Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Bệnh ỉa chảy là gì? Bệnh ỉa chảy ở người lớn diễn ra thế nào? Cách điều trị?

Ỉa chảy (ỉa lỏng) là một triệu chứng chức năng rất hay gặp về đường tiêu hoá, ỉa chảy có thể cấp tính. Người ta căn cứ vào lượng phân, tính chất phân, số lần đại tiện để xác định có ỉa chảy hay không. Bình thường theo thói quen từng người, đi đại tiện thường ngày là 1 lần, nhưng có thể 2 - 3 lần /ngày đến 2 - 3 lần /tuần; lượng phân nhiều hay ít tuỳ thuộc vào lượng chất xơ ăn vào, trung bình 200g/ngày. Về lâm sàng, ỉa chảy được định nghĩa là đại tiện rất nhiều lần hoặc rất lỏng và lượng rất nhiều. Về bệnh lí, ỉa chảy là sự bài tiết ra phân có nhiều nước và các điện giải trong đó chủ yếu là Nat+.

Ở người bình thường, sự bài tiết tương đối đều đặn ra một lượng phân nhất định là sự tổng hợp tương tác của một chuỗi cơ chế sinh lí trong đó có các hiện tượng tiêu hoá, hấp thu, vận động, hoạt động của các vi khuẩn đại tràng; tất cả được thần kinh và nội tiết điều hoà vì vậy nguyên nhân của ỉa chảy có rất nhiều, có khi do các yếu tố cục bộ hoàn toàn thuộc tiêu hoá, có khi do các bệnh ngoài tiêu hoá (ví dụ: nội tiết thần kinh).

Ỉa chảy cũng là một lĩnh vực mà các hoạt động tương hỗ giữa lâm sàng, sinh lí bệnh và điều trị đặc biệt rất phong phú, ví dụ. trong bệnh dịch tả, vì đã biết được cơ chế về hệ thống adenylatcyclaza AMP vòng nên cách điều trị đơn giản mà có hiệu quả như cho uống dung dịch chống mất nước; hay là nhờ hiểu được tác động của muối mật lên đại tràng nên sau khi cắt đoạn hồi tràng mà bị đi lỏng người ta dùng chất chêlatơ muối mật như cholestyramin... để điều trị.

Về chẩn đoán, đa số đi lỏng cấp tính đã tự khỏi hay chỉ điều trị triệu chứng, trước khi tìm được nguyên nhân; ngược lại, đi lỏng mạn tính đòi hỏi phải tìm cho được nguyên nhân.

Sinh lí các loại đi lỏng

Bảng cho biết lưu lượng nước và Na+ ở các đoạn khác nhau của ống tiêu hoá.

Lưu lượng và thành phần ion của dịch ruột ở các đoạn khác nhau của ống tiêu hoá bình thường.

Các đoạn ruột

Lưu lượng ml/24h

Nồng độ ion mEq/l

Mosm/l

Na+

K+

Cl-

HCO3-

 

Lúc vào (nước, dịch tiêu hoá)

Góc Treiz

Đoạn cuối hồi tràng

Phân

900

 

4500

1500

100

60- 80

 

140

140

40

15

 

5

8

90

60- 80

 

100

60

15

15

 

30

40

30

Thay đổi

280

280

300- 350

 

Chú ý:

Tổng số (Na+, K+) x 2 (vì có các anion) ở đây là (40 +90) x 2 = 260, gần bằng vớo áp lực thẩm thấu.

Mỗi ngày, ruột nhận 9 lít nước (do ăn uống cùng với các dịch tiêu hoá: nước bọt, các dịch: dạ dày, mật, tuỵ và ruột non). Ruột non hấp thụ 7 - 8 lít chủ yếu ở đoạn hỗng tràng; còn lại độ 1 lít nước vào đại tràng, tại đây nước, chất điện giải và các chất hoà tan được hấp thu. Cuối cùng phân chỉ bằng dưới 2% lượng ban đầu. Thực sự khả năng hấp thu của ruột non lớn hơn thế, đại tràng mỗi ngày có thể hấp thu đến 6 lít nước chứa 800 ml/q Na+

Sự hấp thu nước trong lòng ruột là một hiện tượng thụ động phụ thuộc vào chuyển động các chất điện giải. Từ góc Trieiz trở đi, dịch trong lòng ruột bao giờ cũng đẳng trương với huyết tương; vận chuyển chất điện giải kéo theo vận chuyển một lượng nước cần thiết để duy trì tính đẳng trương đó.

Nhiều cơ chế điều hoà sự vận chuyển ion của ruột: một số yếu tố kích thích hấp thu, một số khác kích thích xuất tiết. Những yếu tố đó là các hocmon, các chất nội tiết và các chất dẫn truyền thần kinh. Hệ thống thần kinh tại chỗ có vai trò quan trọng trong sự điều hoà. Các yếu tố hoạt động bằng cách tự gắn lên các rexptơ đặc hiệu của màng tế bào ruột (AMP vòng GMP vòng, Ca++). Có thể là hệ thống miễn dịch dưới - biểu mô kiểm soát sự vận chuyển các ion ruột: nhiều chất trung gian do tế bào ruột giải phóng ra (prostaglandin, yếu tố hoạt hoá tiểu cầu intelơkin, inteferon gamma, hiatamin, serotonin), làm thay đổi sự vận chuyển các ion trực tiếp hay qua trung gian hệ thần kinh tại chỗ.

Các cơ chế của đi lỏng

Có 4 cơ chế lớn trong đi lỏng: sinh thể tích (volumogénique) tăng vận động, thẩm thấu và xuất tiết.

Các cơ chế chính và nguyên nhân của đi lỏng

 

TT

Cơ chế

Căn nguyên

1

Sinh thể tích

Đi kỏng nội tiết: hội chứng Zollinger - Ellison

2

Tăng vận động (ruột tăng nhu động co bóp)

- Đi lỏng nội tiết: ung thư tuỷ tuyến giáp, hội chứng caxinoit, cường tuyến giáp.

- Đi lỏng do bệnh thần kinh tự động (đái tháo đường, thoái hoá dạng tinh bột).

- Đi lỏng do rối loạn hấp thu: sau cắt đoạn dạ dày, sau cắt dây X và mở thông môn vị, mổ thông dạ dày - hỗng tràng; suy tuỵ ngoại tiết, bệnh thương tổn thành ruột non, cắt đoạn ruột non, hấp thu kém muối mật hoặc axit béo ở hồi tràng, rối loạn tiêu hoá hydrat cacbob, thiếu men lactaza.

- Đi lỏng do ruột bị kích thích (hội chứng ruột kích thích hay bệnh đại tràng chức năng nguyên phát).

3

Thẩm thấu

- Đi lỏng do thuốc: nhuận tràng, tẩy muối, không hấp thu (manitol, socbitol...).

- Đi lỏng do rối loạn hấp thu: sau cắt đoạn dạ dày, mở thông dạ dày - hỗng tràng, suy tuỵ ngoại tiết, bệnh thành ruột non, cắt đoạn ruột non.

4

Xuất tiết

- Đi lỏng nội tiết: hội chứng Verner và Morrison.

- Đi lỏng do bệnh thần kinh tự động: đáo tháo đường, thoái hoá dạng tinh bột.

- Đi lỏng do nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng.

- Đi lỏng do thuốc, do bệnh thành ruột non, do cắt ruột non, do hấp thu kém muối mật hoặc axit béo ở hồi tràng, do rối loạn tiêu hoá hyrat cacbon, thiếu lactaza.

- Đi lỏng do bệnh ỉa chảy chlorua bẩm sinh, do viêm đại tràng, do u nhung mao và K đại tràng.

- Cơ chế đi lỏng do sinh thể tích (volumogéraque): Như đã biết, năng lực hấp thu nước và ion của ruột có thể bão hoà. Đi lỏng do sinh thể tích là loại đi lỏng mà nước - ion được sinh ra nhiều, vượt quá khả năng hấp thu tối đa của ruột, ví dụ, rỏ giọt nhiều thanh huyết mặn vào dạ dày có thể tạo ra kiểu đi lỏng này.

Về bệnh lí, đi lỏng hội chứng Zollinger - Ellison (hay gastrinôm) có cơ chế trên: u ở tuỵ làm dạ dày tiết nhiều gastrin kích thích dạ dày tăng tiết những lượng lớn dịch rất axit. Dịch này xuống tá tràng gây tăng tiết kiềm. Các dịch này vào góc Treitz với lượng rất lớn (14 - 24 lít/24h). Hỗng hồi tràng, đại tràng tái hấp thu tối đa 1 phần rất lớn nước và ion, nhiều dịch còn lại sẽ gây ra đi lỏng. Đi lỏng cả lúc không ăn uống, chỉ mất đi khi nguyên nhân làm tăng tiết dạ dày không còn nữa (hút dịch vị, chống tiết dạ dày bằng kháng H2, oméprazol....)

- Đi lỏng do tăng vận động: Muốn hấp thu được, phải có một thời gian để thức ăn tiếp xúc với niêm mạc ruột. Bình thường ruột non chuyển vận và hấp thu nhanh còn đại tràng thì ngược lại. Dịch cần ở lâu trong đại tràng, để cho sự hấp thu nước - ion được bình thường. Trong đa số đi lỏng do vận động, chuyển vận của đại tràng tăng lên. Thường đi lỏng là do tăng vận động làm tăng nhu động ruột, tuy nhiên ruột giảm nhu động cũng có thể bị đi lỏng (ví dụ: giảm phân đoạn đại tràng).

Có thể chứng minh rối loạn chuyển vận (transit) bằng test carmon đỏ, viên thuốc cản quang, phương pháp nhấp nháy đồ. Các chất kìm hãm chuyển vận như dẫn chất thuốc phiên là thuộc trị triệu chứng có hiệu quà. Đi lỏng vận động có thể xuất hiện hoặc tồn tại cả khi nhịn ăn. Các nguyên nhân của đi lỏng vận động có nhiều.

- Đi lỏng do thẩm thấu: Dịch ruột có áp lực thẩm thấu gần với áp lực thẩm thấu của huyết tương. Khi 1 dung dịch có tính thẩm thấu tích cực mà không hấp thu được sẽ gây đi lỏng do thẩm thấu vì chất này sẽ gọi thêm nước (thường phối hợp với tiết NaCl) cho đến khi lập lại được cân bằng thẩm thấu giữa huyết tương và dịch trong ruột. Hiện tượng nàu xảy ra ở đoạn ruột gần (tá tràng - hỗng tràng), hồi tràng đại tràng sẽ tái hấp thu phần nước và các ion, còn lại sẽ được tống xuống đại tràng dưới dạng lỏng áo áp lực thẩm thấu vào khoảng 350- 400, cao hơn bình thường. Tổng số Na+ + K+ và ion quá cao gây ra lỗ hổng chất thẩm thấu, được dung dịch không thể hấp thu hoặc các chất chuyển hoá của nó thể chân không, thể hấp thu hoặc các chất chuyển hoá của nó thế chân vào, kích thích làm tăng nhu động đại tràng. Đi lỏng thẩm thấu sẽ mất đi nếu không còn ăn uống dung dịch không hấp thu hoặc khi nhịn đói hoàn toàn.

Nguyên nhân của đi lỏng do thẩm thấu là:

1 - Dùng thuốc nhuận tràng như Mg sunfat.

2 - Hấp thu kém chủ yếu là gluxit do thiếu men hay rối loạn hấp thu toàn bộ.

3 - Các chất đồng hoá không thể hấp thu giữ lại nước trong ruột như socbitol, miannitol...

4 - Các loại đường kém hấp thu bị vi khuẩn đại tràng làm lên men chuyển thành axit báeo dễ bay hơi (axetat, propionat, butyrat) 1 phần được đại tràng hấp thu.

Kéo theo nước và Na+. Khi đại tràng không còn hấp thu được, sẽ bị đi lỏng.

- Đi lòng do xuất tiết: rối loạn đầu tiên là rối loạn vận chuyển NaCl. Bình thường các tế bào nhung mao của ruột hấp thu vào lớn hơn lượng tiết ra nên kết quả cuối cùng là hấp thu hết. Hấp thu có thể bị giảm đi vì bị ức chế hoặc ngược lại tăng xuất tiết vì bị kích thích hoặc do cả 2 nguyên nhân cộng lại. Thực tế khó mà phân biệt được 2 nguyên nhân trên, đại đa số các chất sinh tiết đồng thời vừa ức chế hấp thu vừa kích thích tiết dịch. Đi lỏng xuất tiết có 3 đặc điểm lâm sàng: 1. nhiều (0.8 - 1 lít/24h); 2. tồn tại cả lúc đói; 3. áp lực thẩm thấu của phân gần bằng áp lực của huyết tương.

Đi lỏng xuất tiết do vi khuẩn: Điển hình là đi lỏng do bệnh dịch tả. Một phần độc tố của phẩy khuẩn tả thấm vào trong tế bào ruột, kích thích adenylatcyclaza, men này xúc tác sự biến đổi ATP thành AMP vòng, chất sau này gây ra xuất tiết nước - ion. Người ta cho rằng độc tố khuẩn tả kích thích các tuyến nội tiết Cl và ức chế đồng vận chuyển NaCl trong nhung mao. Hấp thu glucoza cũng như hấp thu nước và ion Na không bị ảnh hưởng. Do đó điều trị bằng cách cho uống các dung dịch có muối với đường đã cho kết quả tốt. Một số khuẩn gây đi lỏng có cơ chế tương tự, chủ yếu là trực khuẩn coli gây bệnh đường ruột.

Đi lỏng nội tiết: Điển hình là hội chứng Verner và Morrison (hay bệnh tả do tuỵ). Đặc điểm của bệnh là đi lỏng nhiều (kèm mất nước, giảm K máu và trạng thái nhiễm toan). Đa số rp có u nội tiết (thường gặp nhất là ở tuỵ) sảnh xuất ra 1 peptit gây giãn mạch ruột gọi là Vasoactive Intestina peptida (VIP). VIP là chất gây đi lỏng, kích thích tổng hợp AMP vòng, làm cho toàn bộ ruột non xuất tiết, lượng nước - ion ở cuối ruột non tăng lên nhiều. Nếu hấp thu bị rối loạn thì bị đi lỏng. Khi cắt bỏ u không được, điều trị triệu chứng có hiệu quả nhất là dùng somato - statin (octreotide) hay chất tổng hợp tương tự (SMS 201 - 995), hình như các chất này vừa giảm sản xuất VIP và vừa làm giảm sự xuất tiết của ruột.

Đi lỏng có liên quang đến xuất tiết của muối mật và các axit béo lên đại tràng: các muối mật được hấp thu bình thường ở hồi tràng và bị hấp thu kém khi hồi tràng bị thương tổn hoặc nguyên phát không tìm thấy hiện tượng bệnh lí. Các muối mật không được hấp thu, đi vào đại tràng, bị các vi khuẩn ở đó làm bất liên hợp, các muối mật dihydroxyl hoá (chenodexoyxholat và deoxycholat) có tác dụng làm đại tràng xuất tiết (bằng cách kích thích adenylatyclaza) và gây ra đi lỏng. Dùng cholestyramin, một chất chêlatơ của muối mật, điều trị có kết quả.

Đối với rối loạn hấp thu mỡ, các axit béo thừa đi vào đại tràng bị vi khuẩn ở đó hydroxyl hoá, các chất sau này có tác dụng làm xuất tiết và gây ra đi lỏng. Nếu không chế được rối loạn hấp thu mỡ, cách điều trị đi lỏng do axit béo là ăn chế độ hạn chế lipit. Ngoài tác dụng tăng xuất tiến, các muối mật dihydroxyl hoá và axit béo hydroxyl hoá còn tác động lên vận động đại tràng làm tăng nhu động cũng gây ra đi lỏng.

Các đi lỏng xuất tiết khác mà tế bào ruột bình thường:

- Bệnh ỉa ra cholrua bẩm sinh do thiếu hấp thu clo ở hồi tràng và đại trạng (chloridorrhéc congénitale).

- Dùng chất nhuận tràng kéo dài có tác dụng tiết dịch (anthraquinon và thuốc diphenol).

Đang bị AIDS, Do Cryptosporidium là một loại kí sinh trùng có lẽ sản xuất ra một chất tiết chưa biết rõ.

Đi lỏng có thương tổn thực tế ở ruột non và hoặc ở đại tràng

- Ruột non: thương tổn thực thể có diện tích rộng của ruột non có thể gây đi lỏng, thường phối hợp với hội chứng hấp thu kém. Nhiều cơ chế tham gia vào đi lỏng: thẩm thấu (kém thấp thu các chất đồng hoá); thương tổn ruột non làm rối loạn hấp thu hay xuất tiết nước và các chất điện giải, đại tràng tăng tiết do rối loạn hấp thu các muối mật và axit béo.

Cần chú ý là nếu chỉ riêng đoạn ruột non gần tá tràng, hỗng tràng bị mất chức năng (bệnh ỉa chảy mỡ đoạn gần) hay bị cắt đoạn thì không có hoặc ít đi ỉa lỏng bởi vì đoạn ruột xa thay thế; các bệnh này có thể biểu hiện dễ dàng bằng các hội chứng suy dinh dưỡng (thiếu máu, nhuyễn xương, tetani thiếu Ca, hội chứng xuất huyết) mà có ít hoặc không có rối loạn chuyển vận. Ngược lại, nếu đoạn ruột non xa bị cắt đoạn hay mất chức năng sẽ có đi lỏng vì hấp thu kém các muối mật (trường hợp bị cắt ngắn) và hấp thu kém axit béo (trường hợp bị cắt dài).

- Đại tràng: Các thương tổn thực thể đại tràng có thể gây ra đi lỏng do nhiều cơ chế, thường phối hợp: ảnh hưởng của cắt đoạn ruột bên phải hoặc bán phần: kém hấp thu nước và ion vì niêm mạc bị hư tổn (viêm trực tràng xuất huyết, viêm đại tràng tạo keo); viêm hay u đại tràng làm máu, mủ, nhầy và protein xuất tiết đổ vào lòng ruột. Trong viêm, có thể là một số các trung gian hoá học (postaglandin, yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, intelơkin, inteferon gamma) làm cho biểu mô ruột rì chịch hoặc gián tiếp hoặc do thần kinh tại chỗ.

Một trường hợp đặc biệt là u nhung mao trực đại tràng tiết ra một lượng rất lớn chất nhầy chứa nhiều K+.

Các thể bệnh

Đi lỏng cấp tính ở người lớn

Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu và cơ chế sinh lí bệnh trong các thể đi lỏng do vi khuẩn:

Bệnh cảnh lâm sàng

Dịch tễ học, thời hạn

Sinh lí bệnh

Vi khuẩn gây ra

Đi lỏng nước không có sốt

Từ vùng có dịch lưu hành trở về 2 - 7 ngày

Các độc tố ruột

Phẩy khuẩn tả. E.Coli gây độc cho ruột. Aeromanas hyđrophila. Vibroparahemolyticus

Phân có máu mủ. Sốt. Đại tiện phân có bạch cầu, đau bụng.

Thức ăn nhiễm khuẩn 24 - 72 giờ

Thương tổn ruột. Phá huỷ tế bào dưới niêm mạc, mảng Peyer, hạch. Nhiễm khuẩn huyết

Shigella E.Coli xâm nhập ruột. Salmonella. Yesrsinia Camplyobacter s. typhi, S paratyphi A, B.

Đi lỏng sau dùng kháng sinh

Dùng lincosamid bêta lactamin một tuần

Loạn khuẩn có độc tố

Clostridum difficille Staphylococus aureus Candida albicans.

Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn

Nhiễm độc thức ăn tập thể 1 - 4h

Các độc tố

SaStaphylococus aureus

Baxillus cereus.

Đi lỏng cấp tính thường là do nhiễm khuẩn và có thể chia ra 2 dạng: đi lỏng do độc tố và đi lỏng do thương tổn niêm mạc ruột.

Đi lỏng do độc tố: Không có thương tổn niêm mạc và không có nhiễm vi khuẩn huyết. Các vi khuẩn gây bệnh tự gắn lên bề mặt của niêm mạc, sinh ra một độc tố làm cho xuất tiết nước, dẫn đến mất nước. Song một số vi khuẩn như Clostridum difficille lại sinh ra độc tố làm thương tổn niêm mạc đại tràng. Thể bệnh điển hình là bệnh phẩy khuẩn tả, còn có nhiều vi khuẩn khác cũng gây ra đi lỏng cấp như: E.Coli, Aeromonas, Clostridum difficille.

Đi lỏng do thương tổn niêm mạc: Các vi khuẩn thâm nhập vào các tế bào biểu mô, gây ra thương tổn trực tiếp đến biểu mô ruộ. Trong đi lỏng do độc tố, các vi khuẩn tự gắn vào tác tràng - hỗng tràng (trừ Clostridum difficille), còn trong đi lỏng do thương tổn, vị trí hư tổn ở vào đoạn hồi tràng xa và đại tràng. Về mặt tổ chức học, có loét và phản ứng viêm m5ch của lamina propria. Các vi khuẩn gây bệnh như shigella, salmoenlla camplyobacter và yersinia hình như có thể sản xuất ra một độc tố độc cho tế bào; mặt khác các vi khuẩn làm tăng thêm tổng hợp prostaglandin tại chỗ và các nghiên cứu thực nghiệm cho biết là indometaxin có thể làm bớt đi lỏng. Ngoài ra các thương tổn niêm mạc đại tràng làm cản trở tái hấp thu nứoc.

Các vi khuẩn gây ra thể đi lỏng này là: (xem bảng)

- E.coli gây bệnh cho ruột.

- E.coli gây bệnh chảy màu ruột: đi lỏng cấp chảy máu.

E.coli gây thương tổn ruột: hội chứng lị nặng có sốt.

Camptlobacter: loại C.Jejuni thường gây đi lỏng.

Yersinia enterocolitica.

Các trường hợp đặc biệt

- Đi lỏng sau dùng kháng sinh.

Nguyên nhân: Salmoncella, clostridium, betulinum, shigella, Aeromonas.

- Đi lỏng sau du lịch

Nguyên nhân: E.coli độc cho ruột, shigella, salmonella, campylobacter, lamnlia, entamoeba, histolytica, rotavirut.

- Suy giảm miễn dịch.

Nguyên nhân: campylobacter, virut (Cytomegalovirut...), kí sinh trùng lơvua.

- Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn

Nguyên nhân: salmonella, clostridium perfringens, staphylococus.

Bảng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn: nguyên nhân thường gặp theo triệu chứng lâm sàng và loại thức ăn.

Lâm sàng

 

Thức ăn

ủ bệnh ngắn (12h)

ủ bệnh dài

Không sốt

Sốt

Nôn mửa là chủ yếu

Đi lỏng là chủ yếu

Đi lỏng

Sữa và các chất có sữa

Staphylococus

 

Salmonella

Campylobacter

Shigella +

Thịt, sản phẩm của thịt

Staphylococus

Bacillus cereus

C. perfringens

Salmonella

Campylobacter

Yersnia

Shigella +

Đồ biển, các loại cá

 

Dineflagelles

V. Parahaemo;yti - cus. Salmonella

Rau

Bacillus cereus

Staphylococus

 

 

Yersnia

Salmonella

Shigella +

Chú thích: + truyền bệnh có thể do mang vi khuẩn

Đi lỏng mạn tính: Về phương diện lâm sàng, đi lỏng mạn tính có thời gian kéo dài hơn 6 - 8 tuần lễ. Tìm được nguyên nhân của đi lỏng mạn thường khó khăn, cho nên phải hỏi bệnh có phương pháp và khám xét cẩn thận, đi từ đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên là phải xác định đi lỏng thực, không phải đi lỏng giả ở bị táo bón; thứ hai là dựa vào lâm sàng và phân học để hướng về rối loạn hấp thu lipit hoặc lipit - protit, hoặc là một đi lỏng nước, vận động hay xuất tiết; thứ ba là tìm nguyên nhân, được chú ý ngay từ khi hỏi bệnh, đến khám lâm sàng, sau đó xác định bằng khám xét sinh học và hình thái (soi đại tràng, uống thuốc cản quang và theo dõi chuyển vận của ruột non).

Lâm sàng và xét nghiệm

Phân biệt đi lỏng thật với đi lỏng gỉ: Mặc dù kéo dài quá 6 - 8 tuần (ngưỡng thông thường của mạn tính), đại tiện phân lỏng không phải là đồng nghĩa với phân lỏng nước).

Hoặc là đại tiện phân lỏng trong một thời gian dài. Tình huống này rất dễ nhầm và rất hay gặp là cho người bệnh phải tự đi khám bệnh.

Chẩn đoán đi lỏng giả dựa trên trọng lượng phân (bao giờ cũng dưới 200g và thường là 100g/24h), không nhất thiết là ngày nào cũng đi đại tiện; giờ đại tiện chủ yếu vào buổi sáng, ít khi về chiều, không bao giờ về đêm, phân thay đổi trong cùng một ngày (có lần phân lỏng, có lần phân cục cứng); có tiền sử bị táo bón rõ, có bệnh túi thừa, bị trĩ hoặc ăn ít xơ. Về khám xét không có các dấu hiệu thương tổn thực thể, bụng có thể đầy hơi và đau khi ấn dọc khung

đại tràng.

Có hai phương pháp thăm dò đơn giản:

- Test đỏ Carmin: uống 2 viên x 0.50g vào một bữa ăn để đánh giá tình trạng chuyển vận của ruột, căn cứ vào thời gian mầu đỏ của thuốc xuất hiện đầu tiên và thời gian mất hoàn toàn mầu đỏ trong phân

Bảng theo dỏi màu đỏ carmin trong phân của đi lỏng thực, giả và táo bón.

 

 

Thời gian phân bắt đầu có màu đỏ

Thời gian phân hết màu đỏ

Đi lỏng thực

Đi lỏng giả

Táo bón

Rất ngắn (3 - 10h)

Nhiều ngày

Bình thường (10- 18h)

Rất ngắn (10- 18h)

Nhiều ngày

Rất dài không tính được

 

Khám xét phân trong 24h, theo phương pháp Goiffon: phân biệt phân lỏng, có trọng lượng hàng ngày bao giờ cũng dưới 200g có thể là 100g, không có dấu hiệu tăng chuyển vận của đại tràng (chủ yếu có bilirubin, không tinh bột hoặc ít celluloza, không khuẩn ái toan).

Bên cạnh táo bón, phải chẩn đoán phân biệt với:

Đại tiện ra nhầy mũi hay nhầy máu, phân ít hay không có, thường gặp trong K trực tràng, u nhung mao tăng tiết, hoặc viêm trực tràng hay viêm trực xích ma tràng trong bệnh viêm ruột mạn tính.

Đại tiện ra nước, không phải đi lỏng, do hậu môn không khép kín ở người già, thường cơ tròn mất trương lực.

Xác định thể lâm sàng của đi lỏng và ảnh hưởng lên tình trạng dinh dưỡng và nước cơ thể của bệnh nhân.

Đi lỏng do hấp thu kém lipit hay lipit- protit: phân nhìn mỡ bóng, to, đồng nhất, dẻo như bột nhuyễn, số lần: ít. Nhưng khi có phân lỏng (do kém hấp thu các muối mật, hoặc do vi khuẩn sản xuất ra các axit béo hydroxyl hoá), bệnh nhân suy dinh dưỡng, gầy gò hoặc có dấu hiệu suy dinh dưỡng (teo da, lở mòm, viêm lưỡi, rối loạn ở các móng, tetani, di cảm, phù hai chi dưới hay hội chứng phù cổ trướng, mỏi cơ hay bại chi do K+ máu giảm...). Cần phải xét nghiệm: công thức máu, ion đồ, protit và điện di, cholesterol toàn phần, tet D - xylose. Có thể tìm các giọt mỡ trong phân.

Đi lỏng nước không có rối loạn hấp thu lipit - protit, mà vận động hoặc tăng tiết nước - ion: phân nhìn mỡ bóng, to, đồng nhất, dẻo như bột nhuyễn, số lần: ít.

Đi lỏng do vận động: phân lỏng, đồng nhất, ngay sau khi ăn (hoặc sau bữa ăn một quãng thời gian ngắn), có khi đang ăn. Phân nhiều (nhưng trọng lượng vừa phải, thường dưới 1000g/24h), thường có các bã thức ăn chưa tiêu, nhất là rau, đau mót và có thể có giai đoạn đi lỏng giả chủ yếu là về đêm, bắt đi đại tiện, không đau bụng. Dùng test carmin cùng bữa ăn, thời gian xuất hiện mầu đỏ dưới 10h và mất đi dưới 18h (trong những trường hợp chuyển vận rất tăng, thời gian xuất hiện mầu đỏ dưới 3h và thời gian mất đi là 10h). Xét nghiệm phân 24g: trọng lượng lớn hơn 300g/24h, có nhiều bilirubin, tinh bột, celluloza, khuẩn ái toan (nếu trước đó không dùng kháng sinh).

Đi lỏng do tăng tiết nước - ion trong ruột non và nhất là đại tràng: Dù là thực thể hay chức năng, bệnh nhân đi lỏng nước không có giờ giấc đặc biệt; có thể có máu vi thể hay đại thể; các dấu hiệu tăng chuyển vận thường là kín đáo hoặc không có. Nhịn ăn mà mất đi lỏng thì nghĩ đến cơ chế thẩm thấu. Phải tìm các triệu chứng ảnh hưởng lên cân bằng nước - điện giải và cân bằng kiềm - toan (K+ máu giảm, nhiễm kiềm chuyển hoá, giảm Cl- máu xuất hiện hay nặng thêm lên do suy giảm K, tăng andosteron thứ phát) bằng thử ion đồ trong máu và nước tiểu, dự trữ kiềm, pH, chức năng thận.

Tìm nguyên nhân, đã rõ hay có thể nghi ngờ bằng hỏi, khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng: Đi lỏng mạn tính hay gặp nhất là thuộc về đại tràng, trong đó đi lỏng chức năng trong hội chứng đại tràng kích thích đồng nghĩa với hội chứng ruột kích thúch lại hay gặp; phải tìm thương tổn thực thể trực - đại tràng thật triệt để vì: nếu có thương tổn thực sự thì phải có điều trị đúng nếu không có thương tổn thực thì xác định là đi lỏng chức năng; trong trường hợp đi lỏng chức năng, cũng phải định kì thăm khám về mặt hình thể học của trực và đại tràng, chủ yếu là nội soi để phát hiện nguy cơ bị K đại tràng - trực tràng; có hai lạoi đi lỏng do thuốc gây nên: dùng thuốc nhuận tràng kéo dài... đi lỏng nước mạn tính kéo dài lâu năm mà lại ít ảnh hưởng đến toàn trạng bệnh nhân là một lí do chắc chắn để nghĩ về hội chứng đại tràng kích thích: trong bệnh Coeliaque (ỉa chảy mỡ), đi lỏng mạn tính khi có khi không, hoặc thay đổi hoặc tiến triển từng đợt (đi lỏng ngắt quãng( hoặc là bản thân bệnh nhân cho là thứ yếu vì đã quen với hiện tượng thường đại tiện lỏng nước hoặc nhão.

Hỏi bệnh: Rất quan trọng. Tìm các dấu hiệu kèm theo đi lỏng: chức năng (đau bụng, đầy hoi, dấu hiệu thuốc hậu môn, các biểu hiện khớp, vận mạch hay cảm giác - vận động, dấu hiệu da - niêm mạc như viêm lưỡi, sắc tố); toàn thân (gầy, sốt).

Bệnh phối hợp: đái tháo đường, bệnh thần kinh hay giáp trạng, bệnh hệ thống kể cả thoái hoá dạng tinh bột, tiền sử cắt đoạn dạ dày hay ruột non, bệnh toàn thể, bệnh tai mũi họng hoặc hô hấp bị đã lâu ngày hay đang bị, bệnh gia đình về tiêu hoá, nội tiết hay miễn dịch.

Tiền sử: táo bón, chậm lớn, bị tiêu tiếp các đợt viêm ruột hồi còn nhỏ, chủ yếu là vào tuổi đi học.

Đang dùng thuốc gì trước đây và hiện nay, dùng kéo dài: colchicin, tinh chất giáp trạng, thuốc nhận tràng các loại, kháng sinh...

Kháng thực thể: phải rất cẩn thận mặc dù hội chứng đại tràng kích thích chỉ có rất ít triệu chứng chủ quan, nội soi là một biện pháp bổ sung cho khám thực thể ban đầu. Tìm khối u ở bụng, chủ yếu quanh rốn hay dọc khung đại tràng: gan to, chủ yếu là gan có di căn K, cổ trướng, thương tổn hậu môn, chủ yếu là hai bên - cứng hay hẹp ống hậu môn; thương tổn trực tràng; hạch ngoại vi (bệnh Whipple, lymphôm); thương tổn tuyến giáp (cường giáp, ung thư giáp), các dấu hiệu bệnh thần kinh ngoại vi hay hạ huyết áp lúc đứng (đái tháo đường, thoái hoá dạng tinh bột); tiếng thổi ở bụng hoặc những tiếng thổi động mạch ngoại vi (thiếu máu mạc treo); tiếng thổi của tim chủ yếu yếu ở vùng 3 lá và hoặc là một hội chứng vận mạch mặt - thân và hoặc một tiếng rít lúc thở ra (hội chứng carcinoit); rối loạn sắc tố da (bệnh coeliaque, bệnh Whipple, suy thượng thận mạn), thương tổn móng tay hay niêm mạc, các dấu hiệu về cơ biểu hiện rõ suy dinh dưỡng, giảm K máu, rối loạn lâm sàng về nước, chậm lớn.

Khám cận lâm sàng: mục đích là tìm nguyên nhân, trước tiên là thuộc trực - đại tràng, đi từ dễ đến khó, đơn giản ít hại đến phức tạp.

Về hình thái: Chụp bụng không chuẩn bị để tìm hiện tượng vôi hoá ở tuỵ; nội soi trực - đại tràng có thể sinh thiết từng đoạn ruột, thụt thuốc baryt vào đại tràng; soi tá tràng và sinh thiết; theo dõi chuyển vận của ruột non nếu cần.

Về sinh học: xét nghiệm phân tìm kí sinh trùng (lamblias). pH phân (pH dưới 4 có thể là lên men hydrat C không được hấp thu), ion đồ (Na+, K+) và nồng độ thẩm thấu của phân (để tìm lỗ hổng thẩm thấu), test hô hấp về H2 để tìm hấp thu hydrat C, nhất là do vi khuẩn ở ruột non hay thiếu disacharidaza (lacraza), điện di protein và định lượng 3 loại Ig chính để tìm suy giảm Ig nguyên phát.

Căn nguyên

Các rối loạn hấp thu: có thể toàn thể hay một phần, xác định bằng test D - xylose (thương tổn thành tá tràng - hỗng tràng hay thương tổn lan toả, hoặc phát triển vi khuẩn trong ruột). Nếu có hoặc ỉa chảy mỡ; suy tuỵ, phát triển khuẩn ruột, thương tổn rộng thành hỗng - hồi tràng. Có rối loạn test về hồi tràng, rối loạn hấp thu nguyên phát về hydrat C chủ yếu là disaccharit.

Tiêu hoá kém: thường là do tuỵ (viêm tuỵ mạn, cắt tuỵ toàn phần, tắc ống tuỵ to K, mucobiscidose). Tìm amlase máu, đái tháo đường, siêu âm tuỵ. Chụp ống Wirsung.

Các dạng tiêu hoá kém liên quan với sự suy giảm muối mật nguyên phát (tắc mật ngoài hay trong gan, rò mật ngoài hay trong) hoặc thứ phát (bệnh về hồi tràng, cắt đoạn hồi tràng, dùng cholestyramin).

Các rối loạn hấp thu do phát triển vi khuẩn mạn tính trong ruột: dùng test hô hấp H2 (test d - glucosa), có thể thử điều trị bằng một kháng sinh uống có phổ rộng (cyclin).

Các nguyên nhân chính: hội chứng quai ruột ứ trê (quai ruột chột sau phẫu thuật, đoạn nối tắt, hẹp bán phần ruột non, bệnh túi thừa ruột non, giảm nhu động ruột toàn thể do xơ cứng bì hay giả tắc ruột mạn tính hoặc bệnh thần kinh, đái tháo đường hay thoái hoá dạng tinh bột), đôi khi là trào ngược đại tràng - ruột non ở chỗ rò hay ở chỗ cắt van Bauhin hoặc ở chỗ nối ruột non - đại tràng, trong một số trường hợp là do nhiễm khuẩn mật do tắc các đường mật không hoàn toàn và một số ít ca có nguyên nhân suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc lymphom ác tính lan toả ở ruột non.

Các rối loạn hấp thu do thành ruột: bệnh có liên quan đến các tế bào ruột: bệnh coeliaque, phát hiện qua soi tá tràng, sinh thiết từng đoạn ở tá tràng và chế độ ăn không có gluten - bệnh do cryptosporidium hay coccidium như là một suy giảm miễn dịch dạng AIDS (Sida), bệnh Whipple, u lympho ác, cắt đoạn ruột, bệnh Crohn, bệnh ruột non do tia xạ hay do thiếu máu, giãn mạch bạch huyết.

Các rối loạn hấp thu nguyên phát của hydrat C, chủ yếu là thiếu disaccharidaza (lactaza): dùng test H2.

Các loại đi lỏng nước không có rối loạn hấp thu mỡ, đạm và hydrat C.

Đi lỏng do vận động: có thương tổn thực thể, thể dịch: u careinoit xuất tiết, cường tuyến giáp, u tuỷ tuyến giáp - thần kinh: bệnh thần kinh tiêu hoá, đái tháo đường hoặc thoái hoá dạng tinh bột.

Thuốc (tinh chất tuyến giáp), do thương tổn: cắt đoạn dạ dày, cắt đoạn ruột non một diện tích rộng.

Chức năng: hội chứng ruột kích thích (bệnh đại tràng chức năng, đại tràng kích thích).

Các loại đi lỏng nước xuất tiết có ít hay không có tăng chuyển vận: Thương tổn thực thể thường ở vùng trực - đại tràng và hoặc ở hồi tràng: K trực - đại tràng gồm có u van hội - manh tràng, bệnh viêm mạn tính, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng (chảy máu), viêm mạn do kí sinh trùng (amip, bilharzia), do điều trị tia xạ, hoặc do dùng thuốc nhuận tràng kéo dài. Đôi khi ở ngoài đại tràng, chủ yếu là do nội tiết: đi tả do tuỵ, hội chứng Zollinger - Ellison.

Dùng thuốc: Colchiein, biguanid, tinh chất tuyến giáp.

Chức năng: thường là hội chứng ruột kích thích.

Biến chứng đi lỏng

Dù có những nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu bị đi lỏng nặng hoặc kéo dài, sẹ bị mất nước, muối, kali và bicabonat dẫn đến tình trạng nhiễm toan chuyển hoá. Nếu nước có nồng độ điện giải như huyết tương thì khu vực ngoài tế bào sẽ bị thiếu nước đẳng trương. Mặc dù tình trạng thiếu nước trong máu lưu chuyển (hypovolémie) ảnh hưởng đến tưới máu thận, nhưng không có những thay đổi ngay về nồng độ điện giải trong huyết thanh nếu không có hoặc cho đến khi nước được đưa vào đủ để khôi phục lại khối lượng máu cho cơ thể; trong trường hợp này, nước được hấp thu sẽ làm loãng máu huyết tương gây nên tình trạng thiếu Na+ huyết. Mặt khác, đi lỏng do thẩm thấu gây ra mất nước nhiều hơn là mất muối đưa đến hậu quả ngay là tăng Na trong máu.

Lượng Kali trong đại tràng thường nhiều hơn lượng Kali trong huyết tương cho nên hầu hết các đi lỏng đều làm giảm Kali trong máu, nhiều khi rất nặng, nhất là khi đi lỏng mạn tính mà chức phận đại tràng không bình thường. Nồng độ Kali huyết dễ gây rối loạn hơn là nồng độ Na+ vi thận sẽ nhanh chóng giữ lại Na bằng cách làm giảm bài tiết Na+ ra nước tiểu, còn đối với Kali thì khả năng thận hình như không có. Khi lượng phân tăng lên, nồng độ Kali trong phân có khuynh hướng được giữ không thay đổi trong khi đó Na lại bị mất nhiều hơn.

Có nhiễm toan chuyển hoá vì phân thải ra bicacbonat và các ion hữu cơ, thêm bào đó là tình trạng đói, nhiễm toan axit lactic do thiếu máu lưu chuyển và thiếu máu trong các tổ chức làm cho nhiễm toan nặng thêm. Mặt khác, nếu Na và Kali bị mất nhiều hơn là bicacbonat, hoặc khi tình trạng thiếu Kali máu nặng phải có sự trao đổi H+ nội tế bào để bù cho Kali thì có thể có tình trạng nhiễm kiềm.

Điều trị đi lỏng được tiến hành theo 3 bước: 1) điều chỉnh lại các rối loạn nước và điện giải cho cơ thể nếu có; 2) điều trị nguyên nhân hoặc các bệnh đã tham gia vào; 3) điều trị các triệu chứng hay là điều trị không đặc hiệu triệu chứng đi lỏng.

Rối loạn nước, điện giải: bước 1 là quan trọng nhất và đòi hỏiphải chú ý đầu tiên, còn 2 bước sau có thể tiến hành đồng thời.

Như đã nói, bị đi lỏng nặng chủ yếu là thiếu nước, muối, kali và bicacbonat. Đi lỏng mạn tính, bị gầy yếu, dùng các chất dinh dưỡng nhất là đạm; chỉ hồi phục nước bằng uống thì chưa đủ, thường là không có kết quả và có thể gây ra tình trạng làm giảm các chất điện giải nếu là thiếu nước trong khu vực ngoài tế bào. Đối với đi lỏng do bệnh tả hoặc nhiễm độc tương tự, cần uống cứ mỗi lít nước cho thêm vào đó natri 100 mEq, chlorua 70 mEq, kali 10 mEq và glucoza 120 mmol. Glucoza rất quan trọng vì niêm mạc ruột hấp thu glucoza sẽ kéo theo Na+. Đối với đi lỏng nhẹ, chỉ cần cho uống một lượng nhỏ chất điện giải. Người ta chỉ dùng 1 cách đơn giản và đại chủng là nước luộc thịt (nước xuýt) có muối, K và nước hoa quả thay đường, thêm K. Trường hợp nặng, nhất là khi đi lỏng có thêm buồn nôn và nôn mửa, có thể phải truyền dịch bằng đường tĩnh mạch, 1 lít dung dịch có thể có Na 133mEq, chlorua 98 mEq và K 13 mEq, gần giống với dung dịch Ringers lactat (Na+ 130 mEq, chlorua 109 mEq) nhưng nên thêm Kali cho đủ 4 mEq, dung dịch Ringers’s lac tat mỗi lít cũng chứa 28 mEq bicacbonat và cần tăng thêm nếu có tình trạng nhiễm toan nặng.

Trong trường hợp đi lỏng cấp hoặc nặng, cho ăn bằng đường tiêm truyền hoặc chỉ nên ăn lỏng nước để cho ruột nghỉ. Điều này đặc biệt quan trọng khi bị đi lỏng thẩm thấu, vì loại đi lỏng này phụ thuộc vào chế độ ăn. Khi đi lỏng đã giảm và hồi phục nước điện giải đã đủ thì chế độ ăn cần thay đổi dần dần thích nghi với tình trạng bệnh của từng người.

Điều trị nguyên nhân: có nghĩa là tránh hay loại bỏ các yếu tố gây đi lỏng.

Đi lỏng do thẩm thấu : tránh các thức ăn, dịch, thuốc có tính thẩm thấu tích cực.

Chống vi khuẩn gây bệnh bằng kháng sinh thích hợp. Song cần cẩn thận khi dùng vì có 2 lí do: 1) chỉ 1 số nhỏ trường hợp đi lỏng thông thường do vi khuẩn có đáp ứng với kháng sinh. 2) 1 số kháng sinh chủ yếu là loại có phổ rộng, có thể làm rối loạn quần thể vi khuẩn tự kiểm soát được đi lỏng, khi đã xác định được chủng gây ra bệnh và khi đã tìm thuốc có mẫn cảm.

Đi lỏng trong dạ dày vô toan là một chứng mạn tính thường xuyên và không điều trị được. Có thể dùng HCl loãng dược dụng, pepsin với bétain, pepsin (35mg) và axit glutamic (500mg) uống vào bữa ăn. Uống bù HCl hay axit glutamic, HCl để làm tăng axit trong dạ dày thường không đủ và không nên dùng để điều trị, tốt hơn hết là chữa triệu chứng và nếu cầnthiết dùng kháng sinh để loại trừ nhiễm khuẩn thứ phát.

Đi lỏng do muối mật được điều trị bằng cholestyramin (Questran, Cuemid...) là một chất cô lập muối mật bất liên hợp, ngăn được tác dụng nhuận tràng do thẩm thấu. Ngày uống 4g x 3 lần trước bữa ăn và giảm dần đến liều duy trì. Nhiều bệnh nhân không chịu được thuốc nếu dùng liều cao vì cholestyramin có khuynh hướng tới việc hấp thu mỡ. Cholestyramin có thể gây

ra chứng nhuyễn xương vì kém hấp thu vitamin D, không được dùng trong chứng ruột ngắn nhất là khi cắt 1 đạon hồi tràng dài hơn 100cm hoặc khi đại tiện ra 20g mỡ mỗi ngày.

Đi lỏng do nhiều axit béo có thể điều trị bằng cách thay thế triglyxerit chuỗi dài trong thức ăn thông thường bằng triglyxerit chuỗi trung bình (MCT): dùng dầu MCT (1 thành phần mỡ của dầu dừa) uống thẳng hay trộn cùng thức ăn. Một thìa xúp tương 15g mỡ và cung cấp 115 kcalo. Cần phối hợp với chế độ ăn giảm mỡ.

Đi lỏng trong hội chứng Verner và Morrison, có thể dùng somato - statin hay chất tổng hợp SMS 201 - 995 để làm giảm sản xuất VIP và xuất tiết của ruột.

Đi lỏng trong viêm loét đại tràng không đặc hiệu, bệnh Crohn: dùng cocticoit, salazosulfapyridin (salazopyrin, sulltasalazin), cromoglycat natri (Nalcrom, có thể dị ứng do thức ăn).

Đi lỏng do tàng quá trình lên men: dùng nước vôi nhì.

Đi lỏng có phối hợp với Cacxinom tuỷ giáp trạng và 1 số đi lỏng có tăng hoạt động của Prostaglandin đã được điều trị theo kinh nghiệm là dùng hạt nhục đậu khấu (muscade) trong đó có myristicin là chất có hoạt tính giống như atropin (atropinlike). Axit etacrynic (Edecrin) là một chất ức chế adenin cyelaza, trên thực nghiệm đã tỏ ra có khả năng làm giảm lượng nước và điện giải bị mất trong 1 số đi lỏng do độc tố, Spironolacton (Aldacton) ức chế hoạt tính của adldosteron, có thể làm ruột tăng hấp thu natri, giống như ở thận.

Điều trị triệu chứng đi lỏng thường tỏ ra có hiệu quả và bêb dùng phụ thêm với các thuốc kể trên. Ngoài ra còn phải chú ý đến chế độ ăn uông, điều chỉnh tuỳ theo bệnh và tuỳ theo từng người, không có chế độ ăn chung cho mọi người đi lỏng. Bệnh nhân có thể góp phần vào chọn chế độ ăn hơn là bị áp đặc một cách máy móc.

Chất keo nhầy của hạt psyllium giúp vào việc điều trị chứng đi lỏng nước, 1 thìa 5mml đầy hạt trong 1 cốc đã có 3/4 nước hay nước hoa quả x 2 lần/ngày.

Một số chất để hấp phụ, mặc dù có chế tác dụng chưa rõ ràng, được dùng theo kinh nghiệm như: bismuth, gel hydroxyt nhôm, kaolin, peetin.

Lactobacilus acidophilus (bioflor, antibiophilus...) được dùng để tác động lên quần thể vi khuẩn ruột.

Chất anticholinecgic làm giảm co bóp ruột, dùng trước bữa ăn để trị triệu chứng buồn đi đại tiện để điều trị lo lắng về tinh thần.

Glucagon là một hocmon tiêm tĩnh mạch có thể ức chế hoạt động của cơ ruột.

Các dẫn chất thuốc phiên làmgiảm trương lực cơ trơn và tăng cường sự phân đoạn (segmentation) của ruột nhưng lại làm liệt lực đẩy của ruột. Hay dùng là cồn paregoric, codein, dùng đơn độc hay phối hợp với kaolin, pectin. Codein 20- 40 mg/ngày hay cồn paregoric 4 - 10 mg/ngày (1g tương đương với 53 giọt), viên opizoic...Ngày nay người ta thay thế 2 loại đó bằng diphenoxylat, loperamid.

Diphenoxylat (công thức hoá học liên quan với meperidin) tác động giống như các chất thuốc phiện. Diphenoxylat cũng có tác dụng giống như atropin nên có thể gây khô miệng mặc dù dùng liều nhẹ. Liều cao diphenoxylat có thể ức chế hô hấp, dùng nalorphin để giải độc, có thể gây giãn đại tràng nhiễm độc khi đang bị viêm ruột cấp tính. Mặc dù thuộc họ thuốc ngủ, nhưng không có tác dụng công thêm vào, tuy dùng kéo dài. Liều dùng tuỳ từng người: diphenoxylat (Lomotil Raesee...) 2.5 mg có thể cho 1 - 3 viên/ngày trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ. Có thể dùng trước khi đi công tác 1 - 2 viên để ngừa đi lỏng dọc đường. Cấm chỉ định trong đi lỏng do nhiễm trùng nhiễm độc vì đi lỏng là một hình thức thải vi khuẩn và độc tố.

Loperamid (Imodium. Imosee, Suprasee...) 6 - 10mg/ngày, có thể cho liều nhẹ 2- 4 mg/ngày để duy trì.

Hiện nay người ta đang nghiên cứu tác dụng chốgn đi lỏng của clonidine (catapressan) là một thuốc làm hạ huyết áp.

Giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Ngạc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình