Khí
Khí là một thành phần cấu tạo cơ bản của cơ thể, khí duy trì sự sống của con người. Khí có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng tạng phụ kinh lạc hoạt động (khí hành huyết hành). Khí ở khắp nơi trong cơ thể nhưng khí còn mang tính chất tàng trữ đối với các tạng phủ như: thận, khí, can khí, vị khí, kinh khí, v.v...
Khí hình thành do khí tiên thiên và khí hậu, người xưa thường nói đến 4 loại khí trong cơ thể: nguyên khí (chân khí), tông khí, vinh khí, vệ khí.
Nguyên khí (còn gọi là sinh khí, chân khí) là khí tiên thiên do cha mẹ sinh ra đã có tàng trữ ở thận, khi ra khỏi lòng mẹ được bổ sung không ngừng. Nguyên khí thúc đẩy hoạt động của các tạng phủ và thúc đẩy quá trình sinh dục, phát dục của cơ thể. Nguyên khí đầy đủ thì thân thể khoẻ mạnh, nguyên khí kém thì sức chống đỡ của cơ thể kém, dễ sinh ra bệnh tật (nguyên khí tòng chi, tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai).
Tông khí: khí tạo nên do thiên nhiên và tinh chất của đồ ăn thức uống, có quan hệ mật thiết với sự hô hấp và âm thanh của con người.
Vinh khí (còn gọi là doanh khí, dinh khí): ở trong mạch được tạo ra do tính chất của các thức ăn uống qua chức năng của tì vị, nhập vào mạch, thành một bộ phận của huyết dịch đi nuôi dưỡng toàn thân.
Vệ khí: ở ngoài mạch, đầu tiên là khí tiên thiên tạo ra từ thận ở hạ tiêu và phát ra để hoạt động được là do thuốc đẩy của phế khí ở thượng tiêu.
Vệ khí vận hành ở ngoài mạch, phân bố ở toàn thân, bảo vệ cơ thể chống nguyên nhân gây bệnh, làm ấm nội tạng, da, lông, điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Các chứng bệnh của khí
Khí hư
- Nguyên nhân: khí hư sinh ra trên cơ cơ năng hoạt động của cơ thể suy thoái, sau những bệnh mạn tính, bệnh nặng, ở người cao tuổi và trẻ em khi sinh ra quá yếu.
- Chứng trạng: mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, sa sinh dục, sa trực tràng, chất lưỡi màu nhạt, mạch hư nhược vô lực
- Điều trị: bổ huyết, sinh khí.
- Kinh nguyệt chọn dùng : Tất cả các huyệt đều dùng thủ pháp bổ với: hào châm, ôn châm, điện châm theo yêu cầu bổ, cứu.
- Bổ tì khí: Thái bạch (RP3), Đại đô (RP2), Thiếu phủ (C8), Tam âm giao (Rp6), Tì du (V20).
- Bổ vị khí: Túc tam lí (E36), Giải khê (E41), Vị du (V21).
- Bổ can khí: Đại đôn (F1), Thái xung (F3), Khúc tuyền (F8), Âm cốc (Rn10), Can du (V18), Tam âm giao (RP6).
- Bổ thận khí: Nhiên cốc (Rn2), Tam âm giao (RP6), Quan nguyên (VC4), Khí hải (VC6).
- Bổ phế khí: Thái uyên (P9), Gian sử (MCs), Phế du (V13).
- Đối với khí hư, thường bổ thêm Chiên trung (VC17) là huyết hội của khí.
Khí trệ
- Nguyên nhân: khí không vận hành được bình thường có thể do tinh thần bị thương tổn (đau buồn, suy nghĩ) do ăn uống không điều độ (ăn nhiều, đồ ăn khó tiêu) hoặc phong hàn gây trệ khí.
- Chứng trạng: bụng đầy trướng, bụng đau (trước nhiều sau giảm dần), đau sườn ngực, mót rặn, hay ợ hơi hoặc khi đánh trung tiện thì giảm đầy trướng, lưỡi đỏ rêu dày có bựa, mạch thực sáp.
- Điều trị: giáng khí, phá khí, tán khí.
Tả mạch các huyệt:
- Đối với tì: Thái bạch (RP3), Thương khâu (Rps), Chương môn (F13).
- Đối với vị: Giải khê (E41), Thiên khu (E25), Lệ đoài (E45), Thương dương (GI1), Hợp cốc (GI4).
- Đối với can : Hành gian (F2), Trung đô (F6), Thiếu phủ (C8), Chiên trung (VC17).
- Đối với phế: Xích trạch (P5), Âm cốc (Rn10), Trung phủ (P1), Phế du (V13).
Khí nghịch
- Nguyên nhân: do vị bị hàn vì ăn lạnh, đồ ăn không tiêi (tích ẩm), do tinh khí uất ức gây chướng ngại ở can (can uất), do phế khí không xuống được.
- Chứng trạng: ho, hen, khó thở, tức ngực (phế khí nghịch).
Nôn, nấc, ợ hơi (vị khí nghịch). Đau ngực sườn, đau vùng dạ dày (can khí nghịch), chất lưỡi trắng nhạt, râu mỏng ướt, mạch Khẩn tế.
- Điều trị: giảm khí.
Châm các huyệt với thủ pháp tả:
- Đối với phế: Thái uyên (P9), Xích trạch (P5), Trung phủ (P1), Gian sử (MCs), Đại trường du (V25), Hợp cốc (GI4), Chiên trung (VC17), Thiên đột (VC22).
- Đối với vị: Lệ đoài (E45), Thiên xu (E25), Dương giao (VB35), Trung quản (VC12).
- Đối với can: Thái xung (F3), Hành gian (F2), Chương môn (F13), Thiếu phủ (C8), Bách hội (VG20), Phong trì (VB20), Dương lăng tuyền (VB34).
Huyết
Huyết tạo ra do tính chất của thuỷ cốc (tì vị thu nạp vận hoá các chất ăn uống sinh ra, vinh khí đi trong mạch), và do tinh hoa được tàng trữ ở thận tiên thiên.
Huyết lưu thôngkhắp toàn thân do khí thúc đẩy (khí hành huyết hành).
Huyết đầy đủ thì khoẻ mạnh, huyết kém thì bệnh tật.
Chứng bệnh của huyết
Huyết hư
- Nguyên nhân: do Tì vị hư nhược, sự sinh hoá ra huyết giảm sút, do mất máu.
Chứng trạng: sắc mặt xanh hoặc hơi vàng, môi trắng nhạt, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp, chân tay hay tê, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.
- Điều trị : bổ huyết, kết hợp bổ khí.
- Bổ các kinh: Can (tàng huyết), Tì (thống huyết, nhiếp huyết), Tâm (chủ huyết mạch), với các huyết thường dùng. Thiếu xung (C9), Đại đôn (F1), Thái xung (F3), Tì du (V20), Gian sử (MCs), Huyết hải (RP10), Quan nguyên (VC4), Khí hải (VC6), Cách du (V17).
Huyết ứ
- Nguyên nhân: do chấn thương, viêm nhiễm hoặc do khí trệ gây ra huyết ứ tại chỗ hoặc ở tạng phủ.
- Chứng trạng: đau ở nơi huyết ứ (đau dữ dội, sờ ấn vào càng đau), có sưng, sắc mặt xanh tối, miệng môi tím, chất lưỡi xanh tí, (có thể có điểm ứ huyết) mạch phù hoạt.
- Điều trị: thông kinh hoạt huyết.
Châm tả các huyệt:
Thái bạch (RP3), Tam âm giao (Rp6), Huyết hải (RP10), Hành gian (F2), Trung đô (F6), Quyết âm du (V14), Chiên trung (VC17), Trung cực (VC3), Khúc cốt (VC2).
Huyết nhiệt
- Nguyên nhân : do nhiệt tà xâm nhập vào huyết, do thể trạng nhiệt nhiệt (huyết nhiệt), do dị khí (dị ứng) tác động vào máu.
- Chứng trạng: nóng, vật vã khó chịu, miệng khô không muốn uống, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch tế sắc. Trường hợp nhiệt cực, có thể có: chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiện ra máu, hành kinh sớm với lượng kinh nhiều.
- Điều trị: thanh nhiệt, lương huyết.
Châm tả các huyệt: Khúc trì (GI11), Đại chuỳ (VG14), Cách du (V17), Huyết hải (RP10), Hành gian (F2), Trung đô (F6).
Điều hoà khí huyết là nguyên lí cơ bản trong quá trình điều trị của châm cứu. Nắm vững ý nghĩa và chức năng của khí và huyết, lại có kiến thức về điều trị chứng bệnh của khí huyết, kết hợp với những kiến thức về tạng phủ, về chữa những chứng bệnh của tạng phủ, chúng ta sẽ chữa bệnh được toàn diện hơn, đạt kết quả tốt đẹp hơn trong quá trình chữa bệnh bằng châm cứu.
Giáo sư Nguyễn Tài Thu |