Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Các biến chứng do răng? Nguyên nhân nhiễm khuẩn? Cách điều trị?

 

Nhiễm khuẩn do răng, tai nạn, mọc răng, viêm quanh răng có thể gây nên mô lỏng lẻo khu trú, viêm lan toả, viêm mạn.

Điều trị nhiễm khuẩn răng và mặt bằng liệu pháp kháng sinh. Cần cho kháng sinh ngay khi người vào viện và tiếp tục cho tới khi nguyên nhân gây bệnh được loại bỏ và hết các dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Cần nghiên cứu sớm để tìm vi khuẩn, cấy trong môi trường ưa khí và kị khí, nhất là khi vi khuẩn kháng thuốc thường dùng.

Làm kháng sinh đồ, vi thể dòng vi khuẩn này dễ bị diệt với khánh sinh này dòng khác lại bị loạn bởi một kháng sinh khác. Nếu người bệnh hay có dấu hiệu nhiểm độc nặng hoặc điều trị không có kết quả thì cần cấy máu, lấy máu trước khi cho kháng sinh.

Vi khuẩn hay gặp ở mặt là liên cầu khuẩn, nhất là liên cầu anpha và bêta tan máu, liên cầu gram âm, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn. Còn thấy các liên cầu kị khí bacillus ramous, perfringens, v.v... Các vi khuẩn đó gây nhiễm khuẩn với những dấu hiệu lâm sàng khác nhau. Tụ cầu khuẩn cũng hay gặp, làm hoại tử mạnh tại chỗ, có thể sinh độc tố

hoặc không. Thường tụ cầu hay gây apxe tụ, do bạch mạch và mao mạch bị tắc. Có thể gây nhiễm khuẩn huyết do các mạch máu cục vào dòng máu, gây thương tổn thứ phát ở các cơ quankhác. Biến chứng răng có thể chưa thấy ngay, thậm chí chỉ xảy ra khi thương tổn ban đầu đã khỏi hay quên mất. Liên cầu ưa khí tạo ra một số độc tố làm sốt cao, mạch nhanh, nhức đầu, buồn nôn. Tại chỗ viêm mô lỏng lẻo lan nhanh, da thường đỏ, sau đó có mùi. Liên cầu thường xâm phạm bạch mạch và các cân. Bạch mạch lớn tạo nên một vạch đỏ trên da và hạch sưng. Như vậy, liên cầu khuển gây viêm lan rộng hơn tụ cầu, có nề, nhưng liên cầu thường giới hạn trong một khoang cân.

Nhiễm khuẩn và nhiễm độc có thể xảy ra cùng nhiệm khuẩn huyết: tim, phổi có thể bị thương tổn. Một số ca có nhiễm khuẩn nhanh dẫn đến tử vong, nhất là ở những người có sức đề kháng yếu và độc tính vi khuẩn cao. Liên cầu kị khí có thể gặp riêng, nhưng thường phối hợp với tụ cầu vàng hay trực khuẩn gram âm và xoắn khuẩn. Nhiễm khuẩn phối hợp này cũng lan rộng như liên cầu nhưng gây biến chứng và nhiễm độc huyết nặng.

Sốt và nuốt khó do viêm làm mất nước bởi vậy cần cho bệnh nhân uống thêm nước, có thể truyền tĩnh mạch huyết thanh. Cơ thể người bệnh cũng cần nhiều cacbon hiđrat, nên cần tăng cường, cũng như đối với protit và vitamin. Đối với người bệnh cao tuổi, sự săn sóc phức tạp hơn, cần chú ý tình trạng toàn thân. Trong điều trị, cần khám lâm sàng kỹ, xét nghiệm máu và nước tiểu, chụp X quang để tìm nguồn gốc gây nhiễm khuẩn. Nếu không xoá bỏ nguyên nhân gây nhiễm khuẩn thì bệnh kéo dài, gây biến chứng như dò, cốt tủy viêm mặt ngoài bản xương hàm hoặc tạo cơ sở cho nhiễm khuẩn tái phát.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn là do viêm quanh cuống răng. Nhổ răng là xoá bỏ ổ nhiễm khuẩn: dẫn lưu nếu có mủ, cho kháng sinh thích hợp trước lúc nhổ. Nhổ răng làm giảm các dấu hiệu như đau, mất ngủ. Nhổ răng khi có viêm cấp đã gây nhiều tranh luận. Thomas, Fiseher (1941), Kent (1942), Cook (1944) và một số thầy thuốc khác ở Pháp. Hoa kì, cho rằng nên chờ cơ thể chống đỡ được nhiễm khuẩn hãy nhổ răng. Một số tác giả khác chủ trương chổ “nóng” để xoá bỏ nguyên nhân. Nhưng từ khi có kháng sinh, mọi người đều thốngnhất là cần xoá bỏ nguyên nhân sớm khi viêm quanh cuống răng cấp. Krogh, 1951, đã kết luận như vậy, dựa trên ý kiến nhiều thầy thuốc nổi tiếng và dựa trên 1173 ca ông làm. Tuy nhổ răng nhưng không nạo ổ răng dù còn u hạt hay nang cuống răng ở đó, để tránh làm nhiễm khuẩn lan rộng. Khi hết viêm cấp mới nạo ổ răng, lấy u hạt hay nang đi.

Tuy vậy, trước khi nhổ cần khẳng định là người bệnh không có một bệnh toàn thân như đái tháo đường; làm thăng bằng đường huyết trước khi nhổ. Nếu răng khó nhổ, nên rạch mủ và chờ nhổ “nguội” khi nhiễm khuẩn đã giảm.

Đối với người cao tuổi nên chờ hết dấu hiệu viêm cấp. Trước lúc nhổ cần cho kháng sinh trước. Cần chú ý nhổ răng đang viêm cấp, sẽ đau nhiều trongkhoảng nửa giờ do vùng thương tổn bị giảm ép của mao mạch, cho dùng thuốc giảm đau trước lúc nhổ. Đối với nhiễm khuẩn do viêm quanh răng hay do biến chứng mọc răng, ổ nhiễm khuẩn ở túi lợi hay ở túi quanh thân răng cần dẫn lưu mủ, sau khi hết viêm cấp mới nhổ răng.

Nói chung, nhổ răng nóng là một chỉ định, nhất là khi không dẫn lưu được qua ống tuỷ và răng không còn khả năng bảo tồn. Tuy vậy, không phải lúc nào nhổ răng cũng xoá bỏ được sự phát triển của apxe ở một khoang cân bên cạnh răng đau đã có sẵn. Nhiễm khuẩn ở đây là bệnh thứ phát, không phải do nhổ răng.

Nhiễm khuẩn tụ quanh cuống răng lan ra lợi hoặc ra mô lỏng lẻo, tuỳ thuộc vào nơi cơ bám da và vào chiều dài chân răng. Bởi vậy cần nhớ lại sự phân bố mô lỏng lẻo vùng cổ mặt và trắc địa các cuống răng.

Vùng mũi có ít mô lỏng lẻo. Vùng cằm có một lớp mô mỏng ở giữa da và cơ bám da. Nhiễm khuẩn lan tới tiền đình hoặc lan tới vùng duới cằm.

Vùng má gầm: da và các mô dưới da, mỏng dần từ sau ra trước. Lớp cơ da thứ nhất gồm một số cơ da mỏng, ở giữa là mô lỏng lẻo. Mô lỏng lẻo thông với vùng thái dương và vùng cung gò má. Ở phía sau má, giữa các cơ nhai và các cơ thổi, mô lỏng lẻo là cục mỡ Bichat. Lớp có da thứ hai là cơ thổi và cơ cắn. Lớp trong là xương và niêm mạc má. Niêm mạc bám vào mặt trong cơ thổi và gấp lại tạo nên máng tiền đình trên và dưới. Ở nơi này, máng mở vào một vùng mô lỏng lẻo hình tứ giác (Chompret, 1980) dìa trên là dìa dưới cơ thổi, dìa dưới là dìa xương hàm dưới, dìa sau là dìa trước cơ cắn và dìa trước là dìa sau cơ tam giác môi. Vùng cơ cắn là một khoang giữa mặt ngoài cành lên xương hàm dưới và cơ cằn cùng cân. Vùng hốc hốc gò má ở phía sau cơ cắn, giới hạn trên là cung gò và cánh to xương bướm, dưới là dìa xương hàm, bên trong là mỏm chân bướm bướm và hầu, bên ngoài là mặt trong xương hàm, phía trước là lồi củ xương hàm trên và phía sau là tuyến mang tai. Vùng hốc chân bướm hàm ở sau hốc gò má. Trong vùng, có đoạn cuối động mạch hàm trong, tĩnh mạch, dây thần kinh hàm trên với hạch thần kinh Merkel.

Vùng vòm miệng không có mô lỏng lẻo, nếu có mủ thì ở giữa xương và niêm mạc. Vùng sau hầu, ở giữa hầu và cột sống. Vùng bên hầu hay hàm hầu chia ra: vùng sau trâm và vùng trước trâm. Vùng trước trâm gồm hai vùng: vùng tuyến nang tai và vùng khoang tuến, vùng bên amiđan. Vùng này có hình lăng trụ tam giác, phía dưới thông với vùng dưới hàm. Sàn miệng có cơ hàm mỏng chia sàn ra vùng trên cơ và vùng dưới cơ. Chân răng dài hay ngắn có ảnh hưởng tới nơi khu trú của viêm, do sự khác nhau giữa chiều dài chân răng và chiều sâu tiền đình. Ở hàm trên, chiều sâu tiền đình từ răng của giữa sâu dần đến răng nang, từ đây giảm dần đến răng khôn. Máng dưới nông hơn máng trên. So với chiều sâu máng, vị trí cuống răng ngắn hơn dây tiền đình, trừ ở na răng hàm lớn. Viêm mô lỏng lẻo có khi khu trú, viêm mô lan rộng, viêm tấy hoại thư, viêm mạn tính, bệnh do actinomyces.

Bệnh căn thường là do nhiễm khuẩn quanh cuống răng. Cũng như co khi biến chứng do răng, mọc, nhất là răng khôn hàm dưới, do viêm quanh răng, do nhiễm khuẩn khi gãy xương hàm.

Mô lỏng lẻo bị xâm nhiễm bởi các vi khuẩn từ ống tuỷ thoát ra ngoài cuống. Vi khuẩn có thể theo đường dây chẳng lên dọc chân răng tới lợi, hoặc xâm nhiễm xương ổ răng, rồi mô lỏng lẻo. Chiều dày ổ răng, vị trí đáy tiền đình, các nơi cơ và cân bám vào xương, vận động má, môi là những yếu tố dẫn đến nơi khu trú viêm mô lỏng lẻo. Đường bạch mạch ít gặp.

Viêm có thể có huyết tương hoặc viêm tấy. Khi viêm có huyết tương, có rối loạn tuần hoàn (pha co mạch ngắn tiếp theo là dãn mạch), bạch cầu và huyết tương thoát ra ngoài mạch máu, có đáp ứng miễn dịch. Người bệnh bị đau ở răng, có càm giác nóng ở nơi sưng, không sốt.

Dấu hiệu thực thể đầu tiên là mặt hơi sưng, da màu hồng, nhẵn, căng, nhiệt độ tại chỗ hơn cao. Sờ vào đau nhưng chưa có nề. Nếu chữa, răng sẽ khỏi. Nếu không sẽ thành viêm tấy.

Nơi sưng tuỳ theo răng nguyên nhân:

- Ở hàm trên, răng cửa giữa làm môi trên sưng, đau, có khi chỗ sưng đội lỗ mũi lên.

- Răng cửa bên: sưng ở rãnh mũi má hoặc vào vòmmiệng nếu hướng chân răng chéo vào trong.

- Răng hàm lớn và nhỏ: sưng ở phía trên má. Nếu chân răng trong gây nhiễm khuẩn thì sưng vòm miệng. Răng hàm lớn thứ hai và răngkhôn có thể gây nề ở trụ trước amiđan.

- Ở hàm dưới: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ: sưng ở ngoài hàm, có khi tiền đình dày lên.

- Răng cửa dưới ít bị sâu, nhưng hay bị hoại tử do chấn thương lúc nhai. Nếu không chú ý dù rạch mủ rồi, răng lại bị viêm lần nữa đôi khi có dò ở dìa dưới cằm. Cần chữa răng nguyên nhân, cắt bỏ đường dò, đôi khi thấy một mảng mục nhỏ ở xương nơi đó.

- Răng hàm lớn: sưng ở dưới lưỡi hoặc trụ trước amiđan (bản xương ngoài ở đó dày, nên xâm nhiễm hay theo hướng bản trong).

Dấu hiệu ở răng dễ phân biệt với viêm hạch, viêm tuyến nước bọt, đinh râu. Khó phân biệt viêm huyết tương với viêm tấy. Khi viêm tấy, có dấu hiệu đau hơn và sốt, nhức đầu. Cần chụp X quang để tìm nguyên nhân và quyết định nhổ hay chữa răng. Nếu ống tủy thông thì nên chữa răng, dẫn lưu qua ống tuỷ; nếu ống tuỷ không thông, nên nhổ để tránh biến chứng.

Viêm tấy khu trú quanh hàm, có apxe nóng. Mủ thường có màu vàng hoặc xanh lá cây, dính, thối; xung quanh là u hạt với nhiều mạch máu căng. U hạt có bạch cầu đa nhân, lympho bào, tương bào, nhiều enzym tiêu mỡ, vùng ngoài xơ hoá ít. Khi đã hình thành apxe có xu hướng làm thoát mủ ra ngoài da, đừng chờ mủ tự thoát vì phải chờ lâu và mủ có thể lan ra xung quanh.

Bắt đầu là viêm quanh cuống răng, dấu hiệu có khi rõ rệt, có khi không đau liên tục, có lúc đau nhói, thuốc giảm đau thường dùng ít kết quả. Người bệnh khó ăn, khó ngủ, hơi thở thối, tăng tiết nước bọt, có thể có co khít hàm nếu răng hàm kà nguyên nhân. Dấu hiệu toàn thân: sốt, nhức đầu.

Sưng ở mặt hay ở dưới hàm: Da đỏ, sờ vào đau, nóng, nơi đau dính vào xương. Khi mở miệng, thấy bản ngoài, hay bản trong xương hàm dày lên ở nơi có răng đau; nếu là răng hàm dưới, có xâm nhiễm sàn miệng. KHông chờ mủ tự thoát ra, nên rạch mủ, đặt ống dẫn lưu. Đặt gạc và buộc băng, sau này còn ít mủ mới dùng băng dính giữ gạc. Qua ống dẫn lưu, có thể nhỏ giọt thuốc sát trùng vào vết thương. Trước khi nhổ răng, nên cho kháng sinh, chờ lúc nồng độ kháng sinh huyết cao, hãy nhổ. Khi thân nhiệt trở lại bình thường và mủ đã hết, có thể cho ra viện.

Ở mặt ngoài xương hàm, viêm tấy răng hàm lớn và nhỏ, có co khít hàm, co khít càng nhiều khi răng càng ở phía sau. Đáy tiền đình dày lên, ở má da mặt đỏ, nề, sưng, đáy tiền đình cũng dày lên, sàn miệng bình thường.

Ở mặt trong xương hàm, mủ có thể ở trên cơ hàm móng. Co khít hàm nhiều hay ít tuỳ theo vị trí răng. Lưỡi vận động khó, nuốt đau. Sưng ở bản trong hàm, sàn miệng sưng, sưng ở cả dưới hàm, ở cằm hay góc hàm tuỳ theo răng nguyên nhân. Thân nhiệt cao.

Khi có mủ, rạch ở sàn miệng, sát mặt trong xương. Có khi viêm tấy khoang cơ cắn, ít gặp, thường do biến chứng mọc răng khôn hàm dưới; chỉ gặp khi chân răng số 7 và số 8 hàm dưới lệch ra phía bản ngoài.

Do mủ ở trong một khoang kín nên đau nhiều, đau lan lên tai. Mặt hơi biến dạng do sưng ở phía cơ cắn, da màu bình thường. Sờ vào đau, cứng, dính vào xương. Vì co khít hàm nhiều nên khám trong miệng khó. Tiền đình bình thường. Sờ vào vùng sau răng hàm hay dìa trước cành lên xương làm đau. Dấu hiệu toàn thân khi nhẹ khi nặng. Chụp X quang có thể cho thấy răng nguyên nhân. Mủ khó thoát, nếu có, thì mủ vào miệng hoặc tới hốc cung gò má. Nếu để lâu, mủ làm viêm bản ngoài cành lên xương hàm.

Viêm tấy răng cửa, rănh nanh lan ra mặt ngoài xương hàm, ở trên hay dưới cơ túp cằm.

Ở hàm trên, chỉ có viêm mô lỏng lẻo ở mặt ngoài xương vì vòm miệng không có mô lỏng lẻo.

Nhiễm khuẩn có thể lan tới cùng trụ bướm hàm. Ngay từ đầu, có sốt cao, có khít hàm chặt. Dấu hiệu lâm sàng duy nhất là tiền đình phía sau sưng lên. Đau ở mặt, dấu hiệu toàn thân tăng, rồi nề vùng thái dương và gò má. Nhiễm khuẩn ở vùng cơ cắn.

Răng nanh viêm làm sưng góc mắt trong, dễ nhầm với viêm túi lệ.

Viêm vùng răng cửa thường làm sưng môi và dưới lỗ mũi hay ở rãnh mũi má, ít khi sưng ở tiền đình.

Chẩn đoán thường dễ phân biệt với nhiễm khuẩn nang cuống răng, viêm tấy hạch, bệnh do actinomyces.

Đối với viêm cơ cắn, phân biệt với viêm tuyến nước bọt mang tai: phân biệt viêm vùng hốc mỏm bướm hàm, với viêm tắc tĩnh mạch, lúc này dấu hiệu nặng hơn nhiều.

Điều trị (tại chỗ)

Chỉ khi có dấu hiệu tại chỗ hay toàn thân mới dùng kháng sinh. Rạch dẫn lưu mủ ở da hay rạch trong miệng và nhổ răng. Chữa răng nếu răng còn tốt và dẫn lưu được mủ qua ống tuỷ. Khi rạch apxe trong miệng, nếu do răng hàm nhỏ, chú ý dây thần kinh cằm, rặch trên cơ hàm móng, chú ý dây thần kinh ;ưỡi, khi rạch vùng dưới hàm, chú ý nhánh thần kinh hàm dưới.

Viêm tấy khu trú chỉ gặp khi có biến chứng mọc răng khôn hàm dưới. Viêm khu trú: bên ngoài apxe theo rãnh giữa cơ thổi và xương hàm tới trước cơ cắn. Má sưng, da căng, màu bình thường hay đỏ. Khám miệng, thấy tiền đình sưng dọc theo các răng hàm lớn. Tuỷ các răng hàm đều sống. Dấu hiệu chức năng là đau âm ỉ, đau nhiều lúc nhai. Sưng làm đau khi nói, khó ăn, khó ngủ, há miệng không được to. Nhiệt độ thân tăng, người mệt, nuốt đau; màng vòm miệng sưng, mủ có xu hướng thoát ra từ đó hoặc viêm tấy khoang cơ cắn.

Ít gặp viêm tấy do răng khôn hàm trên mọc: Nếu có, thường sưng ở phía sau má, ở vùng chân bướm hàm hay ở vòmmiệng nhưng thường nhẹ. Viêm mô lỏng lẻo do viêm quanh răng có những dấu hiệu giống như trên, nhưng thường nhẹ.

Biến chứng do nhiễm khuẩn quanh cuống răng thường không nguy hiểm, nhưng cũng có khi biến chứng nặng có thể gây tử vong.

Viêm tấy hoại thư thường do răng hàm dưới hàm. Vi khuẩn là liên cầu khuẩn, tuy cũng có phối hợp tụ cầu, song cầu vi khuẩn. Vincent. William và Gurahuck năm 1943, trong 20 ca đều thấy có liên cầu khuẩn và 50% có vi khuẩn Vincent. Các tác giả thấy nguồn gốc chủ yếu là do răng. Viêm tấy toả lan (trước người ta gọi là “angine de Ludwig”). Bệnh thường do viêm quanh cuống răng hoặc do phẫu thuật sàn miệngl hoặc do gãy xương hàml hoặc do viêm amiđan. Những yếu tố làm bệnh nặng: vi khuẩn có độc tính cao, cơ thể người bệnh yếu, làm việc quá sức, nghiện rượu, đái tháo đường, anbumin niệu. Ngay từ đầu, đã có dấu hiệu toàn thân nặng: cơn run mạnh, sốt cao, mất ngủ, nói mê, nôn, ỉa chảy. Tại chỗ, dấu hiệu tuỳ theo nơi viêm. Nếu người bệnh còn sống, đến nay nhày thứ 5, 6 có mủ xanh, có các mảnh tổ chức hoại tử. Tình trạng toàn thân vẫn nặng và có thể biến chứng: chảy máu do mạch máu bị toét, tắc tĩnh mạch.

Bệnh nhân khỏi và có di chứng nặng. Điều trị viêm mô lan rộng dựa vào cách chữa nhiễm trùng huyết. Cần cho kháng sinh sớm, nhổ răng nguyên nhân, Ngay khi chưa có mủ, có thể lấy vi khuẩn tại chỗ, cấy để làm kháng sinh đồ. Trong lúc chờ kết quả, cho kháng sinh có phạm vi công hiệu rộng, nồng độ trong máu cao và đều. Nên dùng hai loại kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng tăng cường lẫn nhau. Có tác giả chủ trương cho corticoide, điều này còn tranh luận. Phẫu thuật: rạch để dẫn lưu.

Viêm mô lỏng lẻo mạn tính hay gặp ở má giữa cành ngang xương hàm duới. Lúc đầu, có viêm quanh cuống răng, sưng ở má rồi viêm trở thành mạn tính. Có thể có dò. Da bị xâm nhiễm, đau.

Ở Việt Nam ít gặp các trường hợp này. Nhưng thường ặp bệnh do Actinomyces, nhất là vào những năm 1950-1960. Bệnh do một lọai trực khuẩn kị khí Actinomyces Isráeli. Tuy gọi là nấm, nhưng chữa bằng các thuốc chống nấm không kết quả, trái lại. Kháng sinh có công hiệu, cho nên Dechaume (1980) cùng một số tác giả khác dùng từ bactériomyces để chỉ lọai nấm này.

Nấm ở người là Actinomyces Isráeli, kị khí, không tan huyết, không có bào tử. Nấm không có ở ngọai cảnh mà có ngay trong miệng: cao răng, túi viêm quanh răng, lỗ sâu, hốc amiđan. Có khi, có bệnh ở các cơ quan ngực, bụng nhưng thường gặp ở cổ,mặt.

Người bệnh bị sưng ở bên hàm dưới do nấm xâm nhiễm mô lỏng lẻo Nôi sưng có dấu hiệu cứng, người ta thường nói là cứng giữa viêm và ung thư. Da căng, nhưng không nề, máu gần như bình thường. Sau khi sưng mấy tuần, có apxe nhỏ trên mặt nơi sưng, màu da đỏ tím, mủ thoát ra lẫn hạt vàng dấu hiệu khuẩn lạc nấm. Apxe được chích hay tự vỡ có lỗ rò ở da nhưng không có rò trong miệng, có một hay nhiều apxe nhỏ trên nơi sưng. Có khi co khít hàm khá chặt, đau làm đêm khó ngủ. Không có hạch ở cổ, nếu không có vi khuẩn khác phối hợp. Có khi nơi sưng má lan lên vùng thái dương.

Bệnh hay có các vi khuẩn khác phối hợp. Nghiên cứu 32 người có bệnh này: 10 có Actinomyces Isráeli, 21 có trực khuẩn giống Actinomyces, chỉ có 5 ca có hạt vàng (Thoma). Tuy không tìm được nấm, nhưng không hẳn là không có, có thể vì có ít nên không tìm thấy (Thoma). Ông cũng cho biết Zitka (1951) thấy trong 176 ca nấm, thường nguyên nhân là do hàm răng dưới, kể cả răng sữa.

Theo Dechaume các loại nấm Actinomyces myeri. Act. Absessus, Act. Cellulitis cũng gây bệnh ở người. Nấm cũng gây thương tổn ở xương, tuy ít gặp.

Chẩn đoán bệnh đưa vào dấu hiệu lâm sàng: góc hàm sưng to, da màu bình thường, không nề, sau đó có thể có apxe trên nơi sưng; co khít hàm sớm chỉ khi khỏi bệnh mới hết sưng và không có các vi khuẩn khác phối hợp.

Chẩn đoán phân biệt với viêm mô lỏng lẻo, lao, giang mai và ung thư, nhưng có lẽ khó nhất là phân biệt nấm với viêm mô lỏng lẻo đã điều trị bằng kháng sinh với liều thấp.

Tìm hạt vàng ít gặp, làm sinh thiết không chắc chắn, lại gây sẹo ở má. Chờ có apxe rồi lấy mủ, thường khá lâu sau khi hàm đã sưng với các dấu hiệu kho khít hàm, đau. Khi co vàng, có lẽ tiện nhất là soi trên kính hiển vi, không nhuộm màu, ta dễ tìm thấy mixen hình như cánh hoa cúa, đuôi to.

Chẩn đoán nhiều khi chỉ loại trừ các bệnh khác và điều trị thử.

Phòng bệnh bằng cách điều trị các lỗ sâu răng, chữa các túi mủ và giữ vệ sinh răng miệng.

Điều trị toàn thân dùng kali iođua liều cao và kéo dài mấy tuần. Có người dùng tới 24g/ngày IK, tuy vậy với liều 6-7g/ngày, chúng tôi cũng thấy có kết quả.

Từ khi có kháng sinh, người ta ưa dùng pénicilline cùng với Sulfamide hoặc chỉ riêng kháng sinh; nhưng cần dùng liều cao và kéo dài thêm vài tuần sau khi có các dấu hiệu lâm sàng bệnh đã hết.

Khi thương tổn nấm ở xương hàm dưới lan lên lồi cầu, thì theo Zitka (1951), cần nạo ổ tiêu xương, cắt bỏ lồi cầu và nạo lõm khớp để tránh bệnh lan lên não.

Cần cho thuốc tiếp tục sau khi hết sưng, hết co khít hàm, hết đau, vài tuần. Thoma thấy có khi cần cho nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Bệnh kéo dài, lại thêm co khít hàm làm ăn uống khó, cho nên cần chú ý vấn đề dinh dưỡng người bệnh, cũng như giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Giáo sư Nguyễn Dương Hồng


Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình