Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Hóa chất trị liệu trong ung thư được sử dụng như thế nào?

Việc sử dụng những chất hoá học trong điều trị ung thư bắt đầu từ năm 1940 với chất nitơ mù tạc (nitrogen mustard) và sau đó năm 1948 với chất methotreate. Những năm đầu tiên, người ta xem liệu pháp hoá học là một phương pháp dùng chất độc tinh chỉ để giải quyết những bệnh nhân ở giai đoạn muộn mà thôi. Vào những năm 1950- 60 nhiều loại thuốc đã xuất hiện như 5 - Fu. Vincristine và hàng loạt hoá chất alkylant như chlorambucil, myleran, thiotepa, cytoxan. Cuối năm 1960, người ta áp dụng điều trị hỗn hợp nhiều loại hoá chất trong điều trị bệnh Hodgkin và đã đưa ra phác đồ MOPP, v.v... và từ đó đến nay đã gặt hái được một số thành tựu đáng kể. Bệnh ung thư nếu còn khu trú tại chỗ xuất phát hay mới lan ra vùng cạnh đó thì có thể điều trị bằng phẫu thuật hay bức xạ. Nhưng khi nó đã lan rộng toàn thân tức là có di căn. Di căn đã sờ rõ hay âm thầm (vi di căn) thì phải dùng đến những phương pháp điều trị hệ thống (systematic therapy) như là liệu pháp hoá hôc, liệu pháp nội tiết, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp sinh học. Vậy liệu pháp hoá học có thể nói là phương pháp điều trị chống di căn.

Sự phát triển những tác nhân mới và những tiến bộ hiểu biết về những vi di căn các loại ung thư tưởng chừng như còn khu trú và đặc biệt là về sinh học ung thư, đã dẫn đến việc áp dụng hoá trị liệu như một phương pháp bổ sung cho phẫu thuật và bức xạ trước khi bệnh lan tràn khắp cơ thể.

Những nguyên tắc chung

Khi điều trị ung thư, thầy thuốc phải hiểu tình trạng chung của bệnh nhân và loại bệnh sẽ được điều trị, những kết quả sẽ thu được và những tác dụng phụ sẽ xảy ra của thuốc sử dụng. Vì đa số các loại thuốc đều được chuyển hoá do gan và thận. Mặt khác, vì nhiều thuốc có ảnh hưởng độc tính với hệ máu nên phải kiểm tra máu ngoại vi và trong một số bệnh nhân riêng biệt, cả tuỷ xương nữa. Cần rất thận trọng để cân nhắc cái lợi và cái hại trước khi sử dụng.

Về nguyên tắc, hoá trị liệu có kết quả tốt đối với các khối u nhỏ hơn là những khối u lớn. Đa số các tác nhân hoá học tuân theo những động lực hàng đầu của khối u mà ta biết được do thông tin về sự diệt phân số tế bào (fractional cell kill) trong các nghiên cứu thực nghiệm ở bệnh nhân bạch cầu. Một liều thuốc có hiệu quả có thể diệt một tỉ lệ cố định của tế bào ung thư, nhưng không phải một số lượng cố định, bất chấp số lượng tế bào hiện diện ở thời điểm điều trị. Bởi vậy, cần áp dụng nhiều lần điều trị liên tục để đạt được hiệu quả đã mong muốn.

Động lực của chu kì tế bào (cinetique cellulaire)

Ở bất kì một thời điểm nào, chỉ có một phần tế bào ung thư là hoạt động phân chia, tức là phân số tăng trưởng (growh fraction). Khi một ung thư bắt đầu thành hình thì phần lớn các tế bào u trở thành không hoạt động và ở trong trạng thái “nghỉ”, Phần lớn các tác nhân hoá học có tác dụng nhiều trên tế bào đang phân chia hơn là trên các tế bào đang nghỉ.Các tác nhân này chia thành nhóm đặc trưng chu kì (diệt nhiều tế bào đang phân chia lớn là tế bào đang nghỉ), đặc trưng pha (diệt nhiều trong quá trình pha (phase) của chu kì tế bào) (tức là gián phân) hay không đặc trưng chu kì (diệt tế bào đang nghỉ và đang chia ngang nhau). Những đặc điểm của hệ thống tăng sinh tế bào như sau: (chu kì chia thành khoang - Gaps: G)

- G1: thời kì sau gián phân đã sản sinh ra tế bào: tổng hợp protein và AND.

- S: khi G1 kết thúc lúc xảy ra những tổng hợp ban đầu của AND - polymerase và hcất này làm khởi đầu thời kì tổng hợp AND hay gọi là thời kì S. Trong thời kì này, chỉ xảy ra sự tổng hợp AND và một vài men mà thôi.

- G2: khi tế bào chứa một số lượng And gấp đôi của một tế bào thời kì G1 thì nó đi vào giai đoạn tổng hợp phụ các protein và AND. Giai đoạn tổng hợp này gọi là tiền gián phân hay G2, kết thúc bằng tổng hợp những protein của thoi (fuseau).

- M: giai đoạn cuối là giai đoạn phân chia tế bào hay M (mitose: gián phân).

Sau phân chia tế bào, các tế bào có thể tiếp tục tăng trưởng theo chu kì như trên hoặc tạm ngừng và đi vào khoang nghỉ: tế bào ở Go.

Thời gian kéo dài cụ thể của mỗi chu kì tế bào của mỗi khối u không thể biết rõ nhưng có thể biết được rằng Go có thể thay đổi khác nhau và một trong những lí do số lượng lớn tế bào nằm ở thời kì Go đã thoát khỏi những tác động độc hại của hoá chất. Người ta đã tìm nhiều cách để lôi những tế bào ấy ra khỏi giai đoạn nghỉ bằng cách kích thích chúng phân chia và như vậy để dễ cảm ứng với điều trị.

Các chất hoá học tác động trên tế bào bình thường lẫn tế bào ung thư và chính sự tác động trên tế bào làm nên mới có hiện tượng hiệu ứng độc hại khi điều trị. Tế bào lành phân chia nhanh như tế bào dạ dày, ruột và tuỷ xương nên cảm ứng nhiều nhất đối với các tác nhân hoá học, cho nên hay xảy ra buồn nôn, nôn, ỉa chảy và suy tuỷ là những dấu hiệu độc hại hay gặp nhất. Cần phải kịp thời thêm bớt liều lượng để đạt được kết quả tối đa có thể với một độc hại hoàn toàn thấp nhất cho bệnh nhân.

Các phương pháp sử dụng thuốc

Bằng một loại thuốc đơn độc: thường làm thoái lui bệnh khoảng 30% đối với các loại ung thư dễ cảm ứng nhất (như bệnh đa bạch cầu hay u lympho), còn với các u chắc thì chỉ vào khoảng 10% cả khi sử dụng những thuốc có tác dụng nhất, với những yếu tố tiên lượng thuận lợi nhất. Vì vậy, việc áp dụng một loại hoá chất rất hạn chế. Thường được sử dụng:

- Khi đa hoá chất không có tác dụng kéo dài hơn.

- Khi bệnh nhân trên 70 tuổi.

- Khi thể trạng bệnh nhân kém.

- Khi bệnh nhân có kèm theo các bệnh khác như tim, mạch, thận...

- Khi bệnh nhân ở xa trung tâm điều trị không có điều trị theo dõi.

Có hai loại ung thư người ta còn hay áp dụng phương pháp một hoá chất là u lympho không hodgkin ở thể độ thấp (low grade Non Hodgkin’s lymphoma) bằng thuốc ankylant (cyclophosphamide hay chlorambucil) và ung thư biểu mô giáp trạng (nhất là loại không biệt hoá) bằng adriamycin (doxorubicin) thêm nữa là dùng dacarbazine sử dụng trong ung thư hắc tố (malignant melanoma).

Đa hoá chất: về mặt lâm sàng, dùng đa hoá chất với mục đích: Làm tăng thêm sự điều phối của điều trị bằng cách khai thác cơ chế khác nhau về tác động, do đó cải thiện hoạt tính điều trị.

Loại trừ hoặc làm chậm lại sự xuất hiện những dòng tế bào đối kháng.

Làm tăng sự chịu đựng củ bệnh nhân đối với những tác động x6áu của thuốc bằng cách thay đổi liều lượng và nhịp độ cho thuốc.

Sử dụng được những đặc tính dược lí học khác nhau của các hoá chất để làm thoái lui hoàn toàn bệnh, đồng thời khônng gây độc hại ở mức độ cao và như vậy được thoái lui lâu dài hay khỏi bệnh.

Những đặc trưng của đa hoá trị liệu

Mục tiêu: làm tăng thoái lui, kéo dài và chữa khỏi bệnh nếu được.

Bối cảnh: mỗi thuốc phải có một tác động điều trị đặc hiệu đối với khối u và sử dụng với những liều có hiệu quả; thuốc sử dụng không được có độc hại trùng lặp hay đề kháng chéo (cross - resistabce) với nhau: bệnh nhân phải có thể trạng tương đối tốt và tuỷ xương chưa bị hư hại.

Lợi thế: làm tăng sự diệt tế bào ung thư với độc hại hạn chế có thể chấp nhận; loại trừ hay làm chậm sự đề kháng; tăng sự chịu đựng của bệnh nhân qua phương pháp điều trị ngắt quãng và do đó, cho phép phục hồi tế bào ở tuỷ cương và niêm mạc hệ tiêu hoá; làm cho phương pháp điều trị độc hại tế bào có chọn lọc hơn bằng cách sử dụng thích hợp những tính chất dược lí của các loại thuốc.

Bất lợi: làm tăng độc hại của các chất không có hiệu quả ki điều trị; có khả năng xuất hiện sự giao thoa (interference) giữa những thuốc khác nhau hơn là tăng cường hiệu lực mong muốn

Hiện nay, qua những kinh nghiệm thu nhận được trên nghiên cứu động vật, người ta thấy rằng phương pháp đa hoá chất liều cao ngắt quãng tốt hơn liều thấp liên tục. Thông thường thấy có những kết quả như sau:

- Làm tăng tỉ lệ thoái lui hoàn toàn (nhất là trong bệnh tăng sinh tuỷ _ lympho, nhiều loại khối u chắc của trẻ, ung thư tinhhoàn, ung thư buồng trứng, ung thư phổi tế bào nhỏ).

- Làm tăng thời gian thoái lui kéo dài.

- Cải thiện thời gian sống thêm ở nhiều ung thư.

- Làm cho một số ung thư chữa khỏi (tỉ lệ phụ thuộc vào giai đoạn).

- Thường làm giảm độc hại nặng hay xảy ra khi cho thuốc liện tục.

Nhưng đối với những ung thư phát triển chậm như ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư dạ dày, ruột, phương pháp này chưa cho những kết quả tốt hơn.

Phương pháp bổ sung (adjwant): Nhiều ung thư sau khi đã điều trị bằng phẫu thuật hay bức xạ có thể xem như đã khỏi, nhưng kì thực nhiều tháng, nhiều năm sau điều trị lại thấy xuất hiện di căn, cho nên phải dùng thuốc để điều trị bổ sung với mục đích là thanh toán triệt để bệnh, tức là thanh toán những di căn chưa xuất hiện, gọi là vi di căn (micrometastases) cách xa nơi ổ ung thư tiên phát và như vậy sẽ tăng tỉ lệ chữa khỏi. Ngày nay, người ta mở rộng phương pháp trước khi phẫu thuật hay bức xạ. Nó nhằm mục đích thanh toán u tại chỗ lẫn di căn gần và xa.

Đối với phương pháp bổ sung sau khi điều trị tại chỗ, có chỉ định:

Ở nhóm bệnh nhân mà bệnh có nguy cơ tái phát cao nhất là trong các cơ quan và tổ chức cách xa tổ tiên phát.

Ngay sau khi điều trị tối thuận tại chỗ và đã thanh toán u tiên phát và vùng hạch nằm cạnh.

Khi chưa có biểu hiện di căn xa (chẩn đoán bằng lâm sàng, X quang, huyết học, sinh hoá học).

Theo kinh nghiệm thu được thì ở một số ung thư có thể mổ cắt bỏ u như các ung thư vú (T1 - T2), dạ dày, ruột, buồng trứng và tinh hoàn, một số sacôm phần mềm của người lớn, còn u thận Wilm và u não thì nên điều trị hoá chất sau đó. Đối với một số ung thư khác như sacôm cơ vân phôi, khối lympho, sacôm xương, sacôm Ewing, ung thư vú (T3 - T4), ung thư vùng đầu cổ thì nên dùng trước khi điều trị tại chỗ.

Đối với hoá trị liệu trước tiên (primary chemotherapy) thì có thể tránh được những vấn đề sau:

- Vi di dăn có thể tăng tạm thời sau mổ vì khả năng miễn dịch học của bệnh nhân giảm sút do phẫu thuật và gây mê.

- Cơ chế đống máu bị thương tổn nên có thể kích thích di căn phát triển.

- Vì phải cho bệnh nhân nghỉ 4 tuần sau mổ nên khối u có thể làm vi di căn tăng nhanh nhất là ở những u phát triển nhanh, với những tế bào kháng thuốc cũng tăng.

- Cho thuốc trước có thể áp dụng phẫu thuật bảo tồn tránh được những phẫu thuật gây thương tổn lớn.

Sự kháng thuốc

Có nhiều khối u không cảm ứng hay ít cảm ứng với hoá trị liệu. Trong những ung thư ban đầu cảm ứng với một hay nhiều hoá chất thì phần lớn sớm hay muộn lại không ảnh hưởng nữa đối với những thuốc trên.

Vì thế, về mặt lâm sàng, một vấn đề đặt ra là sự đề kháng của ung thư của người đối với hoá trị liệu. Trong điều trị, cần chú ý là đối với đa số các thuốc chống ung thư hiện nay, một yếu tố quan trọng bậc nhất làm hạn chế hiệu ứng diệt u của chúng là sự độc hại đối với các tổ chức lành, nói một cách khác là chúng không có hoặc thiếu sự chọn lọc (selectivity) đối với những tế bào hat tổ chức u.

Có rất nhiều cơ chế của sự đề kháng thuốc như:

- Sự đề kháng và năng động tế bào: khối u càng phát triển nhanh thì càng dễ cảm ứng như các bệnh đa bạch cầu cấp, bệnh lympho, v.v... Nhưng những ung thư này rất dễ cảm ứng ban đầu lại thường có tiên lượng xấu. Lí do là sự không đồng nhất tế bào nảy sinh ra càng lớn khi khối u càng to lên, do đó sản phẩm như men, nội tiết, v.v... Sự tồn tại những tế bào hết sức đa dạng với những thuốc tính tân tạo khác nhau có thể đưa đến những hậu quả sâu xa, trong đó là sự đề kháng.

- Sự đề kháng và sự phân bố máu ở khối u: sự phân bố máu có thể ảnh hưởng đến sự cảm ứng hay sự đề kháng của u đối với các thuốc. Như vậy, có nhiều cơ chế liên quan đến sự đề kháng của những tế bào ở xa mạch máu:

- Thuốc không thể tới với số lượng cần thiết.

Tế bào thường là ở khoang giữa, nên không tăng sinh, cho nên ít cảm ứng. Vấn đề chính là thiếu oxy.

Có thể đưa ra ví dụ những ung thư ở não không cảm ứng vì co hàng rào máu - não (barrìere hémato - encéphalique) chắn không cho thuốc đi vào.

Sự đề kháng và những yếu tố miễn dịch: có những tương tác rất phức tạp giữa các khối u, hoá chất chống u và hệ thống miễn dịch. Nếu hiệu ứng giảm miễn dịch của thuốc có thể phá tác dụng diệt u của chúng thì tác động của chúng trên tế bào u có thể giúp đỡ thêm tác dụng chống u của chúng.

Sự đề kháng và những thay đổi trong thẩm thấu tế bào với thuốc: việc giảm thẩm thấu qua màng tế bào làm các thuốc không vào được tế bào.

Những cơ chế nội tiết tế bào của sự đề kháng bao gồm:

- Làm tăng độ vô hiệu hoá hoạt tính thuốc.

- Làm giảm sự tích luỹ thuốc.

- Biến đổi protein mục tiêu và các mức độ yếu tố cùng hoạt động.

- Biến đổi sự phục hồi.

- Làm tăng nồng độ của protein mục tiêu.

- Biến đổi về chuyển hoá tế bào.

Nói chúng thì sự đề kháng của u với hoá chất sử dụng hiện nay, dù là ban đầu hay sau này, yếu tố căn bản đối với tác dụng của hoá trị liệu.

Sự hiểu biết về dược lí học của các thuốc, về cơ chế tác động sinh hoá học của chúng và những liên quan của chúng với những điều mà ta đã biết về năng động tế bào lành và ác sẽ giúp cho chúng ta những cơ sở hợp lí để giải quyết vấn đề trên và đây là vai trò của những thầy thuốc hoá trị liệu: phải tìm ra những phác đồ có hiệu nghiệm nhất trong việc điều trị ung thư.

Phân loại các thuốc chống ung thư: Các hợp chất chống u có thể được phân loại theo nguồn gốc và theo cấu trức lâm sàng của chúng, theo cơ chế hoạt động, theo tác động tác trên chu kì tế bào hay trtên một mục tiêu có tiềm năng. Nói chung, các dược chất này có ảnh hưởng tới tổng hợp AND hay sự sao chép bằng nhiều cơ chế khác nhau. Gần đây thuốc đã trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng mới. Điều này có nghĩa là không chỉ có những thuốc kìm hãm tế bào có hiệu lực tiêu diệt khối u được nghiên cứu trong điều trị mà cả những chất có khả năng làm tăng thêm tác dụng của thuốc nữa.

Dưới đây là bảng phân nhóm dược chất chống ung thư đã được phân biệt theo cơ chế tác dụng của chúng

 

Nhóm tác nhân

Mục tiêu

Cấu trúc hoá học

Tác nhân alkyl hoá (alkylating agents)

 

 

 

 

 

 

Kháng sinh chống u (antiumor antibiotic)

 

Các chất chống chuyển hoá (antimetabolite)

 

 

 

 

 

 

Các chất ức chế gián phân hình thoi

 

 

 

 

Hỗn hợp

 

Các nội tiết tố (hormines)

Liên kết chéo AND

 

 

 

 

 

 

 

Xen giữa DNA làm đứt dây DNA

 

Sinh tổng hợp acid nhân (biosythesisi)

 

 

 

 

 

 

Tubulin của thoi gián phân

 

 

 

 

Không xác định

 

Androgen

Estrogen

Steroids

Progestin

Thuốc tác dụng trên tuyến yên

Nitrogen mustand

Ethylelimin.

Sulfonie acid cster

Epoxyde

Nitrosourea

Halogenated hexitol

Hợp chất platium

Anthracylines

Actinimicine D

Métomycin C

Bleomycin

Chất chống acid folique (Folic acid analogues)

Chất giống purine

Chất giống pyrimidine

Chất ức chế tổng hợp protein

Chất đối kháng amino acid

Alka;oid của Vinca (dừa cạn)

Podophyllines

Colchicin

Alkylamines (HMM, PNM)

Dacarbazin

Procabazin

Antiadrogen

Antiestrogen

Abitisteroid

 

Hiện nay người ta đã tìm ra rất nhiều loại thuốc có tác dụng chống u, nhưng trên thực tế vào khoảng 40 loại hay được dùng nhất. Dưới đây là những sự điều biến dược lí tác dụng

tên thuốc hay dùng:

- Nitrogen mustard (mechlorethamine, mustargen).

- Melphalan (l - PAM) (alkeran).

- Cytoxan (cyclophosphamid, endoxan)

- Chlorambucil (leukeran).

- Myleran (busuefan).

- Thiotepa (triethylenethiophosphoramide).

Nhóm chống chuyển hoá

- Methotrexate (amethopterin)

- Fu (5 - fluorouracil)

- Fudr (5 - fluororeoxyuridine).

- Ara - C (arabinosylcytosine)

- TG (- thioguanine).

- Nhóm alkaloid của dừa cạn (Vinca rosea)

- Vineritstine (leurocristine, oncovin)

- Vinblastine (vincaleukoblastine)

- Vindesine (DVA)

Nhóm kháng sinh

- Adriamycin (dexorubicin, adriblastine)

- Daunmycin (daunorubicin)

- Bleomycin (blenocane)

- Mithramycin (mithracin)

- Mitomycin C (mitomycin C)

- Actinomycin D (dactinomicin, cosmegen)

Nhóm nitrosourea

- BCNU (carmustini)

- CCNU (lomustine)

- Methyl - CCNU

- Streptozotocin

- Podophyllotocin

- VP - 16 (etoposide)

- VM - 26 (teniposide)

Các thuốc hỗn hợp

- DTIC (dacarbazin)

- Procarbazin (matulane)

- L - aspariginase (elspae)

- Cis - platinum (platinol)

- Hyđroxyyrea (hydrea)

- M - AMSA (amsacrine)

- Hexamethylmelamine

- 5 - azacytaline

- o.p’ - DDD (lyzodren)

- Azathioprine (imuran)

Những năm gần đây, có thêm những thuốc có công hiệu hơn như: - vinorelbine (1 loại vinca alcaloïde), taxoïde như taxol và faxotuè.

Những loại thuốc trên được bổ sung trong điều trị có kết quả ở những ung thư vú, buồng trứng và ung thư phế quản loại tế bào nhỏ.

Các đường cho thuốc vào cơ thể: Thuốc phần lớn dùng bằng tiêm truyền tĩnh mạch. Nếu phải dùng nhiều lần, người ta có thể đặt cố định catheter vào tĩnh mạch trung tâm. Có thể dùng những bơm nhỏ (micropompe) để cho thuốc liên tục hay ngắt quãng. Một số thuốc có thể dùng dưới dạng viên để uống.

Có thể dùng bằng đường động mạch như động mạch cổ, gan với mục đích cho khối u nhận được liều thuốc tối đa mà cơ thể ít bị nhiễm độc.

Cũng có thể tiêm vào bắp thịt, dưới da đối với một số hoá chất, hoặc tiêm vào hốc, ổ bụng...

Đặc biệt có thể làm kem bôi để điều trị ung thư da như thuốc 5 - Fu.

Trong một số trường hợp, thuốc không vào được trong dịch não sống vì có hàng rào máu - tuỷ cho nên ta phải tiêm vào dịch sống (intrathecally). Nhưng phải chú ý đến chỉ định của thuốc với các đường cho thuốc vì có loại rất độc có thể gây ra hoại tử da, cơ... nếu để thuốc chệch ra ngoài khi tiêm đường tĩnh mạch, động mạch.

Những độc hại của điều trị hoá chất: Những tác dụng phụ của hoá trị liệu là một yếu tố quan trọng hạn chế việc sử dụng thuốc có hiệu quả. Các biến chứng không đặc hiệu của thuốc có chất độc tố tế bào gồm cả buồn nôn, nôn và rụng tóc. Nhiều loại này đã ảnh hưởng xấu đến tuỷ xương và niêm mạc dạ dày, ruột, làm giảm miễn dịch học của cơ thể, do đó xảy ra nhiễm khuẩn. Có một số thuốc có tác dụng xấu trên hệ thống nội tiết như buồng trứng và tinh hoàn gây ra vô sinh. Ở trẻ em, sự tăng trưởng và phát triển bị chậm lại. Cuối cùng, sử dụng hoá chất kéo dài có nguy cơ làm tăng sự phát triển ung thư thứ phát tuy rất hãn hữu.

Những tác dụng độc hại của điều trị kìm hãm tế bào (cytostatique) có thể rõ rệt ngay lập tức ví dụ làm thương tổn mạch máu hay gây đau khi tiêm truyền tĩnh mạch. Có thể là cấp tính như có triệu chứng buồn nôn hay nôn, có thể là mãn tính gây ra độc hại tuỷ xương và cơ thể những năm sau này, gây ra những bệnh ung thư tái phát.

Di chứng độc hại của hoá trị liệu có thể là vấn đề tâm lí xã hội. Sự rụng tóc và rối loạn chức năng sinh dục có thể gây ra rối loạn tính cách. Điều trị hoá chất kéo dài có thể làm sút cân, làm bệnh nhân yếu đi, mất khả năng làm việc. Do đó, bệnh nhân rất lo lắng và luôn luôn phải đương đầu với sự sợ hãi. Cho nên, điều quan trọng là phải giải thích cho bệnh nhân biết cơ sở hợp lí của điều trị, khuyến khích cho bệnh nhân yên tâm và vượt qua những khó khăn. Đồng thời, thầy thuốc phải biết rõ tác dụng tốt và phụ của từng loại thuốc để sử dụng cho hợp lí.

Bảng hoá chất và tác dụng phụ có liên quan cần được giám sát

Cơ quan

Độc tính

Thuốc liên quan

Tuỷ xương

Giảm bạch cầu

Giảm tiểu cầu

Hầu hết trừ steroid

Bléomycin,L-asparinginase.

Đường tiêu hoá

Viêm miệng

Ỉa chảy

Liệt ruột

Adriamycin, hleomycin

Methotrexate, actinomycin 5 - Fu.

Methotrexate, 5 - Fu

Vicristine

Da

Xạm da ít

Rụng tóc

Bléomycin, busalfan

Adriamycin, Cyclophos-phamid, actinimycin D

Hệ thần kinh

Di cảm, đau thần kinh ngoại vi

Điếc

Ngủ lơ mơ

Vincristine, vinblastin, cis - platinum

L - asparinginase.

Tim

Suy tim (muộn, về lâu dài)

Adriamycin, daunomycin

Phổi

Viêm cơ (muộn)

Bléomycin, busalfan,

Methotrexate, cyclophosphamid

Tuỵ

Viêm

L - asparinginase

Tử cung

Chảy máu

Estrogen

Bàng quang

Viêm

Cyclophosphamid

Gan

Chức năng gan không bình thường

L - asparinginase

mythramycin

Thận

Chức năng thận không bình thường

Platinum, cis - platinum, mythramycin

 

Những thành tựu của hoá trị liệu ngày nay: Trong số bệnh nhân ung thư thu được điều trị hoá chất hằng năm thì khoảng 20% có khả năng khỏi, 20% có khả năng kéo dài đáng kể cuộc sống, còn 60% là kết quả rất ít hoặc không có kết quả. Với hoá trị liệu, người ta đã đạt được nhiều kết quả ở trẻ em trong những năm gần đâh, còn đối với người lớn, cũng có một kết quả trong các khối u chắc, nhưng còn rất hạn chế.

Các khối u ác tính đáp ứng với hoá trị liệu.

 

Có khả năng khỏi (1)

Sống kéo dài thêm (2)

Ung thư biểu mô màng dệm (choriocarcinowa)

Ung thư tuyến vú

Bệnh bạch cầu cấp lympho trẻ em

Bệnh bạch cầu mãn dòng tuỷ

Bệnh bạch cầu mãng dòng lympho

Bệnh Hodgkin

U lympho ác (một số loại)

U lympho ác (một số loại)

Đa u tuỷ (myelome multiple)

Ung thư tinh hoàn tế bào mần

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Ung thư nội mạc tử cung

Ung thư buồng trứng

Ung thư tuyến tiền liệt

U Wilm (thận)

Ung thư nguyên bào thần kinh

Sacôm cơ vân phôi

Sacôm xương Ewing

Bệnh bạch cầu tuỷ người lớn

Ung thư đầu cổ

 

(1) 10 bệnh chiếm 10% tử vong hằng năm về ung thư.

(2) 10 bệnh chiếm 30% tử vong ung thư hằng năm.

(theo S. Eckhardt: ung thư học lâm sàng)

Điều trị nội tiết: Hay sử dụng ở ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, một ít ung thư buồng trứng, ung thư giáp trạng. Đó là những bệnh có nguồn gốc nội tiết. Tuy nhiên, dùng nội tiết như Corticosteroid cũng đem lại hiệu quả thêm ở những bệnh bạch cầu và u lympho và những hội chứng cận ung thư.

Những năm gần đây, có những tiến bộ trong điều trị nội tiết như phát minh trong lĩnh vực nghiên cứu về thụ cảm (récepteur), với bệnh nhân có thụ cảm nội tiết thì điều trị nội tiết có kết quả và cho tiên lượng tốt. Ngoài ra, còn tìm ra hàng loạt các hợp chất kháng nội tiết như tamoxyfen, được áp dụng trong điều trị bổ sung ung thư vú có hiệu quả.

Dưới đây là bảng các chất nội tiết dùng trong điều trị ung thư:

Vị trí u

Cách thức điều trị

Phương pháp cắt bỏ

Các nội tiết

Các kháng nội tiết

Tuyến tiền liệt

Vú (phụ nữ)

 

 

Nội mạc tử cung

Buồng trứng

Tuyến giáp

Bệnh bạch cầu

Cắt bỏ tinh hoàn

Cắt bỏ buồng trứng

Cắt bỏ thượng thận

Cắt bỏ tuyến yên

Oestrogen

Progesteron

Progesteron

Androgen

Corticosteroid

Progesteron

Progesteron

Nội tiết tuyến giáp

Corticosteroid

ức chế steroid

antiadrogen

antiadrogen

ức chế steroid

 

Điều trị bằng chất hoá học: Miễn dịch liệu pháp: đã có từ 75 năm. Đã dùng như BCG, coryne bacterium parvunl các chất lymphokin và cyokin là những sản phẩm của các tế bào được hoạt hoá của hệ thống miễn dịch: đây là phương pháp thứ 4 điều trị ung thư, đã đem lại một số kết quả nhưng còn rất hạn chế.

Các chất làm thay đổi đáp ứng sinh học:

- Interferon (IFN) là đặc trưng cho các phân tử mà chúng điểu chỉnh đáp ứng vật chủ đối với u và sẽ ức chế sự phát triển tế bào khối u. Các IFN làm tăng độc tính của các tế bào T, các tế bào huỷ diệt tự nhiên và các đại thực bào. Còn hơn 20 loạai IFN nhưng chỉ có ba loại alpha, bêta và gamma là được sử dụng và có kết quả ở ung thư bệnh bạch cầu tế bào có lông (hairy cell leukemia), bạch cầu tuỷ mãn, u lympho tế bào T và lympho thể cực, đa u tuỷ, u biểu mô thận, u hoắc tố, u carcinoit ruột non và sacôm kaposi.

- Interleukin (OL - 2) là một lymphokin được các tế bào lympho dòng T sản sinh ra. Với một mình nó hay với các tế bào LAK (limphokin activited killer), nó sẽ gây ra sự thoái hộ trong ung thư biểu mô thận hoặc hắc tố.

Các chất làm thay đổi đáp ứng sinh học có thể làm tăng thêm hiệu quả của các phương pháp điều trị khác bằng cách khắc phục sự đề kháng của các tế bào khối u.

Hoá trị liệu đã xác lập một vị trí hợp lí trong chiến lược điều trị ung thư. Theo nhận định chung của các nhà ung thư học trên thế giới thì nó đã cải thiện được kết quả điều trị, nhất là đối với những bệnh hệ thống, đặc biệt ở trẻ em: điều trị khỏi được 10% và làm kéo dài, lui bệnh 30% bệnh nhân. Tuy nhiên cần nhớ rằng hoá trị liệu luôn luôn kéo theo những biến chứng nặng nề. Cho nên khi quyết định áp dụng phương pháp này cần phải cân nhắc lợi hại, cái được cái mất cho từng loại bệnh nhân. Trong tương lai, cần phải nỗ lực nghiên cứu các hợp chất hoá học có hiệu quả hơn, ít độc hại hiệu quả sẵn hiện nay.

Đối với các nước mà nền kinh tế chưa phát triển thì phương pháp này quá tốn kém nên lại càng phải thận trọng hơn và cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và cố gắng tạo những điều kiện cần thiết mới có thể áp dụng phương pháp này có hiệu quả được.

Ngoài hoá trị liệu ra, trong lĩnh vực điều trị hệ thống (systemic therapy) còn có các phương pháp khác như nội tiết, miễn dịch học và sinh học nữa. Những phương pháp này chỉ có thể nêu ra sơ lược ở đây.

Giáo sư Phạm Thụy Liên

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình