Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Châm cứu chữa hội chứng đau qua biểu tượng của mạch và lưỡi?

Mạch

Có thể biết được bộ vị cũng như tính chất à sự diễn biến của hội chứng đau trong cơ thể con gnười qua biểu tượng của mạch, mà đặc biệt là 8 loại mạch sau đây:

Mạch phù, mạch hoạt, mạch sác, mạch trường: mạch dương.

Mạch trầm, mạch sáp, mạch trì, mạch đoản: mạch âm.

Trước tiên cần phân biệt giữa mạch dương và mạch âm để được biết hội chứng đau thuộc dương chứng hay âm chứng? Tiếp đó cần phân biệt được mạch dương, mạch âm đó ở trạng thái hư hay trạng thái thực? Và cũng qua xem mạch, có thể phân biệt được hội chứng đau đó ở phủ (biểu) hay ở tạng (lí) và đau với tính chất hàn hay tính chất nhiệt: Chẳng hạn:

- Đau mà mạch sác thuộc biểu (phủ) thuộc về nhiệt

- Đau mà mạch trì thuộc về lí (tạng) thuộc về hàn.

Qua xem mạch, nếu biết được hội chứng đau thuộc về dương (phủ) thuộc vầ thực, thuộc về biểu, thuộc về nhiệt khi châm cứu phải dùng phép tả chủ yếu.

Nếu thấy rằng hội chứng đau thuộc về âm (tạng), thuộc về hư, thuộc về lí, thuộc về hàn thì khi châm cứu phải dùng phép bổ là chủ yếu.

Thường thì hội chứng đau thuộc về dương chứng phải tả là chính, nhưng trong thực tiễn lâm sàng sự biến đổi về bệnh lí rất phức tạp “trong âm có dương, trong dương có âm” nên khi châm cứu phải hết sức chú ý: nhiều trường hợp phải tả là chính, nhưng cũng có những huyệt phải bổ và ngược lại, nhiều trường hợp phải bổ là chính, nhưng cũng có những huyệt phải tả.

Lưỡi

Khi quan sát các biểu tượng của lưỡi cũng có thể đoán biết được bội vị, tính chất và diễn biến của hội chứng đau trong cơ thể con người. Bình thường màu của lưỡi là màu hồng nhạt, không đỏ quá, không nhạt quá, không có rêu. Nếu màu của lưỡi nhạt hoặc có anh trắng và đỏ quá, có ánh xám, ánh xanh đen, lại có rêu lưỡi dày trắng, trắng mỏng hoặc rêu lưỡi vàng, khô, nứt nẻ thì đó là hiện tượng bệnh lí.

Qua việc xem lưỡi, nếu thấy màu lưỡi nhạt, trắng, có rêu trắng mỏng thì có thể biết được chứng đau đó thuốc hàn chứng. Ngược lại, nếu thấy màu lưỡi đỏ, tím đỏ, có rêu trắng dày hoặc rêu vàng, lại có hiện tượng lưỡi nứt nẻ thì có thể biết chứng đau đó thuộc nhiệt chứng.

Xem màu sắc thay đổi ở từng bộ vị định khu tạng phủ trên mặt lưỡi, có thể biết được hội chứng đau đó ở tạng phủ nào? Và ảnh hưởng chứng đau ở tạng phủ đó với tạng phủ khác như thế nào? Vì về màu sắc mà xét thì bình thường: Phế ứng với sắc trắng, Tâm ứng với sắc đỏ, Tì ứng với sắc vàng, Can ứng với sắc xanh, Thận ứng với sắc đen. Kết hợp quan sát các biểu tượng về màu sắc của toàn bộ lưỡi vớimàu sắc của từng bộ vị định khu tạng phủ, có thể biết được hội chứng đau ở tạng phủ nào? ở âm hay ở dương? Thuộc về chứng thực hay chứng hư? ở biểu hay ở lí? Có tính chất nhiệt hay hàn?

Trong chẩn đoán học của y học phương Đông, kết hợp quan sát biểu tượng của mạch và của lưỡi, có thể chẩn đoán hội chứng đau tương đối chính xác, góp phần tích cực vào việc chọn kính, chọn huyệt và sử dụng bổ tả trong châm cứu để điều trị.

Biểu tượng của mạch và lưỡi trong hội chứng đau và điều trị bằng châm cứu.

Đau đầu

Có 2 loại biểu tượng của mạch và lưỡi khi đau đầu:

- Mạch: phù, huyền, sác, trường.

- Lưỡi: trắng hoặc nhạt, rêu lưỡi trắng, khô.

(Đau đầu này là do phong, hàn, nhiệt gây ra. Tà khí xâm phạm vào các kinh dương: Thái dương, Thiếu dương, Dương minh).

- Điều trị: thanh nhiệt, trục phong, trừ hàn.

Châm tả các huyệt: Bách hội (VG20), Đại thuỳ (VG14), Phong phủ (VG16), Hợp cốc (GI4), Khúc trì (GI11), Phong trì (VB20).

- Mạch: tế, hư, nhược.

- Lưỡi : trắng, bóng, rêu lưỡi nhạt. (Đau đầu do khí hư gây ra).

- Điều trị: châm bổ can khí, thận khí (thận thuỷ sinh can mộc) bổ tì huyết và can huyết để nâng âm khí, đồng thời châm tả để thanh nhiệt (giả nhiệt).

- Châm bổ: Thái xung (F3), Trung đô (F6), Huyết hải (RP10), Thái bạch (RP3), Túc tam lí (E36), Âm cốc (Rn10).

- Châm tả: Bách hội (VG20), Đồng tử liêu (VB1), Khúc trì (GI11), Thái dương.

Đau mắt

Có 2 loại biểu tượng về mạch và lưỡi:

- Mạch: sác, hồng (ở tâm).

- Lưỡi: đỏ thẫm, có gai lưỡi, rêu lưỡi dày vàng (tâm hoả vượng gây đau mắt).

- Điều trị: châm tả tâm hoả, thanh nhiệt: Nội quan (MC6), Thần môn (C7), Thiếu hải (C3), Quyền liêu (IG18), Chi câu (TR6), Ngư yêu, Thái dương, Ế phong (T17).

- Mạch: huyền, đại (ở can đờm).

- Lưỡi: đỏ tía, rêu dày vàng (can đờm vượng gây đau mắt).

- Điều trị: châm tả cn đờm hoả, bổ thận thuỳ:

- Tả: Hành gian (F2), Thái xung (F3), Bách hội (VG20), Đồng tử liêu (VB1), Quang minh (VB37), Hợp cốc (GI4), Khúc trì (GI11).

- Bổ: Tam âm giao (Rp6), Thái khê (Rn3), Thuỷ tuyền (Rns), Nhiên cốc (Rn2).

Đau tai

Có 3 loại biểu tượng về mạch và lưỡi:

- Mạch: phù, đại (ở tâm).

- Lưỡi: đỏ thẫm, có gai, rêu dày vàng (tâm hoả vượng thịnh gây đau tai).

- Điều trị: châm tả tâm hoả thanh nhiệt

Nội quan (MC6), Thần môn (C7), Thiếu hải (C3), Quyền liêu (IG18), Chi câu (TR6), Ế phong (T7), Nhĩ môn (T21).

- Mạch: phù, đại (ở thận dương = tâm bào = mệnh môn hoả).

- Lưỡi: đỏ, nứt, rêu lưỡi khô vàng hoặc xạm đen. (Thận dương vượng, mệnh môn hoả vượng gây ù tai: thậm khai khiếu ở tai).

- Điều trị: châm tả thận dương (mệnh môn hoả):

Dũng tuyền (Rn1), Nhiên cốc (Rn2), Nội quan (MC6), Tam dương lạc (TR8), Ế phong (T17).

- Mạch: trầm, sáp (ở thận âm).

- Lưỡi: xám nhạt xanh ướt, rêu có ánh xanh xám ở giữa lưỡi (hàn, thấp, xâm nhập tì, thận âm).

- Điều trị: châm ôn bổ (hoặc cứu) thận âm và tì.

Thái khê (Rn3), Âm cốc (Rn10), Thận du (V23), Trung cực (VC3).

Đau răng

Có 2 loại biểu tượng về mạch và lưỡi:

- Mạch: hồng hư (ở thận âm).

- Lưỡi: xám, ướt (đỏ ở vùng vị đờm tâm bào), rêu trắng mỏng (thận âm yếu, thận dương bốc lên làm răng khô, đau răng).

- Điều trị: châm bổ thận âm, tả thận dương, thanh nhiệt.

- Bổ: Thái khê (Rn3), Âm cốc (Rn10), Tam âm giao (Rp6), Thận du (V23).

- Tả: Nội quan (MC6), Giải khê (E41), Giáp xa (E6), Hạ quan (E7), Nhiên cốc (Rn2), Dũng tuyền (Rn1).

- Mạch: sác, huyền (ở vị).

- Lưỡi: đỏ, rêu dày vàng (ở vùng giữa lưỡi dương minh (GI, E), nhiệt gây đau răng.

- Điều trị: hạ nhiệt ở dương minh (GI, E).

Tả: Khúc trì (GI11), Hợp cốc (GI4), Thiên xu (E25), Giải khê (E41), Giáp xa (E6), Hạ quan (E4), Ế phong (TR17).

Đau khớp

Có 2 loại biểu tượng về mạch và lưỡi:

- Mạch: trầm, huyền (ở can, thận).

- Lưỡi: nhạt, trắng, rêu lưỡi mỏng trắng (thận âm hư, ảnh hưởng đến cốt tuỷ; can âm hư ảnh hưởng đến cân: can thận âm hư thường gây đau xương khớp, dây chằng, thần kinh ngoại biên).

- Điều trị: châm bổ thận can và tả dương:

Bổ: Thái xung (F3), Trung đô (F6), Chương môn (F13), Tam âm giao (Rp6), Thái khê (Rn3), Âm cốc (Rn10), Quan nguyên (VC4).

- Tả: Khúc trì (GI11), Chi câu (TR6), Dương lăng tuyền (VB35), Trận biên (V54), Côn lôn (V60).

- Mạch: phù, nhược (ở can, tì)

- Lưỡi: trắng, rêu lưỡi mỏng, trắng, ướt. (Bệnh tả là phong. Phong xâm phạm đến can. Can phong Khắc tì thổ, lâu ngày làm cho tuần hoàn khí huyết yếu dần, gây trở ngại việc lưu thông khí huyết, gây đau xương, khớp, gân, cơ).

- Điều trị: châm tả để trừ phong, lưu thông khí huyết.

Tả: Bách hội (VG20), Đại thuỳ (VG14), Huyền chung (VB39), Huyết hải (RP10).

Đau cơ bắp

Có 2 loại biều tượng của mạch và lưỡi:

- Mạch: sáp, trì, phù (ở tì).

- Lưỡi: xanh tím, rêu lưỡi ướt, mỏng trắng (Tì thấp gây đau tê cơ nhục).

- Điều trị: châm bổ (ôn châm, cứu) kinh tì.

Thái bạch (RP3), Huyết hải (RP10), Chương môn (F13), Tì du (V20).

- Mạch: hư (dương hư).

- Lưỡi: trắng, khô, rêu lưỡi mỏng trắng. (dương hư gây đau mỏi toàn thân).

- Điều trị: châm bổ dương ( ôn châm, cứu) đồng thời cần châm ôn bổ tì (vì tì chủ thấp), bổ thận:

Nhiên cốc (Rn2), Dũng tuyền (Rp9), Túc tam lí (E36), Nội quan (MC6), Âm lăng tuyền (Rp9), Giải khê (E41), Thái Khê (Rn3), Thận du (V23).

Đau ngực sườn

- Mạch: phù, huyền, sác (ở can, đờm, tâm bảo lạc).

- Lưỡi: nhạt, râu lưỡi dày trắng. (Phong hàn xâm nhập can đờm, tâm bào, gây đau).

- Điều trị: châm tả can, đờm, tâm bào lạc và châm bổ tì (bổ tì thổ để tì thổ vũ can đờm).

Tả: Thái xung (F3), Bách hội (VG20), Đại chuỳ (VG14), Nội quan (MC6), Kì môn (F14), Kinh môn (VB25), Đới mạch (VB26).

- Bổ: Thái bạch (RP3), Chương môn (F13), Đại bao (Rp21).

- Đau cấp do nhiệt (nhiệt thống): sưng đau khớp xương, khớp cân cơ.

- Mạch: phù, hoạt, sác (ở các kinh dương).

- Lưỡi: chất đỏ, rêu lưỡi vàng khô. (Phong nhiệt, thấp nhiệt xâm nhập các kinh dương gây đau cấp tính.

- Điều trị: thanh nhiệt, tiêu viêm, thông khí huyết.

Châm tả các huyệt:

Để thanh nhiệt tiêu viêm toàn thân: Khúc trì (GI11), Đại chuỳ (VG14), Nội quan (MC6), Hợp cốc (GI4).

Giảm đau xương, khớp, tủy: Đại trữ (V11), Huyền chung (VB39).

Lưu thông khí huyết, thư cân, hoạt lạc, để giảm đau: Thái uyên (P9), Dương lăng tuyền (VB34), Cách du (V17), Đãn trung (VC17).

Châm huyệt theo vùng đau:

- Vùng cổ: Kiên tỉnh (VB21), Kiên ngoại du (IG23), Kiên trung du (IG24), Đại chuỳ (VG14).

- Vùng vai: Kiên tỉnh (VB21), Kiên trinh (Ig9), Kiên ngung (IG15).

- Vùng khuỷu tay: Khúc trì (GI11), Kiên tỉnh (VB21), Tí nhu (GI14), Thiên tỉnh (T10).

- Vùng cổ tay: Dương trì (TR04), Ngoại quan (TRs), Gian sử (MCs), Hợp cốc (GI4).

- Vùng bàn tay: Hợp cốc (GI4), Lao cung (MC8), Bát tà.

- Vùng lưng, hông, đùi: Thận du (V23), Yêu dương quan (VG3), Mệnh môn (VG4), Trận biên (V54), Hoàn khiêu (VB30), Thứ liêu (V32), Huyết hải (RP10), Uỷ trung (V40), Thừa sơn (V57), Dương tăng tuyền (VB34), Côn lôn (V60).

- Vùng đầu gối: Độc tị (E35), Huyết hải (RP10), Tất dương quan (VB33).

- Vùng cổ chân và bàn chân: Giải khê (E41), Thái xung (F3), Địa ngũ hội (VB42), Bát phong, Tam âm giao (Rp6).

Đau thần kinh tọa

- Mạch: phù, huyền, sác (ở dương kinh).

- Lưỡi: trắng, rêu lưỡi mỏng trắng ướt (phong hàn xâm nhập dương kinh gây đau).

- Điều trị: châm tả để trừ phong hàn ở dương kinh

- Châm bổ, ôn châm kinh tì, thận.

Tả: Thứ liêu (V32), Trật biên (V54), Uỷ trương (V40), Côn lôn (V60), Thừa sơn (V57), Giải khê (E41), Hoàn khiêu (VB30), Dương dao (VB35).

- Bổ: Tam âm giao (Rp6), Huyết hải (RP10), Thận du (V23), Thái khê (Rn3).

Đau bụng

Có 5 loại biểu tượng của mạch và lưỡi:

- Mạch: tế, khẩn, huyền, phù (ở can tì).

- Lưỡi: trắng, rêu lưỡi mỏng trắng (phong hàn xâm nhập can tì gây đau bụng).

- Điều trị: châm tả và ôn châm để trừ phong hàn ở can tì.

Tả: Tam âm giao (Rp6), Trung quản (VC12), Côn lôn (Rp4), Thiên xu (E25), Thái xung (F3), Chương môn (F13).

- Mạch: thực, sáp (ở tì vị, can đờm).

- Lưỡi: đỏ, rêu lưỡi dày có bựa trắng. (Do thức ăn không tiêu gây đau, kèm theo đầy chướng bụng, nấc nôn).

- Điều trị: châm tả tì vị và can đờm.

Tả: Phong long (E40), Thiên đột (VC22), Thiên xu (E25), Kinh môn ( VB25), Chương môn (F13), Tam âm giao (Rp6), Đối mạch (VB26), Trung quản (E12).

- Mạch: thực, hữu lực (ở vị trường và tì).

- Lưỡi: đỏ, rêu lưỡi dày vàng (đờm vượng gây đau bụng).

- Điều trị: châm tả để tiêu đờm, thanh nhiệt, thông khí.

Tả: Phong long (E40), Giải khê (E41), Thiên khu (E25), Huyết hải (RP10), Thái bạch (RP3), Hợp cốc (GI4).

- Mạch: hoạt sác, phù (ở tì vị, thận, can).

- Lưỡi: tím đỏ, có những điểm đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Trệ khí do 1 bệnh khác tuần hoàn huyết trở ngại, ứ huyết, bế kinh, khối u gây đau bụng.

- Điều trị: châm tả để thông khí, hoạt huyết: Thái xung (F3), Trung đô (F6), Âm lăng tuyền (RP9), Huyết hải (RP10), Phong long (E40), Kinh môn (VB25), Chương môn (F13), Trung quản (VC12), Thiên xu (E25).

- Mạch: phù sác (ở dương minh vị đai trường).

- Lưỡi: đỏ ở giữa lưỡi, xám đen ở cuống lưỡi. (Bệnh ở dương minh kinh, vị trường nhiệt, nhiệt nhiều sinh hoả gây đau. Hoả vượng gây thận thuỷ yếu).

- Điều trị: châm tả dương minh vị đại trường và bổ thận.

- Tả: Hợp cốc (GI4), Thiên xu (E25), Giải khê (E41), Trung quản (VC12).

Bổ: Tam âm giao (Rp6), Thái khê (RP6), Âm lăng tuyền (Rp9).

Nắm vững biểu tượng của mạch và lưỡi trong hội chứng đau, sẽ có được chẩn đoán chính xác về bộ vị, tính chất và diễn biến của hội chứng đau, sẽ có một hướng điều trị thích hợp đem lại kết quả chữa bệnh tốt đẹp.

Giáo sư Nguyễn Tài Thu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình