Lao hạch là một loại lao ít nguy hiểm, không gây tử vong, nhưng khá phổ biến và diễn biến kéo dài, gây trở ngại trong sinh hoạt, thường để lại nhiều di chứng, những sẹo dị dạng. Việc chẩn đoán lao hạch trong nhiều trường hợp thường không chính xác và việc điều trị thường không chu đáo vì hay bị coi nhẹ.
Có hai thể lao hạch chính: lao hạch khí phế, biểu hiện của lao sơ nhiễm gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ và lao hạch ngoại vi, một loại lao ngoài phổi thuộc thời kì sau sơ nhiễm của quá trình nhiễm lao, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Ở đây chỉ đề cập đến bệnh lao hạch ngoại vi. Vấn đề lao hạch khí phế quản được trình bày chung trong bài lao sơ nhiễm.
Người ta chưa có các số liệu chính xác về tình hình mắc lao hạch ở mỗi nước cũng như trên thế giới. Lí do là vì không được phát hiện, thống kê hoặc chẩn đoán không chính xác, không áp dụng cùng tiêu chuẩn giữa các nước.
Về lí thuyết, khi có 100 trường hợp lao phổi có vi khuẩn thì sẽ có khoảng 120 trường hợp lao phổi không có vi khuẩn và lao phổi (Stublo), trong số này tỉ lệ rất khác nhau.
Một thống lê tổng hợp của bác sĩ Lin (Viện nghiên cứu lao Tokyo, 1986) cho thấy lao ngoài phổi rất phổ biến ở các nước thuộc quần đão nam Thái Bình Dương (Solomon 31,8% tổng số bệnh nhân lao điều trị, Tonga 21,8%, Papua Niu Guini 31,2%) trong khi ở lục địa Châu Á lại khá thấp (Nhật Bản 10.4%, Xingapo9,8%). Lí do được giải thích vì lao là một bệnh mới xuất hiện ở các đão trong ki ở lục địa thì đã tồn tại từ lâu đời.
Ở Việt Nam, tại Viện lao và bệnh phổi, lao hạch gặp tương đối phổ biến.
Theo thống kê của bác sĩ Nguyễn Duy Linh, trong 15 năm (1976 - 91),. Viện đã thăm 9252 trường hợp nghi ngờ lao hạch, trong số đó 3546 được xác định về phương diện tế bào học. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 230 trường hợp lao hạch đã được chẩn đoán.
Về tuổi mắc bệnh, theo lí luận bệnh sinh, lao hạch dễ xuất hiện ở thanh thiếu niên (giai đoạn 2 của phân kì Ranke, khi dị ứng phát triển mạnh, miễn dịch mới hình thành). Tuy nhiên, có thể do chẩn đoán muộn, nhiều bệnh lao
hạch có tuổi đời khá cao (66% từ 31 - 50 theo tổng kết của bác sĩ Đỗ Thị Lụa. Viện lao và bệnh phổi, 1991). Ở người trên 60 tuổi cũng có thể gặp từ 9.6% (Đặng Thị Hương) đến 11.3% (Nguyễn Duy Linh).
Về giới, không thấy có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, trong tổng kết của bác sĩ Nguyễn Duy Linh đã nêu một tỉ lệ đáng lưu ý về mắc lao hạch sau sinh đẻ ở phụ nữ.
Về nguyên nhân: cũng như đối với bệnh lao nói chung, người ta mắc lao hạch vì 2 lí do: vi khuẩn và cơ địa.
Về vi khuẩn: Mycobactérum là căn nguyên của lao hạch với các chứng lao người, lao bò hoặc cả không điển hình.
Chủng lao là nguyên nhân phổ biến nhất. Chủng lao bò hay gây bệnh trước kia ở Châu Âu cũng như ở Ấn Độ, khi còn thời gian thói quen uống sữa bò chưa tiệt trùng Mycobactérum không điển hình được phân lập ngày càng nhiều trong lao hạch nhiều nước Châu Âu, nhưng ở nước kinh tế đang phát triển, dịch tễ lao cao, có vẻ ít gặp hơn. Ở Ấn Độ, trong 128 hạch viêm có thương tổn lao rõ rệt qua sinh thiết đã tìm thấy vi khuẩn lao ở 101 trường hợp và chỉ thấy M. scrofulaceum ở 1 (Krishnaswami, 1972). Ở Kenya, trong 57 trường hợp lao hạch, thấy ở 41 có vi khuẩn lao và không phát hiện được vi khuẩn lao bò hoặc không điển hình (Sula, 1960).
Ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về vấn đề này, nhưng theo bác sĩ Nguyễn Duy Linh, khoảng 3 - 5% trường hợp có thể nghĩ là do M. không điển hình gây nên.
Ngoài vi khuẩn, lao hạch còn có những nguyên nhân toàn thân và tại chỗ. Sức khoẻ suy nhược, khả năng đề kháng của cơ thể giảm sút, suy dinh dưỡng cũng như hạch đã bị thương tổn do các căn nguyên không đặc hiệu, vi khuẩn, vi rút, v.v..., đều là những điều kiện dễ làm tăng khả năng mắc lao hạch.
Về bệnh sinh học: lao hạch là một biểu hiện của quá trình nhiễm lao chung của cơ thể, vi khuẩn lao từ thương tổn ban đầu (trong đa số trường hợp là ở phổi) lan tràn theo đường máu hoặc đường bạch huyết và đến gây bệnh ở hạch. Các khả năng lan tràn cũng như khu trú của vi khuẩn này đều tuân thủ những quy luật chung của quá trình nhiễm lao và có một số điểm đáng lưu ý sau:
Lao hạch có thể xuất hiện trong cả 2 thời klì sơ nhiễm và sau sơ nhiễm, nghĩa là hoặc đồng thời vời giai đoạn vi khuẩn mới xâm nhập hoặc muộn hơn, khi dị ứng tăng mạnh, hỗ trợ cho sự lan tràn của những vi khuẩn đã bị khu trú sau sơ nhiễm.
Trong căn nguyên lao hạch, vai trò của cơ địa cũng quan trọng không kém vi khuẩn và mối tương quan miễn dịch - dị ứng ở đây cũng có tính chất quyết định không kém so với các thể lao khác.
Về phương diện giải phẫu bệnh lí, lao hạch cũng mang những thương tổn đặc hiệu của lao nói chung và khỏi, trong tuyệt đại đa số trường hợp, cũng sẽ chỉ là một quá trình sinh xơ hoặc vôi hoá, sự hồi phục hoàn toàn hầu như rất ít khả năng xảy ra.
Cũng trong quy luật của bệnh lao nói chung, lao hạch có khả năng diễn biến lâu dài với những giai đoạn ổn định và phát triển nối tiếp nhau lệ thuộc những yếu tố phúc tạp của mối tương quan vi khuẩn - cơ thể.
Các triệu chứng của lao hạch nhìn chung đơn giản, khá rõ rệt, dễ nhận biết. Thông thường khi được phát hiện triệu chứng chủ yếu là hạch sưng ở những mức độ khác nhau, có thể chia làm 4 hình thái để theo dõi:
Ở giai đoạn 1, hạch nhỏ và hôi sâu, sờ mới thấy, đơn độc hoặc thường gặp hơn, từng chuỗi 4 - 5 hạch nằm dọc 2 bên cổ. Hạch cứng, di dộng nắn không đau, không mang tính chất viêm. Về kích thước, hạch thường to bằng khoảng từ hạt ngô đến hạt táo nhỏ. Ở trẻ em, hạch to hơn so với người lớn vì thường ở gần giai đoạn sơ nhiễm hơn và theo Miller (1982) hạch viêm ở bệnh nhân Châu Phi hoặc Ấn Độ thấy to hơn so với Châu Âu.
Ở giai đoạn 2, hạch sưng to hơn, nổi cộm trên da, mọng mềm, có khả năng vỡ rò, tuy nhiên, sờ nắn vẫn không đau, không nóng, không sưng đỏ.
Ở giai đoạn 3, hạch vỡ, rò, tiết ra một loại mủ trắng nhờ, kéo dài, bờ loét nham nhở, một hoặc nhiều hạch có thể cùng bị rò loét
Ở giai đoạn 4, hạch loét đã liền miệng, để lại di chứng là một hàng những sẽo xấu, co kéo, nhăn nhúm. Trong nhiều trường hợp, sớ nắn dọc các sẹo vẫn còn thấy một số hạch nhỏ ở dưới đạ bị xơ hoặc vơi hoá ít hay nhiều. Nếu còn hạch mềm, khả năng tái phát dễ xảy ra hơn. Vị trí thường gặp nhất của lao hạch là ở dọc hai bên cổ theo bờ cơ ức đờm chũm (70- 75% trường hợp), tiếp sau đó là khu vực dưới hàm 9% (Đỗ Thị Lụa) đến 14% (Nguyễn Duy Linh). Trong một số ít trường hợp (3 - 4%), có thể gặp hạch ở vùng nách hoặc bẹn.
Mặc dù các triệu chứng của lao hạch tương đối dễ nhận biết, việc chẩn đoán không đơn giản.
Có rất nhiều nguyên nhân không phải là có thể gây viêm hạch, cần xem xét thận trọng để loại trừ.
Hạch có thể bị sưng do các vi khuẩn gây bệnh thông thường và rất dễ gặp ở Việt Nam khi mắc các bệnh viêm nhiễm vùng đầu mặt, tai mũi họng, răng miệng. Đây là những loại hạch mang tính chất viêm cấp tính, đau khi nắn, dễ apxe hoá. Làm xét nghiệm có thể thấy vi khuẩn. Lymphoxacom hạch gặp chủ yếu ở người lớn tuổi, diễn biến có khi kéo dài, hạch cứng sờ không đau. Việc chẩn đoán được xác định trên sinh thiết.
Các bệnh hạch ác tính khác như Hodgkin hoặc thứ phát của ung thư dạ dày, êpithêlioma môi, lưỡi, v.v... có những biểu hiện lâm sàng khác kèm theo và cũng được xác định bằng sinh thiết.
Bệnh lơcô cấp, một bệnh máu ác tính, kèm viêm hạch nhiều nơi và gan, lách to, được chẩn đoán phân biệt trên huyết đồm tuỷ đồ.
Ngoài ra hạch cũng còn có thể bị viêm sưng trong các bệnh giang mai, bệnh huyết thanh và ít nguy hiểm hơn do bệnh của hạch nước bịt hoặc u lành vùng họng.
Thông thường, việc chẩn đoán lao hạch được căn cứ trên các yếu tố sau đây:
đồng thời hoặc lần lượt theo dọc một chuỗi, do đó trong nhân dân ta đã có danh từ “tràng nhạc” để mô tả lao hạch.
Những đặc điểm về lâm sàng: như đã nêu trên về tính chất, vị trí, kích thước. Chú ý đặc điểm không đau, di động, nhiều hạch xép dọc theo hàng. Làm phản ứng trong da với tuberculin thấy dương tính nhiều khi khá mạnh. Theo số liệu của bác sĩ Đỗ Thị Lụa, trên 113 bệnh nhân lao hạch điều trị ngoại trú tại Viện lao và bệnh phổi (1989 - 1991) hơn 90% dương tính với đường kính nốt cục trên 20mm.
Làm sinh thiết hạch là một yếu tố chẩn đoán quan trọng có tính chất quyết định. Trong 1175 trường hợp lao hạch, bác sĩ Nguyễn Duy Linh đã thấy 70% là bã đậu hoàn toàn bộ, 21% có tế bào đặc hiệu bán liên và tế bào khổng lồ, chỉ có 9% mang hình ảnh không đặc hiệu. Khi có kinh nghiệm, sinh thiết hạch là một thủ thuật không có gì nguy hiểm.
Cần chụp X quang phổi để tìm các thương tổn lao phối hợp. Theo bác sĩ Đặng Thị Hương ở viện lao và bệnh phổi, những thương tổn như vậy đã gặp ở 52% số bệnh nhân mắc lao hạch.
Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp lao hạch gặp phối hợp với lao thanh quản, lao khớp, lao màng não, lao hạch mạc treo (khoảng 20% tổng số).
Tiền sử đã bị nhiễm lao hoặc mắc một thể lao khác cũng là một yếu tố có thể giúp ích cho chẩn đoán. Ngoài ra, cũng cần hỏi về nguồn lây, khả năng tiếp xúc với người mắc bệnh. Trong một số trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ, lao hạch có thể có một số biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, gầy sút, biếng ăn, mệt mỏi.
Có tác giả nêu những thay đổi về số lượng hồng cầu, tỉ lệ các loại bạch cầu trong máu, tuy nhiên, những hình ảnh này ít mang tính chất đặc hiệu. Trong một số trường hợp, nhất là khi đã có rò loét, hạch bị bội nhiễm, sẽ có sưng, nóng, đau, v.v... nên tìm hiểu kỹ để không loại trừ căn nguyên lao.
Một điều khác đáng lưu ý là hạch sưng sau khi tiêm BCG. Loại này thường có vị trí ở vùng hạch, cùng bên tiêm vacxin, có khi ở cổ và hố trên xương đòn nếu tiêm quá cao và mang những tính chất như một hạch lao. Tuy nhiên, đây chỉ là hạch viêm do BCG, không thể gọi là lao hạch, chọc hút mủ đem nuôi cấy có thể thấy trực khuẩn kháng cồn axit BCG (Nguyễn Duy Linh).
Điều trị: Tuy là một thể lao nhẹ, nhưng việc điều trị lao hạch cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của chữa lao nói chung và gồm các nội dung toàn thân, tại chỗ, nội khoa, ngoại khoa, đặc hiệu và không đặc hiệu.
Đối với mọi trường hợp, cần xác định một phác đồ điều trị bằng thuốc hoá học chu đáo ngay từ đầu, căn cứ phân loại chẩn đoán đã nói trên. Tuỳ giai đoạn, tính chất thương tổn, tại chỗ và toàn thân (có hoặc không kèm các thể lao khác, cũ hoặc đang phát triển) mà lựa chọn những phương pháp thích hợp.
Có thể dùng phối hợp chỉ 2 loại thuốc hoá học (không bao giờ dùng một loại để chcữa lao) cho những thể nhẹ nhưng cũng có khi phải 3 - 4 loại cho thể nặng hơn, Ngoài ra, cần lưu ý tính chất hoá lí của thuốc chữa lao, vốn có tác dụng khác nhau đối với các trạng thái phát triển khác nhau của vi khuẩn.
Thông thường có thể dùng INH và pyrazinamid hoặc streptomycin, Phối hợp cả 3 loại khi bệnh nặng hơn. Trong lao hạch, ít có hình thành hang mà chủ yếu là sự phát triển của tổ chức bã đậu, do đó, rifampicin có hiệu lực hơn so với các loại thuốc chống lao khác và có thể dùng phổ biến hơn. Streptomycin là loại thuốc chỉ thích hợp khi vi khuẩn sinh sản nhanh.
Thời gian điều trị không nên dưới 6 tháng trong đó có 2 hoặc 3 tháng dùng thuốc hằng ngày. Về liều lượng cụ thể, có thể tham khảo bảng dưới đây (trích theo Uỷ ban điều trị. Hiệp hội bài lao quốc tế, 1998):
|
INH |
Strept-omycin |
Pyrazi-namit |
Etham-butol |
Rifam-picin |
Khi dùng hàng ngày mg/kg (trẻ em, người lớn). |
5 |
15 |
25 |
15 |
10 |
Khi dùng cách ngày mg/kg (trẻ em, người lớn) |
10 |
15 |
35 |
45 |
10 |
Chú ý: Khi dùng cách ngày, nếu 3 lần một tuần thì liều thấp hơn so với 2 lần một tuần.
Đối với những hạch chưa vỡ, rò, việc tiêm streptomycin tại chỗ là không cần thiết vì không có tác dụng hơn tiêm toàn thân.
Đối với những hạch đã vỡ miệng, cần phối hợp điều trị tại chỗ. Trong những trường hợp hạch loét nhỏ, có thể rắc rifampicin, streptomycin, băng nhẹ để tránh bội nhiễm, lau rửa hàng ngày hoặc 2, 3 ngày/lần tuỳ từng trường hợp. Khi hạch loét to, phải xử trí bằng phẫu thuật. Theo kinh nghiệm nhiều năm tại Viện lao và bệnh phổi (Đỗ Ngọc Đức), cần nạo vét sạch các tổ chức có thương tổn, có trường hợp phải 2 - 3 lần can thiệp, sau đó kết hợp với rắc kháng sinh tại chỗ.
Theo một quan điểm của các tác giả Châu Âu (Miller, 1982), phù hợp với các nước bệnh lao không phổ biến, nên sử dụng phẫu thuật sớm, rộng rãi đối với mọi trường hợp lao hạch dù rất nhỏ chưa có cả nguy cơ vỡ rò. Dùng kỹ thuật nạo sạch hạch viêm với đường rạch tiếp cận tối thiểu. Các tác giả cho rằng sẽ điều trị được tận gốc bệnh căn (tại chỗ) loại trừ nguy cơ tái phát và nhất là thẩm mĩ được bảo đãm (không còn khả năng gây sẹo xấu do diễn biến tự nhiện).
Kinh nghiệm của bác sĩ Đỗ Ngọc Đức cũng cho đó là một đường lối nên sử dụng khi có điều kiện.
Căn cứ vào các giai đoạn phát triển của bệnh và với những phương hướng điều trị nói trên, có thể nêu một bảng tổng hợp về xử lí như sau:
Giai đoạn |
Cách giải quyết |
Hạch không có loét rò |
Thuốc hoá học chống lao |
Hạch có nguy cơ vỡ loét |
Thuốc hoá hoạc. Chọc hút nếu cần |
Hạch loét rò |
Thuốc hoá học. Can thiệp tại chỗ, lau rửa rắc thuốc, hoặc cắt lọc phẫu thuật. |
Sẹo hạch lao, loét rò cũ |
Theo dõi. Hoá học dự phòng nếu cần. |
Đông y có khả năng tương đối hạn chế trong điều trị lao hạch. Viện lao và bệnh phổi đã phối hợp với Viện nghiên cứu Y học dân tộc (bác sĩ Nguyễn Lực) sử dụng thuốc nam chữa hơn 50 trường hợp lao hạch người lớn (1986 - 89). Do lượng thuốc uống nhiều mỗi lần và kéo dài, nên việc cộng tác với bệnh nhân thấy khó khăn và kết quả ít.
Với quan niệm lao hạch cũng như nhiễm lao là một bệnh toàn thân, việc bồi dưỡng nâng cao thể trạng, giải quyết các căn nguyên, ảnh hưởng đến sức khoẻ chung (sinh hoạt, lao động, thời tiết, môi trường, v.v...) cũng là những điều cần được lưu ý trong quá trình điều trị.
Tiên lượng: Diễn biến của lao hạch khá thất thường và lệ thuộc chủ yếu tình trạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Khi điều trị chu đáo, tỉ lệ khỏi khá cao (80- 90%. Viện lao và bệnh phổi) và kết quả kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc phụ chồi những hạch đã vôi hoá, xơ hoá là không thể hoàn toàn.
Tái phát có thể xảy ra, có khi khá muộn (sau 4 - 5 năm) nếu điều trị không đạt yêu cầu hoặc do suy giảm đề kháng của cơ hể và vì những nguyên nhân tạo thuận lợi. Ở viện lao và bệnh phổi, 2% tái phát xảy ra khá sớm (12 tháng sau ngừng thuốc, theo số liệu của bác sĩ Đỗ Thị Lụa).
Dự phòng lao hạch cũng bao gồm những nội dung như đối với bệnh lao.
Đối với trẻ em, tiêm BCG một cách gây nhiễm lao “chủ động”, sẽ giúp làm giảm khả năng mắc lao hạch sau sơ nhiễm. Ngoài ra tránh tiếp xúc với nguồn lây, tăng cường dinh dưỡng và loại trừ các căn nguyên khác gây viêm hạch (các nhiễm khuẩn vùng đầu, cổ, răng, họng, tai, v.v...) đều có tác dụng dự phòng.
Đối với người lớn,,à ở Việt Nam đa số đã nhiễm vi khuẩn lao, cần chú ý loại trừ các nguyên nhân làm mất thế quân bình vi khuẩn - cơ thể, suy giảm khả năng đề kháng về vật chất (lao động, sinh hoạt) cũng như về tinh thần.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hường |