Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Rối loại giấc ngủ là gì? Phương pháp điều trị?

 

Với sự phát triển của sinh lí học, cơ chế giấc ngủ ngày một thêm sáng tỏ. Nghiên cứu chi tiết về chức năng của cấu tạo lưới ở thân não và ở vùng dưới đồ thị, Magoun, Moruzzi và một số tác giả khác đã xác định rằng hệ thống này gậy tác động hưng phấn lan tỏa lên vỏ não và gây ra trạng thái thức. Khi tác động hoạt hóa của cấu tạo lưới mất đi, giấc ngủ sẽ xảy ra.

Khi ngủ, lan tỏa ức chế thường không xâm chiếm toàn bộ vỏ não mà còn trừ lại các điểm cảnh tỉnh đánh thức người ngủ rất nhanh. Ví dụ người mẹ, dù ngủ rất sâu, nhưng trở dậy ngay khi con chỉ vừa mới khóc hoặc cựa quậy. Cường độ ức chế ngủ không đủ nên đã xuất hiện các mộng mị trong giấc ngủ nông. Hiện tượng miện hành có thể do sự giảm đột ngột tính lan tỏa của ức chế ngủ kèm theo không những sự giải thoát ức chế mà có lẽ cả sự hưng phấn cảm ứng của khu vực vận động.

Ở người lớn giấc ngủ kéo dài trung bình khoảng 8 giờ, trải qua hai trạng thái khác nhau: giấc ngủ chậm (sommeil lent) hay giấc ngủ thường (sommeil ordinaire) chiếm khoảng 75% thời gian ngủ, đi đôi với các sóng chậm trên điện não chia thành 4 giai đoạn I, II, III, IV với độ sâu tăng dần. Giấc ngủ nhanh (sommeil rapide) hay giấc ngủ nghịch thường (sommeil paradoxa) tiếp nối với giấc ngủ chậm, chiếm khoảng 25% thời gian ngủ. Hoạt động điện não gần giống như lúc thức với sự hình thành củia các giấc mơ. Giấc ngủ nhanh thường kết hợp các cơn máy mắt (REM - Rapid Eye Movement) và rung cơ ở mắt, ở ngón tay hay ngón chân, có liên quan với hoạt động mê, mộng mị. trong giấc ngủ này trương lực cơ hoàn toàn mất hẳn, nhịp thở và nhịp tim không đều đặn. Sau cùng, sự cương cứng của dương vật đi kèm với giấc ngủ nhanh. Hai loại giấc ngủ này nối tiếp nhau trong đêm tạo thành nhiều chu kì; có khoảng 4-6 chu kì mỗi đêm, mỗi chu kì dài độ 90-120 phút, với sự khởi đầu bằng giấc ngủ chậm.

Các rối loạn giấc ngủ

Các rối loạn giấc ngủ liên quan đến thời gian ngủ ngắn, dài, ngủ ngon hay không và giờ giấc ngủ. Nguồn gốc chính là do các yếu tố tâm lí hay các yếu tố cảm xúc. Có 3 loại rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ

Ngoài ra còn có những hiện tưịơng bất thường xảy rea theo từng giai đoạn của giuấc ngủ. Ví dụ ở trẻ em những hiện tượng này liên quan chủ yếu tới sự phát triển, ở người lớn liên quan đến các yếu tố tâm lí. Có 3 nhóm rối loạn là miên hành, hỏng sợ trong giấc ngủ và ác mộng.

Việc phân chia trên chỉ gồm những rối loạn giấc ngủ mà căn nguyên là các yếu tố cảm xúc và tâm lí. Ở đây không nói đến các rối loạn giấc ngủ do bệnh thực thể. Ví dụ trong hội chứng Kleine- Levin, có hiện tượng ngũ rũ, ngủ giữ nguyên tư thế, rối loạn nhịp thức ngủ, khó thở trong khi ngủ, rối loạn vận động trong từng giai đoạn bao gồm các cơn co giật cơ ban đêm.

Một số lớn rối loạn giấc ngủ chỉ là một trong những triệu chứng của bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào đó.

Mất ngủ: mất ngủ là thời gian ngủ ít và giấc ngủ chập chờn không sâu. Có 3 loại mất ngủ: khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm. Phần lớn người bệnh thanh phiền 3 hiện tượng trên cùng kết hợp. Thông thường mất ngủ xảy ra trong gai đoạn stress, hay gặp ở nữ, ở người già, ở người bị rối loạn tâm lí do không gặp thuận lợi trong đời sống hoặc do tài chính eo hẹp.

Mất ngủ kéo dài làm cho người bệnh sợ hãi, luôn căng thẳng, lo lắng, trầm cảm nên hậu quả càng mất ngủ hơn, từ đó gây ra vòng lẩn quẩn. Và vì vậy, trước khi ngủ họ thường tìm đến thuốc men, rượu với hi vọng giúp mình ngủ được.

Chấn đoán: Dựa vào các tiêu chuẩn sau; khó khăn khi vào giấc ngủ, mất ngủ ít nhất 3 lần/tuần, trong ít nhất 1 tháng, lo lắng thiếu ngủ và hậu quả của nó kéo dài, cả đêm lẫn ngày; mất ngủ kèm theo những than phiền rõ rệt trong sinh hoạt hằng ngày.

Mất ngủ là triệu chứng chung của nhiều rối loạn tâm thần như rối loạn khí sắc, loạn thần kinh, loạn tâm thần thực thể, rối loạn hành vi tác phong, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống, ác mộng. Mất ngủ cũng thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh thực thể.

Mất ngủ thoáng qua không thể chẩn đoán là mất ngủ. Trường hợp này thường xảy ra khi có buồn phiền, lo lắng và chỉ kéo dài vài ngày.

Ngủ nhiều: đặc trưng của ngủ nhiều là ngủ gà suốt ngày, ngủ nhiều lần hoặc ngủ mê mệt, kéo dài giai đoạn chuyển tiếp từ lúc ngủ tới lúc thức tỉnh hoàn toàn.

Trong trường hợp ngủ nhiều không xác định được nguyên nhân thực thể thì thường liên quan đến một rối loạn tâm thần đặc biệt: rối loạn khí sắc trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Chẩn đoán: ban ngày buồn ngủ quá đáng, hoặc cơn ngủ không do thiếu ngủ ban đêm, hoặc kéo dài thời gian chuyển tiếp từ lúc ngủ đến lúc thức hoàn toàn.

Ngủ nhiều hàng ngày trong thời gian hơn 1 tháng hoặc ngắn hơn nhưng tái phát nhìêu lần kèm theo những ảnh hưởng xấu trong sinh hoạt hàng ngày.

Không có các triệu chứng gợi ý chẩn đoán ngủ rũ, ngủ giữ nguyên tư thế, liệt ngủ, ảo giác dở ngủ dở thức, khói thở trong giấc ngủ.

Không có bệnh thần kinh hay nội khoa giải thích được hiện tượng ngủ gà ban ngày.

Chẩn đoán phân biệt giữa ngủ nhiều và ngủ rũ:

Trong ngủ rũ thường có những triệu chứng đặc biệt như giữ nguyên tư thế, liệt ngủ, ảo giác dở ngủ đở thức, cơn ngủ không cưỡng lại được, rối loạn giấc ngủ ban đêm, thức giấc nhiều lần và thời gian ngủ bị rút ngắn.

Trong ngủ nhiều các cơn ngủ ngày ít gặp và thời gian ngủ thường dài hơn. Người bệnh có khả năng chống lại sự xuất hiện của cơn ngủ này, thời gian ngủ ban đêm thường kéo dài hơn và người bệnh cảm thấy khó khăn để thức tỉnh hoàn toàn.

Trong những cơn khó thở trong giấc ngủ, trạng thái buồn ngủ nhiều ban ngày thường hay kết hợp với giai đoạn ngưng thở trong giấc ngủ, kết hợp với hiện tượng ngáy không ngừng, phì nộn, tăng huyết áp, suy yếu tình dục, có cơn vã mồ hôi ban đêm, đau đầu sáng sớm, rối loạn phối hợp động tác. Nếu nghi ngờ xuất hiện khó thở trong giấc ngủ phải xác định chẩn đoán và sử dụng phương pháp đa diện kí.

Để phân biệt ngủ nhiều không do nguyên nhân thực thể và ngủ nhiều do nguyên nhân thực thể (như viêm não, viêm màng não, chấn động não hay u não, thương tổn mạch máu não, bệnh thoái hóa não, rối loạn chuyển hóa, ngộ độc, bất thường về nội tiết) thì phải dựa vào các đặc điểm lâm sàng và kết quả cẫn lâm, sàng để xác minh các yếu tố thực thể gây ra.

Ngủ nhiều không do nguyên nhân thực thể cần được chẩn đoán phân biệt với chứng ngủ nhiều có cơn khó thở hoặc kết hợp với nguyên nhân thực thể khác.

Rối loạn nhịp thức ngủ: đặc rtrưng chính là hiện tượng mất đồng bộ giữa nhịp thức và ngủ của người bệnh và nhịp thức ngủ thông thường của mọi người. Người bệnh than phiền mất ngủ nhiều, nguyên nhân có thể hoặc do yếu tố tâm lí hoặc yếu tố thực thể.

Người rối loạn nhịp thức nbgủ thường có biểu hiện bệnh lí tâm thần như rối loạn nhân cách, rối loạn khí sắc.

Chẩn đoán: mất đồng bộ nhịp thức ngủ so với nhịp thức ngủ bình thường.

Mất ngủ trong giai đoạn ngủ bình thường và ngủ nhiều trong giai đoạn thức kéo dài

Trong ít nhất 1 tháng hay trong thời gian ngắn hơn nhưng tái diễn nhiều lần.

Giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu, thời gian ngủ, chất lượng ngủ không thỏa đáng kèm theo những than phiền khó chịu ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt hàng ngày.

Trường hợp không liên quan tới rối loạn tâm thần hay một bệnh thực thể, cần chẩn đoán là rối loạn nhịp thức ngủ riêng rẽ. Ở người do nghề nghiệp phải thay đổi giờ giấc làm việc hoặc phải thay đổi múi giờ do đi lại bằng máy bay thường có rối loạn nhịp thức ngủ nhưng cũng phải lưu ý đến yếu tố cảm xúc khi xuất hiện rối loạn nhịp thức ngủ.

Những rối loạn nhịp thức ngủ có nguyên nhân thực thể được đề cạp đến ở chương khác.

Sự xuất hiện triệu chứng tâm thần như lo âu, trầm cảm nhẹ phải nghĩ đến khả năng rối loạn nhịp thức ngủ trong chẩn đoán.

Miên hành (mộng du): hiện tượng miên hành liên quan đến sự thay đổi

trạng thái ý thức diễn ra đồng thời với lúc ngủ và lúc thức. Bệnh nhân ra khỏi giường, thường vào 1/3 quãng đầu của giấc ngủ, trong tình trạng kém tỉnh táo và giảm các hoạt động, cử động vụng về. sau đó người bệnh ra khỏi phòng, đôi khi ra khỏi nhà, do đó có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh nhân trở lại giường nếu có người khác giúp đỡ. Lúc tỉnh dậy, bệnh nhân không hề nhớ lại những sự việc đã xảy ra.

Miên hành liên quan chặt chẽ tới hoảng sợ ban đêm (thường có tiền sử gia đình). Hai rối loạn này liên quan chặt chẽ tới giấc ngủ sâu (pha 3 hoặc pha 4).

Miên hành hay gặp ở trẻ em và hình như liên quan tới các yếu tố phát triển, có thể là biểu hiện đặc trưng của bệnh lí tâm thần sau này. Đôi khi miên hành khởi phát ở ngươi trưởng thành và người lớn tuổi do bệnh tâm thần hoặc bệnh thực thể ở não bộ.

Chẩn đoán: tái diễn nhiều lần hiện tượng bệnh nhân rời khỏi giường trong thời gian 1/3 quãng đầu của giấc ngủ và đi lại trong phòng.

Trong thời gian miên hành, bệnh nhân có vẻ mặt mất thần, mắt nhìn thẳng, không đáp ứng với tác động của người chung quanh và tỉnh giấc lại một cách khó khăn.

Bệnh nhân không hề nhớ lại những hiện tượng đã xảy ra trong thời gian miên hành.

Thường có rối loạn hành vi tác phong sau khi tỉnh giấc như lú lẫn hoặc mất định hướng.

Không có yếu tố gây rối loạn tâm thần thực thể hay bệnh thực thể khác.

Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt miên hành với cộng động kinh tâm thần vận động, ít xảy ra ban đêm, không đáp ứng với kích thích bên ngoài và thường có động tác nuốt hoặc xoa 2 bàn tay, EEG có dấu hiệu bệnh lí.

Với “cơn bỏ nhà phân li” có thời gian dài hơn, ít rối loạn ý thức hơn, hành vi tác phong phức tạp và có khuynh hướng, mục đích rõ hơn, hiếm gặp ở trẻ em và thường xảy ra trong trạng thái thức tỉnh.

Hoảng sợ trong đêm hoặc hoảng sở trong giấc ngủ: có các biểu hiện cơn hoảng sợ và hoảng loạn cực độ. Bệnh nhân la hét giãy giụa, tăng rối loạn thần kinh thực vật trong thời gian đầu của giấc ngủ. Thông thường bệnh nhân ngồi hoặc thức dậy la hét hoảng sợ, có khuynh hướng chạy ra của trốn thoát, ít đáp ứng với tác động của người chung quanh. Khi thức dậy bệnh nhân quên hết sự việc.

Hoảng sợ trong giấc ngủ liên quan chặt chẽ tới miên hành, có yếu tố di truyền, liên quan yếu tố tâm lí và yếu tố phát triển ở trẻ em. Một số tác giả xếp hiện tượng hoảng sợ trong đêm và miên hành là một loại.

Chẩn đoán: tái diễn nhiều lần hiện tượng la hét hoảng sợ trong đêm với các đặc trưng lo âu cực độ, kích thích vận động, rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, thở nhanh, giãn đồng tử, vã mồ hôi.

Xảy ra trong thời gian ngắn nhất: 1-10 phút trong 1/3 đầu của giấc ngủ.

Ít đáp ứng với tác động của người chung quanh, thường mất định hướng và rối loạn vận động.

Bệnh nhân quên hết các sự kiện đã xảy ra, nếu có nhớ lại thì cũng vụn vặt và rất ít.

Không có rối loạn thực thể, ví dụ như u não hay động kinh.

Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với ác mộng: trong cơn ác mộng bệnh nhân không le hét, không rối loạn vận động và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khi ngủ, dễ đánh thức, khi tỉnh dậy có thể kể lại một cách chi tiết cơn ác mộng đã qua.

Động kinh trong giấc ngủ

Ác mộng là giấc mơ đầy cảnh tượng hãi hùng mà bệnh nhân nhớ lại một cách rấrt chi tiết nội dung của giấc mơ đó. Ác mộng có thể xảy ra rất dữ dội, có tính chất đe dọa đến sự an toàn, tồn tại của bệnh nhân và thường được tái diễn với cùng chủ đề. Cơn bệnh xảy ra kèm theo rối loạn thần kinh thực vật nhưng khống có rối loạn hoạt động ngôn ngữ và vận động đáng kể. hết cơn bệnh nhân tỉnh dậy nhanh, định hường tốt và có thể kể lại mọi chi tiết.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình