Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Miễn dịch chống nhiễm trùng là gì?

 

Để tự bảo vệ chống các tác nhân nhiễm trùng, cơ thể con người có: các yếu tố không đặc hiệu, đứng đầu là rào cản da - niêm mạc. Các yếu tố đặc hiệu hoạt động sau khi nhận biết các quyết định kháng nguyên đưa vào bởi các tác nhân nhiễm trùng.

Các yếu tố không đặc hiệu của miễn dịch chống nhiễm trùng:

Rào cản giải phẫu: các rào cản này bảo vệ cơ thể bằng các hiệu lực cơ giới và hoá học.

Đa phần lớn các vi sinh vật đều không qua được da. Hiệu lực này còn được tăng cường bởi: mồ hôi (có tính toan); các axit béo (có tác dụng diệt khuẩn, diệt kí sinh vật). Các niêm mạc: niêm mạc có hiệu lực bảo vệ tương đối nhờ một rào cản được bao phủ bởi một lớp các chất nhày. Hiệu lực này còn được tăng cường bởi:

Các yếu tố cơ học: chất nhày, các lông rung ở biểu mô đường hô hấp, tróc vẩy da, các chất bài tiết.

Các yếu tố hoá học: Lysosyme: làm biến chất các màng nhày - peptide (muco - peptique); các glycolipide trong nước bọt ức chế sự dính bám các vi khuẩn; các enzym thuỷ phân protein và peroxydaza: có tác dụng diệt khuẩn; độ toan dịch dạ dày.

Các vi khuẩn hội sinh (fore commensale) ở đường tiêu hoá, âm đạo.

Các IgA bào tiết đặc hiệu.

Yếu tố tế bào: Chức năng liên quan ở đây là hiện tượng thực bào, thường tế bào tham gia là: da nhân trung tính: có tác dụng trên các chủng vi trùng ngoài tế bào; đa nhân toán tính: có tác dụng trên các kí sinh vật có nhân; các đại thực bào có tác dụng cả trên những chủng vi trùng nội tế bào.

Hiện tượng thực bào là không đặc hiệu và chủ yếu xảy ra ở các ổ nhiễm. Một vi sinh vật bị thực bào có thể bị tiêu diệt hay vẫn tiếp tục nhân lên ở trong lòng tế bào thực bào.

Hiện tượng thực bào cần có sự dính bám trước mà một vài vỏ bọc vi khuẩn có thể ngăn cản được.

Yếu tố thể dịch và mô học.

Các interféron: đây là một tập hợp glycoprotéine đặc hiệu về loài được tổng hợp trong các tế bào bị nhiễm trùng. Các interféron ức chế sự nhân lên của các virut.

Có ba tip interféron đã được biết:

α: được sản xuất bởi các bạch cầu nhiễm trùng.

β: Được sản xuất bởi các nguyên bào sợi (fbroblaste) của người bị nhiễm trùng hay sau khi tiếp xúc với một người cảm ứng.

γ: được sản xuất bởi các lymphocyte dạng đáp ứng với các kháng nguyên hay với các chất tạo phân bào (các lymphokien).

Các interféron này xuất hiện ngay khi có virut trong máu (α và β) làm giảm sự nhân lên của virut ở chỗ cửa vào hay sau nhiều tuần lễ (γ).

Β - lysine: có vnguồn gốc tiểu cầu, có tác dụng vi khuẩn.

Lysosyme: làm tiêu chất nhày trên vỏ vi khuẩn.

Các protein của viêm nhiễm:

Bổ thể: Hoá hướng động: C5a, C567, độc phản vệ (anaphylatoxyque) C3a, C5a; trung hoà virut; C1423; diệt khuẩn và diệt virut: C5- 9.

Các yếu tố đông máu:

Các ức chế protéase α1 chống - trypsine và α2 macroglobulin. Các chất ức chế này làm giảm sự phá huỷ các mô kế bên ổ nhiễm trùng.

Các protéin vận chuyển: Haptoglobine: phức hợp hemoglobin và myoglobin làm cho việc sử dụng chất sắt của vi khuẩn không thể xảy ra được, transferrine.

C - reactive protéine: Chất này kích thích: Các tế bào thực bào; tính độc tế bào qua trung gian tế bào; hoạt hoá đa clôn B.

α1 - glucoprotéine axit: tham gia vào hiện tượng thực bào; Fibronective: Kích thích thực bào bằng C3b; tăng dính bám vào đại thực bào.

Yếu tố vật lí: Sốt, phát sinh do sự bài tiết chất gây sốt (pyrogène) của các đại thực bào hay các bạch cầu đa nhấn trung tính: Có thể ức chế sự nhân lên của các vi khuẩn (kể cả virut); làm tăng sự thoát quản; tăng tiềm lực của các interféron.

Các yếu tố khác: Tuổi tác, chất lượng dinh dưỡng đặc biệt là các vitamine (B và C), chất sắt; di truyền.

Giảm thiểu các các đề kháng đặc hiệu do: Rào cản giải phẫu bị hỏng; Các vết thương; chiếu tia (nhất là niêm mạc); gây mê; các tế bào lông rung hô hấp; ứ trệ niêm dịch.

Giảm thiểu phản ứng viêm: các chất corticoid; các chất chống phân chia tế bào, chiếu tia quang tuyến, phóng xạ.

Thay đổi thành phần hoá học: bệnh đái đường.

Các yếu tố đặc hiệu của miễn dịch chống vi khuẩn.

Đáp ứng của cơ thể với 1 nhiễm trùng vi khuẩn tuỳ thuộc vào: loại vi khuẩn gây bệnh; đường vào của vi khuẩn; kiểu thức lan truyền; những tác dụng sinh bệnh của chính vi khuẩn.

Những yếu tố đặc hiệu sử dụng các kháng thể và các tế bào gồm:

Các vi khuẩn nhân lên ở ngoài tế bào như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn chủ yếu cần đến vai trò của các kháng thể.

Các vi khuẩn lên trong tế bào như vi trùng Kock (BK), brucelle, listeria dẫn đến các phản ứng tế bào nhiều hơn. Thực ra cả hai kiểu đáp ứng hợp lực và xen lẫn nhau.

Các kháng thể chống vi khuẩn:

Sản xuất: các kháng thể này được sản xuất tại chỗ (các IgA bài tiết) hay được sản xuất một cách lan tràn hơn.

Đáp ứng tiên phát là IgM rồi đến IgG. Đáp ứng thứ phát chỉ là IgG.

Chức năng: Trung hoà các ngoại độc tố (như trong uốn ván, bạch hầu, nhiễm botulinum).

Các kháng thể chống độc tố có thể phát hiện bằng hiện tượng kết tủa hay bằng đo khả năng trung hoà (phản ứng Schick: ức chế tác động hoại tử da của độc tố bạch hầu).

Hiện tượng trung hoà không phụ thuộc vào bổ thể.

Việc chuyển đốc tố thành giải độc tố (có dạng độc tố, phân tử proteon có cùng tính sinh kháng nguyên như độc tố nhưng không còn khả năng gây độc) dưới tác động liên hợp của nhiệt và formol cho phép sản xuất ra các vacxin. Trong nhiều trường hợp các kháng thể kháng độc tố không đủ để bảo đãm việc bảo vệ.

Tác động trên thực bào: các kháng thể tạo dễ dàng cho hiện tượng thự cbào các vi khuẩn phát triển ngoài tế bào: Các IgM Làm tăng thực bào không đặc hiệu bằng hiệu lực “thể chất” (effet de “volume”). Hoát hoá bổ thể: C3a cố định vào vi khuẩn C3a và C5a là những hoá hướng động.

Các IgG: Cũng như các IgM và các IgG tác động bổ thể bằng đường kinh điển (IgG123) nhưng cũng có đôi khi bằng đường xen kẽ (IgG4). Cho phép gắn chặt các vi khuẩn (hay các vỏ bọc của chúng) được bao phủ IgG bằng cách cố định các Fe trên những thụ thể tế bào của Fe. Cũng còn những thụ thể với C3b hay với C3b1.

Tác động trên hiện tượng tiêu vi khuẩn. Hiện tượng tiêu vi khuẩn có thể sau khi đã làm hoạt hoá bổ thể và phức hợp tấn công của nó. Hiện tượng này thường gặp ở các vi khuẩn Gram (-) với sự hiện diện IgM.

Tác động của các IgA bài tiết: tác động bằng cách ức chế hay trung hoà hoá sự dính bám vi khuẩn vài lớp biểu mô bề mặt.

Các tế bào chống vi khuẩn: Đáp ứng tế bào xảy ra cho những nhiễm trùng các vi khuẩn phát triển trong tế bào và đáp ứng tế bào như vậy sẽ đóng vai trò chủ yếu.

Bản chất của đáp ứng: các lymphocyte được mẫn cảm là những lymphocyte T, mang 1 thụ thể đặc hiệu đối với 1 kháng nguyên nhất định:

Có một đợt sóng dồn của tế bào lymphocyte trong ổ nhiễm trùng và các mô lympho vùng dẫn lưu (khu vực phụ thuộc tuyến ức: vùng cạnh vỏ các hạch, vùng chung quanh động mạch của tuỷ trắng lách). Kháng nguyên trước tiên được biểu hiện bởi các tế bào thực bào phối hợp với các kháng nguyên HLA lớp II

Tăng sinh các tế bào được nhậy cảm đặc hiệu dưới dạng các tế bào blat to. Sau đó được biệt hoá thành các lymphocyt nhỏ.

Di trú tế bào trong phần tuỷ của hạch bạch tuyết rồi vào các bạch huyết dẫn đi, rồi trong ống ngực và vào máu.

Chức năng các tế bào được nhạy cảm: Các lymphocyte miễn dịch đặc hiệu tích tụ trong ổ nhiễm trùng nhờ có những yếu tố hoà tan hoá hướng động. Các lymphocyte này ở các ổ nhiễm trùng chiếm 5 - 10% của toàn bộ các tế bào.

Hoạt hoá các đại thực bào: một hậu quả có ích của phản ứng viêm trong quá trình quá mẫn chậm, được trung gian bởi các lymphokine: Làm tăng chuyển hoá năng lượng. Tăng thêm các chất của lysosyme. Tăng thêm hoạt tính của hiện tượng vùi trong tế bào (endocytose). Cuối cùng là tăng khả năng diệt khuẩn với hiện tượng huỷ hoại nhanh và mạnh các vi khuẩn cả đặc hiệu lẫn không đặc hiệu.

Hậu quả: Huỷ hoại các tác nhân gây bệnh. Làm lành khỏi nhiễm trùng. Có sự đề kháng tạo được đặc hiệu với vi khuẩn.

Các yếu tố đặc hiệu của miễn dịch chống virut.

Miễn dịch chống virut cũng đáp ứng theo cùng những nguyên tắc cơ bản như miễn dịch chống vi khuẩn.

Nhiễm trùng virut, tuy nhiên bao hàm tính chất cá thể cho phép cá nhân của tế bào, gồm có: Sự hiện diện các thụ thể trên màng tế bào nhạy cảm với virut; một sự nhân lên (sự đáp lại của virut) trong tế bào; mộtkhả năng chuyển hoá của tế bào chủ (hôte) tổng hợp được các protése cần thiết cho sự nhân lên.

Các kháng thể chống virut: Những kháng thể này có vai trò trong hầu hết các trường hợp tái nhiễm trùng.

Các kháng thể có thể trung hoà khả năng gây nhiễm trùng của các mảnh virut (virion) phòng ngừa hiện tượng xâm nhập virut bằng cách ngăn cản sự cố định virut trên các thụ thể ở màng các tế bào tiếp nhận.

Các kháng thể này còn cho phép làm tiêu một số vỏ bọc virut với bổ thể được hoạt hoá bằng đường xen kẽ. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng thực bào các virut bởi các đa nhân mà trong các đa nhân này, virut không thể nhân lên được.

Với sự hiện diện của bổ thể, các kháng thể chống virut có thể có hiện tượng tiêu tế bào các tế bào bị nhiễm trùng có 1 kháng nguyên virut ở trên màng (thí dụ bệnh sởi).

Các kháng thể chống virut cũng có một hiệu quả có hại: Tiêu tế bào các tế bào bị nhiễm trùng; tạo các phức hợp miễn dịch hoà tan lưu hành; tạo thuận lợi cho hiện tượng bắt giữ - nhân lên bởi các monocyte.

Tế bào T chống virut: Các tế bào này giữ một vai trò chủ yếu trong sự chống đỡ chống virut. Quá trình tiêu biểu như sau:

Tuyển lựa các tế bào monocyt: cớ hcế cũng giống như sự chống đỡ vi khuẩn. Hậu quả ở ngay chỗ bị thương sẽ là : Ức chế trực tiếp sự nhân lên của virut sau hiện tượng thực bào. Bài tiết interféron α để bảo vệ các tế bào bên cạnh. Trình diện có hiệu quả hơn với các tế bào T và B.

Cảm ứng đặc hiệu interféron γ do đó làm giảm tính chất có thể cho phép riêng của nhiễm trùng virut. Làm tăng độc tính tế bào không đặc hiệu. Làm tăng sự bài tiết interféron... Làm tăng hiểu hiện của các lớp I và II.

Độc tế bào phụ thuộc HLA. Rất đặc hiệu của virut. Nhìn chung các tế bào độc tế bào là CD8, hạn chế đối với HLA lớp I và hiếm gặp hơn là CD4, hạn chế đối với HLA lớp II.

Cùng hợp tác với các tế bào B trong sản xuất kháng thể có đặc hiệu đơn độc hay chéo.

Nhiễm trùng virut viễn (persistance): Bởi “virut chậm” (scrapte = bệnh thần kinh của cừu, dê). Bởi tái hoạt động của virut (zona, herpès).

Trong các trường hợp này, hệ thống miễn dịch là vô hiệu vì nhiều lí do khác nhau.

Phát triển của virut ngoài tế bào: từ tế bào mức nhậy cảm (như bệnh scrapie).

Có những yếu tố huyết thanh làm nghẽn tắc: các phức hợp miễn dịch lưu hành (herpès), yếu tố ức chế sự kích thích blát và sự sản xuất ra yếu tố ức chế di tản (Migration inhibitory factor = MIF).

Phát triển ở nguyên sinh chất trong tế bào của virut: Kháng nguyên chủ (gây ung thư). Các kháng nguyên virut không còn biểu hiện nữa trừ khi có một vài kích thích của bộ gen (trong quá trình chuyển blát chẳng hạn).

Các yếu tố đặc hiệu của miễn dịch chống nấm

Cơ chế còn được biết rất ít, có lẽ cũng gần giống như cơ chế của sự đề kháng chống vi khuẩn.

Phương thức chủ yếu ở đây là miễn dịch qua trung gian tế bào.

Các yếu tố đặc hiệu của miễn dịch chống kí sinh vật

Đáp ứng miễn dịch rất thay đổi tuỳ loại kí sinh vật. Một cách đại cương, người ta mô tả ba tip lớn của miễn dịch chống kí sinh vật:

Rõ ràng không có miễn dịch mắc phải. Tình trạng nhiễm kí sinh vật còn tồn tại rất lâu mà không thấy đề kháng có được.

Nguyên nhân duy nhất là do miễn dịch tự nhiên, đặc biệt là yếu tố đặc hiệu kí sinh vật đối với một số vật chủ (trong 8000 họ nguyên sinh động vật kí sinh, chỉ có 20 họ là gây bệnh cho người).

Miễn dịch không tiệt sản (nonstérilisante) thường gặp nhất. Đề kháng mắc phải phối hợp với một tồn tại ít nhiều được kiểm soát của tình trạng nhiễm

kí sinh vật.

Miễn dịch qua trung gian tế bào: Có một vai trò quan trọng, nhất là đối với pneumocystis carinii và toxoplasme (những nhiễm trùng rất hay gặp trong trường hợp bị AIDS). Ở đây kích thích đại thực bào đóng vai trò chủ yếu: tăng tiềm năng tiêu tế bào của đại thực bào.

Miễn dịch thể dịch: Được biết rõ trong bệnh sốt rét. Trong bệnh này, bên cạnh hiện tượng thực bào các hồng cầu bị nhiễm trùng, các kháng thể cũng rất quan trọng: trung hoà các thoa trùng (sporozoite); ức chế sự tăng trưởng các thể liệt sinh (schizonte); ngưng tập và opsonin hoá các hồng cầu bị nhiễm trùng; hoạt hoá các bổ thể (tan máu).

Có vai trò của các IgA bài tiết trong một số nhiễm kí sinh đường ruột. Có phản vệ tại chỗ bộ phận tiêu hoá.

Độc tế bào các tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC): Những kháng thể được trang bị các cơ quan tác động (effecteur) là những tế bào thực bào hay các tiểu cầu. Có rất nhiều typ độc tế bào các tế bào phụ thuộc kháng thể.

ADCC IgE - tế bào một nhân: Các IgE (thường là được tụ tập hay được phức hợp hoá) cố định trên 1 thụ thể Fe có mặt trên các monocyt - đại thực bào. Ở đó có sự hoạt hoá của đại thực bào, tiếp sau hiện tượng chọc thủng và thực vào các kí sinh vật.

ADCC kháng thể phản vệ ái toan: Các IgE và 1 số IgG có thể hoạt hoá bạch cầu ái toan thành các tế bào giết sau khi cố định ở màng.

ADCC bởi các bạch cầu trung tính có vai trò trong một số nhiễm giun (giun chỉ).

ADCC IgE - tiểu cầu.

Phản ứng ngược lại: Đáp ứng miễn dịch chống kí sinh vật thường đi theo các biểu hiện miễn dịch bệnh lí có thể gắn với các đáp ứng này:

Quá mẫn tức thì, rất ít klhi có biểu hiện phản vệ (nang nước bị vỡ).

Quá mẫn do phức hợp miễn dịch: viêm cầu thận do kí sinh vật (sốt rét mạn).

Phản ứng h hạt : u hạt khu trú (boiton orient) đối nghịch với trạng thái mất ứng (anergie) chống leishmania trong bệnh mắc leishmania lan tràn; u hạt nhiều ở gan của bệnh mắc schistosoma mạn tính.

Tự kháng thể: bằng phản ứng chéo (trypanosome châu Mĩ với các kháng thể đã biết của nội tâm mạc, nội mạc mạch máu, các sợi cơ trơn) hay cơ chế không chắc chắn (yếu tố khớp).

Cơ chế thoát khỏi của kí sinh vật: Một trong những đặc tính của môi trường kí sinh vật là sự thoát khỏi của vật gây môi trường với sự đề kháng của vật chủ.

Có rất nhiều cơ chế:

Nơi khu trú không tới được về phương diện giảiphẫu.

Thoát khỏi sự nhận biết: Do biến thể kháng nguyên dưới ảnh hướng của đáp ứng miễn dịch sự tiếp nối của các đặc hiệu khác nhau dẫn đến các đáp ứng đầu tiên khác nhau.

Sự thu lượm kháng nguyên của vật chủ. Kí sinh vật được bao bọc bởi các phân tử của vật chủ.

Giảm miễn dịch của vật chủ. Đặc biệt có liên quan với số lượng lớn kháng nguyên có sẵn:

Sự nghẽn tắc các tế bào tác động bởi kháng nguyên kí sinh vật hoặc trực tiếp trên tế bào T, hoặc bằng cố định một phức hợp miễn dịch trên tế bào giết.

Cảm ứng một dung nạp T hay B bằng sự tắc nghẽn các tế bào sản xuất kháng thể hoặc bằng cách loại trừ chức năng các tế bào T, hoặc bằng làm suy giảm dòng (clone).

Hoạt hoá đa dòng giải thích sự tăng gammaglobuline máu một cách đán gkể, sự đáp ứng kháng thể với các kháng nguyên mới bị giảm.

Hoạt hoá các tế bào huỷ bỏ mà có thể là do các yếu tố hoà tan không đặc hiệu.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình