Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Nguồn gốc sinh bệnh và biện pháp phòng ngừa ung thư, tiền ung thư?

 

Trong nhiều thập kỉ qua, hàng trăm loại ung thư phổ biến rộng rãi như nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trong nhân dân các lục địa. Cho tới mãi những năm gần đây, sự phát triển các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là di truyền học, phương hướng nghiên cứu sinh học phân tử và sinh học tế bào trong ung thư mới từng bước mở ra nguồn gốc và cơ chế sinh bệnh, quá trình phát triển và việc phòng chống. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 200 trung tâm ghi hận tỉ lệ mới mắc bệnh. Tỉ lệ mới mắc bệnh thay đổi rất lớn theo tuổi, giới, dân tộc, khả năng dự phòng, loại ung thư và giữa các vùng địa lí khác nhau, Vào những năm 1980, số dân mới mắc mỗi năm trên thế giới khoảng 6,4 triệu người trong đó 3,3 triệu là nam giới và 3,1 triệu là nữ giới loại trừ ung thư da mà không phải là ung thư hắc tố. Ở những nước đã và đang phát triển, ung thư hay gặp nhất ở dạ dày, sau đó là phổi, vú, đại tràng, trực tràng, cổ tử cung, vòm họng, thực quản, gan, hạch, hệ thống tiền liệt tuyến, bàng quang, máu, thân tử cung, buồng trứng, tuỵ v.v... Nguyên nhân sinh bệnh bao gồm những yếu tố theo thứ tự quan trọng như chế độ ăn uống, thuốc lá, nhiễm khuẩn, hoạt động sinh dục, nghề nghiệp, các yếu tố địa lí, rượu, ô nhiễm môi trường, gia vị thức ăn, sản phẩm công nghệ, các biện pháp y tế.

Rượu có liên quan nhân quả với ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan.

Thuốc lá là nguồn gốc sinh bệnh ung thư

phổi. Thuốc lá đen ở Địa Trung Hải, Mĩ Latinh, trầu thuốc ở Ấn Độ, Việt Nam cũng là nguy cơ của ung thư phổi. Tỉ lệ ung thư phổi ở người nghiện thuốc lá hơn 1 bao ngày cao hơn từ 15-20 lần so với người không hút thuốc. Thuốc lá còn gây ung thư miệng, họng, hạ họng, thanh quản, tuỵ, bàng quang, bể thận. Ngoài ra người ta còn thấy liên quan giữa thuốc lá với ung thư cổ tử cung, gan, bạch huyết.

Bức xạ ion hoá gây ung thư với tỉ lệ 2-3%. Nguồn bức xạ chính là bức xạ thiên nhiên, tia vũ trụ, đất, vật liệu xây dựng, chất phóng xạ, tia X, radon, tia gama, nơtron, radium, co 60, v.v... gây bệnh bạch huyết, ung thư vú, gan, tuỵ, phổi, dạ dày, đại tràng, thực quản, tiền liệt tuyế, vòm họng, xương, thân tử cung, buồng trứng, giáp trạng, da, đa u tuỷ, lymphoma không Hodgkin, v.v...

Bức xạ tia cực tím ở những người làm việc ngoài trời thường có tỉ lệ mắc ung thư tế bào và biểu mô gai của da và các vùng đầu, cổ cao hơn những người làm việc trong nhà. U hắc tố có liên quan mật thiết với tia cực tím, thay đổi tầng ôzôn của khí quyển thường ảnh hưởng tới cường độ tiếp xúc với tia cực tím, do đó có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc ung thư da.

Ung thư nghề nghiệp hiện nay ước tính khoảng 2,8-4$, thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể tiếp xúc trực tiếp với tác nhân sinh ung thư hoặc các thành phần chuyển hoá tích cực của chúng:

Ung thư bàng quang ở những người sản xuất và dùng thuốc nhuộm vải, sản xuất sơn, những người công nhân công nghiệp cao su, lò hơi, hệ thống gaz dân dụng, công nghệ nhôm, v.v...

Ung thư phổi, khí, phế quản ở công nhân mỏ amiăng, sản xuất vật liệu cách điện, chất cách điện, chất mạ, công nhân xưởng sữa chữa và đóng tầu, sản xuất sắt, crôm, bạch kim, thợ hàn thép không rỉ, người trồng nho, công nhân mỏ asen, luyện đồng, sản xuất thuốc trừ sâu có chứa asen, công nhân công nghiệp luyện kền, thợ sơn, công nhân sản xuất hoá chất hữu cơ, hơi cay, mù tạc, mỏ quặng, mỏ uranium, luyện sắt và nhôm, v.v...

Ung thư khoang mũi xoang ở công nhân sản phẩm da, giầy, ủng, công nhân sản xuất gỗ, rượu isopropyl, tín h chế kền, v.v...

Ung thư da gồm cả da bìu ở công nhân mỏ amiăng, sản xuất vật liệu cách điện, chất cách điện và mạ, công nhân xưởng đóng tàu biển và tàu chiến, v.v...

Ung thư da gồm cả da bìu ở công nhân sản xuất nho, mỏ asen, luyện đồng, sản xuất thuốc trừ sâu chứa asen, công nhân khí than, làm đường nhựa, xỉ than, hắc ín, nhà điện quang, nhân viên y tế, v.v...

Bệnh bạch huyết ở công nhân sản xuất cao su, lốp, giầy, ủng, v.v...

Ung thư gan ở công nhân sản xuất vinyl chlorid.

Dinh dưỡng và độc tố của thực phẩm cũng liên quan tới việc phát sinh ung thư, mối quan hệ giữa lượng mỡ tiêu thụ với ung thư vú, lượng mỡ và thịt tiêu thụ với ung thư đại tràng, v.v... Ngoài ra, người ta còn đang nghiên cứu mới quan hệ giữa năng lượng tiêu thụ toàn thể với ung thư.

Các gia vị thức ăn và ô nhiễm thức ăn như nitrozamin và các hợp chất N - nitroso là những chất gây ung thư mạnh trân súc vật tuy với số lượng nhỏ. Các chất nitrat, nitrit, phomat, bia cũng có thể chứa nitrozamin hoà tan, nhưng cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể về nguy cơ này. Tiêu thụ nhiều nitrat, nitrit có liên quan đến ung thư dạ dày, thực quản. Muối, những thức ăn ướp muối, đặc biệt là có liên quan đến ung thư vòm, thức ăn tẩm giấm, hun khói liên quan với ung thư dạ dày, v.v... Aflatoxyn sinh ra từ nấm Aspergillus flavus gây ung thư gan ở người.

Các loại thuốc điều trị ung thư tăng nguy cơ sinh bạch hầu, các chất có alkyl bao gồm melphalan, clorambucil, gelophosphamid cũng có nguy cơ sinh ung thư, hợp chất giảm đau chứa phenacetin tăng nguy cơ ung thư thận và đường tiết niệu, thuốc phá huỷ miễn dịch azathioprin sinh ung thư a, các dược phẩm metronidazol, griseofulvin, phenobarbital, adriamicin, cisplatin, v.v... cũng đã được chứng minh sinh ung thư ở động vật thực nghiệm.

Các nội tiết tố diethylstibesterol dùng chống dọa xảy thai cho người mang gây ung thư âm đạo và tinh hoàn cho con, điều trị thay thế oetrogen giảm triệu chứng tiền mãn kinh, tăng cholesterol đậm độ lipoprotein cao để giữa hàm lượng muối, khoáng xương, chống rò, ức xương, tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tương tự như việc uống liên tục chất tránh thai, thuốc chống thụ thai, phối hợp có liên quan phần nào tới nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng và cũng có thể là nguy cơ sinh u gan và cả lành và ác tính

Lối sống tình dục có liên quan tới ung thư tử cung, dương vật, âm đạo.

Kí sinh trùng có mối tương quan rõ rệt với ung thư như sán máng với ung thư bàng quang, sán lá gan với ung thư đường mật.

Virut gây nhiều loại ung thư. U bạch huyết Burkitt có liên quan xác định với Herpes virut Epstein - Barr, ung thư biểu mô gan có liên quan trực tiếp với virut viêm gan B và virut viêm gan C, ung thư cổ tử cung với vi rut Herpes nhóm 2 và papiloma virut, bệnh bạch huyết với retro virut, ung thư dương vật, âm đạo, âm hộ và những ung thư biểu mô gai hiếm ống hậu môn cũng quan hệ nguyên nhân với papilloma virut, v.v...

Các yếu tố di truyền hiện nay được coi là có vai trò quan trọng trong việc phát sinh các loại ung thư. Men hydroxylascaryl hydrocarbon (AHH), một loại men cần thiết cho việc chuyển hoá hydrocarbon từ khói thuốc lá trong phổi người về mặt di truyền có thể bị khống chế bởi gen đơn với các cặp pallele cao (HH) và thấp (LI). Những người có HH với nguy cơ về ung thư phổi cao hơn 36 lần so với những người có LI. Như vậy ung thư phổi sinh ra ngoài yếu tố môi trường, còn yếu tố di truyền, u Wilm, ung thư võng mạc 2 bên và ung thư ở bệnh nhân da popyp gia đình là những ung thư di truyền. Ngoài ra, còn nhóm tiền ung thư di truyền trong đó 100% có biến chứng ác tính. Những rối loạn phát triển tiền ung thư di truyền được chia thành 4 loại:

Loại sản như u xơ thần kinh nhiều ổ, xơ bướu, bệnh da do gen, xơ da nhiễm sắc, bạch tạng, loạn sản thượng bì mụn cóc, loạn sản sừng bẩm sinh, v.v...

Thương tổn nhiễm sắc thể, hội chứng Bloom và Fanconi làm tiền đề cho bệnh bạch cầu.

Suy giảm miễn dịch là tiền phát cho ung thư lympho lưới.

Dị dạng khuyết tật bẩm sinh có nguy cơ ung thư võng mạc, u Wilm.

Suy giảm miễn dịch tiên phát hay mắc phải cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ ung thư. Trong nhiều bệnh nhân ghép thận, người ta thấy u tế bào lympho, u tế bào gan, đường dẫn mật, phổi, bàng quang, cổ tử cung, ung thư hắc tố, giáp trạng....

Những biện pháp mới quan trọng trong nghiên cứu sinh học phân tử của ung thư bao gồm phân tích phân tử bằng enzym, phân tích DNA bằng phương pháp đánh dấu của Southern và việc lập bản đồ gen.

Sử dụng một số men ức chế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích những thay đổi DNA trong tế bào bình thường và tế bào ung thư. Bình thường men nucleose có khả năng cắt đoạn DNA ở một vị trí xác định trên chuỗi nuclecotit thành các đoạn giống hệt nhau. Nếu có hiện tượng đột biến hay có sự thay đổi nào đó cạnh vị trí bị cắt, kích thước các đoạn DNA bị cắt sẽ khác nhau tạo nên các DNA đa hình thái. Đặc biệt trên mạch kép. DNA thường bị cắt ở các vị trí khác nhau để lại những đoạn ngắn hơn có khả năng nối lại với các mạch DNA có chuỗi nucleotit tương hợp. Từ kỹ thuật cơ bản này, phương pháp đánh dấu của Southern nhằm phân tích RNA thông tin và protein đã được phát minh mang tên Northern blot vaw Western blot.

Trên môi trường thạch agarose, sau khi được tiếp xúc với enzym ức chế và qua phương pháp điện di, những mảnh DNA bị cắt tuỳ theo kích thước dài ngắn khác nhau sẽ di chuyển gần xa khác nhau so với những mảnh DNA kích thước chuẩn. Đặt một tờ giấy lọc bằng nitrocellulose ngay trên bề mặt dung dịch đêm môi trường thạch agarose và sau khi đặt thêm những mảnh DNA này thấm qua giấy lọc. Trong kỹ thuật Southern blot, người ta đặt thêm một gen cực dò đã được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ vào dung dịch đêm. Gen cực dò sẽ gắn với chuỗi DNA tương đồng tạo thành những đuôi kết hợp. Sau khi rửa để loại bỏ các gen còn thừa đi, những điểm đồng vị phóng xạ sẽ được hiện hình lên một tờ phim X quang. Qua đó người ta có thể lập được bản đồ gen trên nhiễm sắc thể tạo điều kiện xác định những gen đột biến hoặc các gen liên kết trong tế bào cùng dòng tạo điều kiện nhận biết các gen mối như những gen nhậy cảm với ung thư, những gen có liên quan đến di truyền ung thư vú, đại tràng, v.v... hoặc những vật mang gen đã được biết. Thông thường người ta dùng DNA trong tế bào lympho màu ngoại vi. Hiện nay, người ta đã xác định được 2 loại virut mang RNA gây ung thư và một số virut có khả năng gây rối loạn chức năng gan của tế bào vật chủ. Mặt khác, người ta còn phát hiện được trong tế bào với chức năng điều khiển sự phát hiện được trong một số tế bào ở người những gen giống như những gen ung thư trên RNA của virut mà ta gọi là các gen tiền ung thư trong tế bào với chức năng điều khiển sự phát triển và sinh sản tế bào. Ngoài ra người ta còn phát hiện của khối u đều được hình thành từ một tế bào ban đầu nghĩa là các tế bào của một khối u là có một giai đoạn tiềm tàng.

Hoá chất gây ung thư bao gồm các sản phẩm tự nhiên, các hoá chất truing gian trong côn gnghiệp cũng như các chất làm ô nhiễm môi trường như aflatoxyn - một độc tố do nấm aspergillus flavus tạo ra khi chúng mọc trên lạc, gạo không bảo quản tốt gây ung thư gan tiên phát; vinyl chlorid - hoá chất trung gian công nghiệp chất dẻo gây sarcom mạch trong gan; 2 - naphtylamin; sản phẩm phụ trong công nghệip nhuộm gây ung thư bàng quang; benzopyren, chất ô nhiễm môi trường phổ biến ở mọi nơi gây ung thư da; nhóm dialkilni trosamin được tạo ra trong axit dịch vị gây nhiều loại ung thư. Khả năng gây ung thư của hoá chất nằm trong một giới hạn rất rộng từ 1 đến vài nghìn lần và chỉ đóng khung trong một phần nhỏ những hợp chất tự nhiên hoặc công nghiệp là có hoạt tính gây ung thư. Mặt khác đa số các chất gây ung thư đều phải được chuyển hoá trong cơ thể tạo ra các dẫn xuất có khả năng phản ứng cộng trị với DNA, RNA và protein. Nhiều loại chất ngoại sinh đi vào cơ thể, kể cả chất ung thư trừ một số ch6át alkyl như mù tạc hoặc được cơ thể chuyển hoá để loại trừ các hợp chất độc ra khỏi cơ thể. Vai trò chuyển hoá các chất ngoại sinh được coi như con dao 2 lưỡi, một phần loại trừ độc tố, phần khác tạo ra các hoạt tính làm thương tổn tế bào tổ chức. Cũng như vậy, phần lớn các chất gây ung thư qua chuyển hoá đã trở thành chất trung gian ái điện tử có khả năng kết hợp công hoá trị với DNA, RNA và protein của tổ chức gây ung thư cho cơ thể người. Quá trình gây ung thư của hoá chất có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn khởi đầu và giai đoạn xúc tiến.

Virut gây ung thư ở người bao gồm 4 họ và chiếm khoảng 1/4 các trường hợp ung thư tiên phát hàng năm trên toàn thế giới: Rêtrôvirut HTLV - I gây bệnh bạch cầu dòng tế bào lympho ở người là loại virut kích thích sinh sản tế bào bị nhiễm, độc lập đối với sự phát triển tế bào còn lại và là bb bệnh dịch địa phương một số vùng Nhật Bản. Tuy được di truyền từ mẹ sang con nhưng chỉ ở một số ít người bị nhiễm phát sinh bệnh bạch cầu sau thời gian dài từ 20-30 năm. Hepadna virut (HPB) là loại virut chỉ xâm nhập vào tế bào gan, đưa bệnh nhân đến viêm gan, xơ gan và cuối cùng đến ung thư gan tiên phát, phổ biến ở Tây Trung Phi, Trung Quốc, Đài Loan. Tuy cùng di truyền từ mẹ sang con nhưng 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh mạn tính suốt đời. Papilloma virut (HPV) gồm khoảng 50 loại trong đó có loại HPV - 16 - 18 và - 31 có liên quan đến nguyên nhân gây ung thư bộ phận sinh dục và cũng hàng chục năm sau khi bị nhiễm mới phát hiện. Herpes virut (EBV) xâm nhập vào các lympho B lẫn tế bào biểu mô, có khả năng làm tế bào bị nhiễm trở thành bất diệt góp phần tạo nên khối u. Loại siêu vi trùng này liên quan đến nguyên nhân u lympho Burkitt ở trẻ con và ung thư vòm họng ở người, là nguyên nhân bệnh động Trung Phi và Tần Ghinê, lây lan chủ yếu qua đường miệng. Ở người lớn, bệnh phát sinh thường hàng chục năm sau khi nhiễm virut và riêng ở trẻ con ít nhất cũng trên 1 năm. Nhiều tác giả cho rằng sự suy giảm miễn dịch của lympho T tạo điều kiện sản quá mức lympho B, tạo mầm mống sinh ung thư.

Trong quá trình sinh ung thư, tác nhân gây bệnh do hoá chất làm thay đổi thông tin tế bào, ngược lại virut đưa thông tin mới vào tế bào. Các tế bào u đã giữa lại tất cả hay một phần hệ gen của virut là tiêu chuẩn xác định của các khối u có liên quan đến virut.

Lịch sử tự nhiên của bệnh ung thư thường là một quá trình lâu dài, nhiều giai đoạn trong đó có nhiều năm tiềm tàng với sự phát triển đầu tiên xuất hiện ở mức độ tế bào và vi mô. Có thể chia làm 3 giai đoạn: khởi phát, xú tiến và tiến triển, trong quá trình xâm lấn và di căn được coi như một phần chóng và không thể đão ngược được vì đã tiếp xúc với tác nhân gây ung thư đặc trưng bằng sự biến dị, trong khi xúc tiến là một quá trình dài lâu hơn do có tiếp xúc liên tục và lặp đi lặp lại với một chất có thể gây ung thư hay không có khả năng khởi động quá trình gây bệnh, được đặc trưng bằng sự thay đổi trong biểu hiện gen. Tiến triển, cũng là giai đoạn không thể đão ngược được vì đã có sự thay đổi rõ rệt ở trong nhân tế bào ung thư được đặc trưng bằng sự thay đổi có thể đo đạc được trong nhiễm sắc thể. Sự bất ổn quá mức của nhiễm sắc thể đã dẫn đến hàng loạt những thay đổi ác tính trong tế bào nhưng đồng thời được đặc trưng bằng sự hoạt hoá những gen tiên ung thư.

Thời gian nhân đôi của các ung thư trên người trung bình từ 50-60 ngày trong phạm vi rộng và sau khoảng 30 lần nhân đôi, khốu đạt kích thước có thể chẩn đoán được là 1cm với 1 tỉ tế bào. Lúc đầu tỉ lệ tăng trưởng theo luỹ thừa nhưng sau khi u đã lớn, tỉ lệ tăng trưởng xuống khỏi tỉ lệ luỹ thừa. Sau giai đoạn xấm lấn, tế bào ung thư di căn có thể lan rộng qua đường máu và kết thúc đường đi ở mao mạch. Số lượng tế bào trong hệ tuần hoàn máu vượt xa số lượng tế bào đã gây ra những thương tổn di căn hiện tại. Để có một thương tổn di căn mới cần có khoảng 10.000 tế bào ung thư đi vào dòng máu. Ngoài ra tế bào u còn lan truyền qua đường lympho sau đó lan vào các hạch tại vùng và có thể xuyên qua hạch lan tràn tiếp tục, hạch lan tràn tiếp tục. Xương sụn hay thanh mạc cản trở đường đi của tế bào u, nên khi phát triển tế bào u thường chọn lối đi dọc theo hệ mạch máu và thần kinh. Rất ít di căn ở các cơ quan cơ, da, tuyến ức, lách. Di căn làm thương tổn chức phận, rối loạn chuyển hoá và có thể liên quan tới việc phát sinh các độc tố. Do đó, trong ung thư số lượng hạch di căn càng nhiều thì tiên lượng càng xấu.

Phòng ngừa ung thư, tiền ung thư là sự phồi hợp hoạt động y tế cộng đồng, cải thiện môi trường sống, tập quán và lối sống xã hội, việc nâng cao trình độ dân trí của các dân tộc, các biện pháo phát triển sớm phòng ngừa và điều trị kịp thời. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này trước hết là cần sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin cũng như các tổ chức xã hội có liên quan khác. Từ nguồn gốc sinh bệnh, cách phòng ngừa cụ thể cần được quán triệt trong từng người dân.

Giảm bớt sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, thực hiện tốt các chương trình xã hội về vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh ăn uống, chống nghiện hút và thói quen có hại cho sức khoẻ, rèn luyện thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể đối với một số bệnh virut, thực hiện nghiêm ngặt biện pháp kiểm soát, hạn chế tiếp xúc với bức xạ và ánh sãn, tia cực tím, chú ý đề phòng ung thư di truyền trong gia đình, v.v...

Sàng lọc, định hướng và thu hẹp khoảng cách dương tính giả, âm tính giả trong quá trình chẩn đoán xác định ung thư, tiền ung thư định kì, chủ động và có hệ thống cho từng loạt người nhất là những người có nguy cơ cao với ung thư trên cơ sở 5 tiêu chuẩn: đơn giản, nhạy bén, tin cậy, hiệu xuất cao và tiết kiệm mà hội nghị ung thư ở Geneve năm 1968 đã thống nhất.

Sử dụng sớm chương trình phát hiện rộng rãi trong cộng đồng bằng các biện pháp cận lâm sàng hiện đại như:

Các phương pháp vật lí: Chụp X quag, chụp nhiệt, chụp lấp lánh, chụp siêu âm, chụp cắt lớp tỉ trọng, chụp bằng cộng hưởng từ hạt nhân, chụp hình qua kháng thể đơn dòng, v.v...

Các phương pháp miễn dịch: Xác định HBSAg, αfetoprotein trong ung thư gan, carcino embryonal antigen CEA trong ung thư đại tràng, viral capsit antigen VCA trong ung thư vòm họng...

Các xét nghiệm sinh hoá: Định hướng HCG trong ung thư biểu mô màng đệm, photphataza axit trong ung thư tiền liệt tuyến. DOPA, dopamin trong u hắc tố ác tính, anbumin Bence - Jones trong bệnh Kahler...

Đặc biệt các phương pháp hình thái học: Mô bệnh học và tế bào bệnh học đang chiếm lĩnh hiện nay trong nền y học hiện đại vị trí quan trọng với độ chính xác tin cậy nhất.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình