron trong huyết tương cao hơn ở mức bình thường, sản phẩm chuyển hoá hoamon nam tính trong nước tiểu của bệnh nhân trứng cá cũng tăng. Ở nữ 17 tuổi bêta hudrooxysteroid trong huyết tương cũng tăng nhiều nếu bị trứng cá, tesosteron trong huyết tương cũng tăng. Ở nữ bị trứng cá, có sự gia tăng chuyển hoá tesosteron thành androtenediol ngay trong da. Ở cả nam và nữ bị trứng cá, đều thấy sự gia tăng chuyển hoá tesosteron thành dihydrotestosteron. Ở nhóm nữ giới lớn tuổi bị trứng cá dai dẳng kéo dài, có blôc 11 hoặc 21 hydrooxylaza.

Những kết quả nghiên cứu về các biến đổi nội tiết trên đây sẽ là cơ sở cho việc điều trị trứng cá. Trong thực tế, trứng cá có thể nặng thêm nếu cho người bệnh những hocmon như tesosteron, chất hướng sinh dục gonadotrophin, corticosteroit, ACTH (2 chất sau cùng này có thể gây bệnh trứng cá so streroid). Các thương tổn trứng cá khá đa dạng: nhân trứng cá, sẩn nang lông, sẩn có mủ, mụn mủ, u viêm, apxe trung và hạ bì, v.v…

Có thể phân biệt 2 loại thương tổn không viêm và có viêm. Loại không viêm gồm 2 dạng nhân trứng cá: một dạng hở (nhân đầu đen) và một dạng kín (nhân đầu trắng).

Nhân trứng cá hở là những “kén bã” vít chặt các lỗ chân lông bị dãn rộng, hơi nổi gồ cao hơn mặt da, gồm chất keratin và chất lipit, bao quanh bởi những lá sừng (quá sừng vách nang lông). Đầu nhân trứng cá có màu nâu hoặc đen, không phải do bám chất bản, mà do chất keratin bị oxy hoá. Hắc sắc tố bào ở lỗ chân lông và melatin là sắc tố tạo “đầu đen” cho nhân trứng cá. Vì vậy nhân trứng cá hở đã gây nên những đốm đen trên da mặt bệnh nhân. Nếu nặn giữa 2 móng tay hoặc dùng dụng cụ nặn trứng cá, trông như một sợi miến màu trắng ngả vàng, một đầu có màu đen hoặc nâu sẫm.

Loại nhân kín khó phát hiện hơn, có những sẩn nhỏ, màu nhợt nhạt, hôi nổi gờ cao hơn da mặt một chút, không nhìn thấy được lỗ chân lông bị dãn rộng, có khi cần kéo căng da bằng 2 ngón tay mời nhìn thấy lỗ chân lông. Loại nhân trứng cá kín này có thể gây nên những thương tổn viêm nhiễm rộng, vì vậy cần lưu ý về mặt lâm sàng.

Nhân trứng cá là thương tổn sơ phát của trứng cá và còn có thể thấy được ở một số trạng thái bệnh lí khác, như nhân trứng cá quanh hố mắt của người có tuổi, nhân trứng cá ở vùng teo da do trị liệu tuyến X, v.v...

Loại thương tổn viêm có nhiều dạng, từ dạng sần nhỏ có quầng viêm đỏ xung quanh, đến dạng u, cục và nang to, đau và lùng nhùng. Đặc điểm chung của loại thương tổn này là viêm nhiễm ở trung bì, tuy hình thái lâm sàng khác nhau.

Phản ứng viêm có thể xuất hiện một cách không liên tục ở vùng tiếp giáp với lỗ chân lông bị dãn rộng và tắc nghẽn: Các sẩn đỏ, gồ cao, hình chóp nón, ấn hơi đau xuất hiện. Đó là thể trứng cá sẩn.

Một số trứng cá sẩn có mụn mủ, màu trắng ngả vàng, ấn vào đau, về sau khô dần hoặc vỡ ra, đồng thời sẩn cũng xẹp xuống và biến mất. Đó là thể trứng cá mụn mủ nông.

Phản ứng viêm có thể sâu hơn, ăn xuống cả bề dày của trung bì: các sẩn mụn mủ ở nang lông sẽ to hơn nhiều, tâhm nhiễm sâu hơn. Đó là thể trứng cá u cục, còn có thể gọi là trứng cá củ - mụn mủ.

Thương tổn có khi là một ổ mủ ở trung và hạ bì tạo thành một khối u đỏ sẫm, lùng nhùng. Đó là thể trứng cá viêm tấy, trông như những “apxe trứng cá”, chứa mủ loãng lẫn với chất bã, hoặc chất dịch lầy nhầy có lẫn máu.

Ngoài ra, ở bệnh nhân trứng cá còn có thể thấy những u nang và sẹo.

Các thể trứng cá sẩn mụn mủ nông thường để lại những sẹo lõm, có bờ rõ rệt, có khi riêng lẽ, có khi thành đám lỗ rỗ hoặc có nhiều miệng như hình hương sen bình tưới, hoặc có khi thành sẹo lồi (hay gặp ở lưng, ngực).

Trứng cá có thể xuất hiện kết hợp với chứng viêm da đầu. Diễn biến của trứng cá không theo quy luật nào, vì vậy đánh giá tác dụng của các loại thuốc không phải là việc đơn giản. Dưới đây là chỉ đề cập đến các thuốc thông dụng.

Điều trị

Điều trị tại chỗ bao gồm các thuốc chống trạng thái da mỡ, thuốc làm tan mỡ, thuốc sát khuẩn.

Chưa có cơ sở để lết luận chất bã và vi khuẩn trên mặt da có tác hại đối với bệnh trứng cá.

Vì vậy, để có tác dụng điều trị, dùng xà phòng hoặc thuốc sát trùng phải có tác dụng tẩy sạch chất mỡ hoặc vi khuẩn, từ trong lòng nang lông.

Lưu huỳnh, resorcin, axit salixylic là những thuốc chữa trứng cá, các chất này có tác dụng làm bong vảy lớp sừng phủ trên đầu các mụn mủ.

“Dung dịch lưu huỳnh long não”, được dùng rộng rãi theo công thức cổ điển sau đây: lưu huỳnh kết tủa 4g + cồn long não 45g + nước cất.

Có thể dùng lưu huỳnh kết tủa dưới dạng thuốc bột, thuốc mỡ, thuốc kem, có phối hợp hoặc không phối hợp sunfat đồng, sunfat kẽm.

Ngoài ra, có thể dùng lưu huỳnh tân sinh, bằng cách bôi một lớp dung dịch no natri hypossunfit 40%, để khô rồi bôi tiếp một lớp thứ hai, sau đó bôi lên một lớp dung dịch axit tactric hoặc axit clohudric 4%.

Dung dịch benzoyl peroxyde nay được sử dụng nhiều hơn, do tác dụng diệt khuẩn mạnh và làm tiêu chất mỡ. Dạng keo đặc được đánh giá là có hoạt tính cao hơn dạng dung dịch. Tuy nhiên benzoyl peroxyde có thể gây khô da, kích thích da và viêm da tiếp xúc.

Vitamin A axit (Retinoid) dùng làm thuốc bôi đã được sử dụng nhiều trong những năm gần đây để chữa trứng cá. Vitamin A axit có thể gây kích thích da và do đó một số bệnh nhân không chịu thuốc. Tính chất kích thích da đó

tăng dần từ dạng kem đến dạng keo đặc và dạng dunh dịch. Bệnh nhân cũng cần tránh ánh nắng mặt trờ ki bôi vitamin A axit để tránh bị bỏng nắng. Vitamin A axit có tác dụng làm tiêu nhân trứng cá, bình thường hoá quá trình biệt hoá tế bào và làm đãi ngược quá trình sừng hoá trong lòng nang lông bằng cách làm chậm nhịp độ luân chuyển tế bào biểu bì trong quá trình sừng hoá (trong bệnh nhân trứng cá nhịp độ luân chuyển tế bào thành tế bào sừng bị gia tăng). Adapalène, một hợp chất giống retinoid (retiniod - like compound) cũng có tác dụng tương tự.

Vitamin A axit không có tác dụng diệt khuẩn. Vì thế nên phối hợp vitamin A axit với benzoyl peroxyde nhưng phải thận trọng vì sự phối hợp này sẽ tăng tiềm năng kích thích da.

Kháng sinh tetracylin, erythromycin, clindamycin: dạng thuốc bôi, có thể dùng đơn độc hay phối hợp với các thuốc khác.

Iot á kim (iode metalloidique) dung dịch 1% trong cồn 60o dùng để bôi, có tác dụng sát khuẩn và làm da khô ráo tốt.

Các thốc làm tan mỡ, ngoài các loại xà phòng (xà phòng axit hoặc xà phòng lưu huỳnh), người ta hay dùng cồn, ste (ví dụ: dung dịch Hoffmann gồm cồn và ete lượng ngang nhau) và axeton nguyên chất.

Sự phối hợp lưu huỳnh - iot - long não - axeton rất có hiệu quả trong điều trị trứng cá, vừa làm bong vảy, vừa làm khô da. Có thể dùng phác đồ sau đây: buổi chiều bôi axeton nguyên chất để làm tan chất mỡ trên da, sau đó bôi dung dịch iot á kim 1%. Buổi sáng rửa mặt bằng xà phòng axit, sau đó bôi cồn long não và tiếp theo là bôi dung dịch lưu huỳnh long não.

Điều trị vật lí: dùng dụng cụ riêng (thìa nặn trứng cá) để lấy các nhân trứng cá hở (nhân đầu đen) vì mục đích thẩm mĩ. Đối với các nhân kín cũng cần lấy đi để đề phòng sau này viêm mủ. Đôi khi cần nong rộng lỗ chân lông ra mới lấy được các nhân trứng cá kín. Đối với các nang trứng cá thường cần chích

rộng ra, hoặc tiêm corticosteroid vào trong nang.

Tác dụng của tia tử ngoại đang được nghiên cứu. Trong thực tế, bệnh thường giảm về mùa hè. Loại đèn tử ngoại, khoảng cách từ nguồn tử ngoại đến da bệnh nhân, thời gian rọi, v.v..., cần được tính toán thích hợp với mỗi bệnh nhân, nhưng tốt nhất là gây được hiện tượng đỏ da vừa phải và bong vảy.

Rọi quang tuyến X nông có tác dụng tốt đối với bệnh trứng cá vì nó giúp thu nhỏ các tuyến bã. Tuy nhiên sau 3-4 tháng, các kích thước tuyến bã lại được phục hồi và bệnh trở lại. Ngày nay X quang ít được dùng do các tai biến co thể gặp (ung thư tuyến giáp) và do đã có các thuốc khác như kháng sinh và etrogen có tác dụng tốt hơn. Chỉ trong truờng hợp bệnh đặc biệt nặng và dai dẳng, người ta mới khuyên dùng quang tuyến X.

Liệu pháp lạnh tạo nên dát đỏ và làm bong vẩy, tương tự như tác dụng của tia tử ngoại. Có thể dùng tuyết lưu huỳnh kết tủa, hoặc lướt lên da một mẫu cabon đioxyt đã được nhúng vào axeton, hoặc dùng nitơ lỏng. Đối với thể trứng cá cục và u nang, có thể áp dụng chất lạnh lâu hơn.

Tiêm corticisteroid vào các thương tổn sẽ làm thu nhỏ một cách nhanh chóng kích thước các thương tổn và u nang, ngay cả trước khi chích vào tháo mủ, tiêm vào mỗi thương tổn 0,05-0,25ml dịch huyền phù triamcinolone acetat (2,5-10 mg/ml) có tác dụng rất tốt đối với bệnh trứng cá nặng. Thường phải làm lại trị liệu đó, sau 2-3 tuần lễ.

Điều trị toàn thân: hai loại thuốc kháng sinh và hocmon gây động dục là những tiến bộ mới trong điều trị trứng cá.

Tetracylin có tác dụng làm giảm nồng độ axit béo tự do. Liều dùng 250mg-1g mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ axit béo tự do, sau nhiều tuần lễ dùng thuốc. Trong thực tế lâm sàng tetracylin, chlortacycline, oxytetracyline, doxycycline hoặc erithromycin đã được dùng với liều lượng ban đầu là 500-1.000mg mỗi ngày; khi bệnh bắt đầu giảm thì hạ dần liều lượng xuống đến 250mg mỗi ngày hoặc thấp hơn. Chú ý uống thuốc lúc đói để việc hấp thụ được tốt hơn. Thuốc được sử dụng trong nhiều tháng với liều lượng thấp, ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên tetracylin có thể đọng vào các răng đang phát triển của xương thai nhi. Vì vậy phụ nữ có thai không được dùng nhất là sau tháng thứ 4 hoặc không dùng để chữa trứng cá sơ sinh. Tetracylin có thể gây biến chứng làm phát triển chứng viêm nang lông do vi khuẩn gram (-) gây nên. Có 2 loại thương tổn: xuất hiện nhiều mụn mủ trên da, với quầng đỏ do viêm nhiễm nặng thường là do Klebsiella; xuất hiện một số u không đau nằm sâu trong da, thường là do Proteus.

Gần đây các thầy thuốc da liễu hay dùng liều lượng tetracylin 1.500 3.500mg mỗi ngày, trung bình uống 2.000mg mỗi ngày để điều trị bệnh trứng cá nặng.

Oestrogen với liều lượng đủ sẽ làm giản sản sinh chất bã và do đó, có lợi cho việc chữa trứng cá, tuy nhiên không được dùng cho nam giới. Ở nữ giới, cần dựa vào chu kì kinh nguyệt để cho osetrogen. Có 2 phác đồ thường dùng. Phác đồ 2 tuần: mỗi ngày 5-12mg osetrogen, bắt đầu từ sau ngày rụng trứng, thường là ngày thứ 14 của vòng kinh. Không cần cho thêm Progestin. Phác đồ 3 tuần: bắt đầu uống trong thời kì trước rụng trứng, vào ngày thứ 5 sau ngày bắt đầu thấy kinh. Cần cho thêm progestin trong một thời gian ngắn. Thời gian uống thuốc là 20-21 ngày. Một khi thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại, người ta cho dùng phác đồ bệnh tuần như trên. Cần hết sức thận trọng khi dùng osetrogen vì thuốc gây nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, tăng cân, đau vú, mất kinh nguyệt, rán má, osetrogen chỉ được chỉ định một cách thận trọng trong các thể trứng cá nặng, dai dẳng. Vì thuốc osetrogen cần cho ngắt quãng và theo chu kì kinh, cần đợi 12-16 tuần lễ mới thấy bệnh tốt lên rõ rệt.

Cho đến nay chưa có biện pháp hoặc thuốc nào phòng bệnh trứng cá có hiệu quả. Tuy nhiên dựa vào cơ chế bệnh sinh và các yếu tố gây bệnh, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Khi đến tuổi dậy thì (khoảng 13-14 tuổi) thấy da mặt hơi bóng mỡ, nên giữ vệ sinh da, rửa mặt bằng xà phòng axit. Xoa bóp da mặt, mỗi ngày 2-3 lần (sáng sớm khi ngủ dậy, buổi tối trước khi ngủ và nếu có điều kiện trong giờ nghỉ trưa), mỗi lần cần thực hiện theo ba bước, lấy gốc, mũi làm trung tâm và xoa bóp theo hướng nan hoa xe đạp. Cụ thể như sau:

Bước 1: bắt đầu bóp da mặt, bóp cả da cả thịt cho đến tận xương, bóp từ nhẹ đến mạnh, từ gốc mũi ra tứ phía, thời gian 5-10 phút. Bước 2: chỉ bóp da mặt, không bóp vào thịt như ở bước 1, cũng bắt đầu nhẹ sau bóp mạnh dần, vẫn đi theo hướng han hoa xe đạp như trên, thời gian 5-10 phút. Bước 3: xoa da mặt cũng theo hướng từ gốc mũi ra tứ phía xung quanh và cũng từ nhẹ đến mạnh. Thời gian 5-10 phút. Cần kiên trì xoa bóp hàng ngày như trên sẽ giúp điều hoà hoạt động các tuyến bã, đỡ tăng tiết chất bã, đỡ ứ đọng chất bã trong các nang lông và do đó hạn chế phát sinh trứng cá.

Giáo sư Lê Kinh Duệ


Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình