Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Thế nào là ngộ độc mật cá trắm? Các biểu hiện? Các biện pháp chữa trị?

Đã từ lâu, ở các tỉnh phía Bắc, nhân dân ta có tập quán dùng mật cá trắm để chữa bệnh. Trong nhân dân, người ta cho rằng mật cá trắm có thể chữa được nhiều bệnh như đau khớp, đau lưng, mết yếu, thậm chí đau bụng, bất kể chứng gì làm cho bệnh nhân khó chịu, kể cả hậu sản cho nên liên tục có các tai nạn do nhiễm độc mật cá trắm xảy ra, năm nào cũng có. Dưới đây là một vào con số: Phạm Thị Ngọc Dung là người thông báo sớm nhất về lâm sàng ngộ độc mật cá trắm (1965). Sau đó đến Phan Sĩ Nhân (1971). Nguyễn Kim Thu (1974), Võ Phụng (1974); tổng cộng 12 ca đã được báo cáo. Đặng Văn Chung - Vũ Văn Dính (1976) thông báo 11 ca. Riêng ở Bệnh viện Bạch Mai tại A9 trong 2 năm 1975-1976 có 22 bệnh nhân ngộ độc mật cá trắm, chiếm tỉ lệ 34,9% tổng số các ngộ độc. Mặc dù thuốc trừ sâu và những thuốc ngủ hiện nay đứng hàng đầu trong các nhiễm độc ấp, nhưng ngộ độc cấp mật cá trắm vẫn là mối đe dọa cho người dân bình thường, đa số là người nghèo, kém hiểu biết, ít thông tin. Từ 6/1993 đến 10/1994, A9 vẫn còn có 11 bệnh nhân ngộ độc mật cá trắm. Ngoài mật cá trắm, mật cá trôi, cá chép cũng có thể gây nhiễm độc. Nếu tính theo cân nặng thì một con cá trắm nặng 1,8kg đã có mật gây nguy hiểm đến tính mạng, tương đương với một con cá trôi nặng 1 kg

Nhưng mật cá trắm dễ kiếm hơn vì cá trắm có mặt ở hầu hết các hồ ao nuôi cá. Cá trắm có hai lạoi: cá trắm đen (mylopharynodon piceus) là cá thiên nhiên, cá trắm cỏ (stenopharyngodon idellus) là cá trắm trắng. Mật cá trắm đen và trắng đều có thành phần cơ bản giống nhau, là một alcoolsteroid có 27C gọi là α5 cyprinol (Phan Quốc Kinh, Đào Diệp Anh).

Mật có trắm có nhiều tác dụng dược lí: chống viêm, giảm như động ruột, hạ huyết áp, giảm hô hấp (Đào Diệp Anh, Hoàng Thị Nguyên, Phan Quốc Kinh, Nguyễn Thị Hảo, Phan Huy Sầm). So với liều độc LD 50 (550mg/kg) liều tác dụng ED 50 là 125mg/kg.

Trên thực nghiệm nhiễm độc mật cá trắm đen cũng như trắng đều gây hiện tượng giãn mạch và sunh huyết mạnh toàn bộ phủ tạng cob vật, đặc biệt là xuất huyết nặng ở phổi, viêm ống thận cấp (Dương Hữu Lợi và Phan Địch).

Trên người bị nhiễm độc, các nhà lâm sàng nhận thấy mật cá trắm tươi gây viêmống thận cấp nặng và viêm gan cấp nhẹ. Chắc chắn rằng sự phối hợp viêm gan thận cấp sẽ làm cho bệnh lí nhiễm độc nặng lên.

Mổ tử thi những bệnh nhân chết vì nhiễm độc mật cá trắm người ta thấy có thương tổn thận và gan. Ở thận, có hình ảnh viêm ống thận cấp, tế bào ống thận bị thoái hoá, hoại tử, cầu thận thương tổn nhẹ. Ở gan, có hình ảnh viêm gan cấp do nhiễm độc, thoái hoá phì đại tế bào gan, có ứ mật nhẹ.

Các thương tổn trên không phụ thuộc vào cách uống mà chỉ liên quan đến cân nặng của cá. Có người nuốt mật của một con cá trắm nặng 11 kg. Có 5 hình thức uống nhưng chủ yếu dùng theo 3 cách: tươi, khô, hấp chín. Người uống tươi chủ yếu là nuốt cả túi mật rồi chiêu bằng rượu, đôi khi hoà lẫn. Đa số uốnglần đầu tiên, 1/3 uốnglần thứ hai đến lần thứ tư, có người uống đến lần thứ 26. Uống với rượu hình như dẫn mật vào cơ thể nhanh hơn (nguyễn Thị Kim Thu). Dù là mật cá trắm đen hay trắng, các diễn biến lâm sàng đều giống nhau.

Giai đoạn đầu xuất hiện sau vài ba giờ đến ba ngày, có các triệu chứng tiêu hoá nổi bật: nôn, đau bụng, ỉa lỏng. Nước tiểu ít dần.

Giai đoạn toàn phát: tiếp theo giai đoạn đầu kéo dài đến ngày thứ 13-14. Biểu hiện chủ yếu là đái ít, vô niệu, nước tiểu dưới 300ml/24 giờ. Nước tiểu có màu vàng sẫm, hoặc màu bẩn, kiểu nước thịt. Trong nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu, protein niệu. Urê nịêu, creatinin niệu 24 giờ đều rất thấp, urê máu và creatinin máu đều tăng cao. Các dấu hiệu trên chứng tỏ rõ ràng đây là một kiểu viêm ống thận cấp điển hình. Ở các bệnh nhân không dùng chế độ hạn chế nước thì vài ngày sau thường có phù, mới đầu phù hai chi dưới (phù mềm, ẩn lõm) sau phù toàn thân. Thể tích máu tăng dễ gây tử vong do phù phổi cấp.

Bên cạnh các dấu hiệu thận còn có các dấu hiệu khác:

Dấu hiệu thương tổn gan: Từ ngày thứ hai ba tuần. Bilirubin máu tăng cao, chủ yếu là tăng bilirubin trực tiếp.

Gan to có trong hơn 1/3 trường hợp, mật độ mềm, ấn đau, có dấu hiện rung gan. Các men transaminase cũng tăng cao, tăng dần đến đỉnh cao nhất vào ngày thứ 5-6 và giảm dần. các chức năng gan ít bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân có các triệu chứng:

Về thần kinh: Triệu chứng phổ biến là nhức đầu, kéo dài khá lâu 2-3 tuần. Nếu không điều trị, các dấu hiệu thần kinh xuất hiện ngày càngnhiều đến hôn mê co giật do suy thận cấp, ứ nước toàn thể gây phù não. Huyết áp thường cao do tăng thể tích máu ở người được truyền dịch nhiều. Mạch thường chậm giữa 45 và 55 có liên quan đến tình trạng ứ mật. Bệnh nhân có thể tử vong trong giai đoạn này do suy thận cấp hoặc do phù phổi cấp. Giai đoạn phục hồi nước tiểu tiếp theo giai đoạn toàn phát. Nước tiểu tăng dần nhưng urê máu tiếp tục tăng và các triệu chứng lâm sàng khác tiếp tục năng lên. Nguy cơ tử vong vẫn cao. Giai đoạn hồi phục chức năng bắt đầu 2, 3 ngày đến 7 ngày sau khi nước tiểu xuất hiện trở lại. Các dấu hiệu xét nghiệm dần trở lại bình thường cùng với lượng nước tiểu tăng dần quá 2 lít/ngày, kéo dài 7-8 ngày, có khi gần một tháng. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 1 tháng.

Trong đa số trường hợp, thương tổn gan thận khỏi hoàn toàn. Theo dõi chức năng thận sau khi xuất viện, một số bệnh nhân vẫn còn các dấu hiệu tổn thương thận kín đáo, có thể là do các bệnh nhân này đã thương tổn cầu thận từ trước mà không biết, nay lại uống mật cá trắm làm cho bệnh nhân dễ bị suy thận cấp hơn. Điều này phù hợp với nhận xét của Nguyễn Vượng trên 2 bệnh nhân mổ tử thi và một số chọc sinh thiết thận của bệnh nhân ngộ độc mật cá trắm.

Nếu ngộ độc nhẹ (mật cá nhỏ, không có thương tổn thận từ trước) chỉ cần dùng thuốc lợi tiểu nhóm furosemide khi bắt đầu có vô niệu. Furosemide với liều cao 100-1.000mg có khả năng làm cho bệnh nhân đái được nhưng không làm giảm được nước và điện giải là chính còn các độc chất của mật và do sự chuyển hoá các chất đạm trong cơ thể không thải ra được nên bệnh nhân vẫn có thể tử vong do toan máu. Do đó vẫn phải cho chế độ ăn đặc biệt tăng gluxit, giảm protid, muối và nước. Nước đưa vào cơ thể tương đương với lượng nước tiểu cộng với 500ml.

Nếu dùng furosemide không kết quả, trong vòng 12 giờ sau, phải tiến hành ngay lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo sớm. Thương tổn thận có thể hồi phục dần trong vòng 2-3 tuần. Thương tổn gan nhẹ hơn, bao giờ cũng hồi phục nhanh và hoàn toàn, không gây ra các biến chứng nặng. Nếu sinh thiết thận hoặc thăm dò chức năng thấy có thương tổn thận kéo dài hơn 2-3 tuần phải nghĩ đến có viêm cầu thận tiềm tàng. Không hiếm bệnh nhân có bệnh thận từ trước uống mật cá trắm để chữa bệnh thận nên bị ngộ độc.

Nhiễm độc nặng không điều trị hoặc điều trị không đúng quy cách có thể dẫn đến tử vong trong 1-2 tuần. Trong tuần đầu, bệnh nhân có thể chết vì phù phổi cấp do uống nhiều nước, không ăn nhạt hoặc được truyền dịch quá nhiều mà vô niệu. Trong tuần hai, vô niệu dẫn đến trạng thái toan và tăng kali máu là nguyên nhân tử vong. Cần phải làm lọc màng bụng hay thận nhân tạo không chậm trễ.

Điều trị nhiễm độc mật cá trắm phức tạp và tốn kém. Chỉ vì kém hiểu biết, cả tin nên nhiều người đã chết oan uổng. Không nên dùng mật cá trắm để chữa bệnh. Hiện nay không hiếm các loại thuốc cổ truyền tốt cùng các loại thuốc tân dược có thể chữa được từng loại bệnh riêng biệt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình