Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Say nắng, say sóng là gì? Phương pháp điều trị?

Say nắng, say nóng là hiện tượng trúng nắng, trúng nóng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ quá cao như trong hầm lò, với một số nguyên nhân thuận lợi nhất định như gắng sức, đau ốm, ẩm ướt v.v... Các cơ chế điều hòa thân nhiệt không còn đủ khả năng để hạ nhiệt độ trên một cơ thể đã bị mất nước nặng do hơi thở và mồ hôi. Trong trường hợp trúng nắng, bên cạnh tình trạng say nóng còn có các dấu hiệu thương tổn da ở mức độ khác nhau, tại những nơi cơ thể trực tiếp với ánh nắng.

Say nắng, say nóng đòi hỏi phải được can thiệp ngay, nếu không nạn nhân có thể bị tử vong.

Cơ chế điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh, nhất là sơ sinh thiếu tháng chưa được hoàn chỉnh, nên thường có các tai biến say nóng trong những ngày đầu mới đẻ. Sau thời ký sơ sinh, sự điều hòa thân nhiệt được đảm bảo bởi các cơ chế làm cho cơ thể có thân nhiệt ổn định. Nếu cơ thể bị nóng lên thì có hai cơ chế làm hạ thân nhiệt: nhiệt độ trong người vận chuyển về phía da, niêm mạc bằng cách lan tỏa và theo đường máu, vì tuần hoàn ở da sẽ tăng lên làm khuếch tán nhiệt độ ra ngoài.

Sự lan tỏa nhiệt của cơ thể phụ thuộc vào hai cơ chế tỏa nhiệt và bốc nhiệt.

Sự lan tỏa nhiệt từ trong tạng ra ngoài da và niêm mạc, có liên quan đến cơ thể vận mạch và tuần hòan.

Nhiệt thoát ra ngoài da theo 4 yếu tố: dẫn truyền, lan tỏa, bức xạ và bốc hơi. Sự thoát nhiệt đó lại chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu bên ngoài: thông khí, độ ẩm, độ nóng và sức gió.

Vấn đế bốc hơi trở nên rất quan trọng khi có tình trạng tăng thân nhiệt. Ở người bình thường ít vận động, vào thời tiết mát mẻ có tời 80ml nước bốc hơi qua phổi và da. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, sự bốc hơi còn cao hơn, trên 1 lít. Sự bốc hơi làm mất đi một số lớn calo: 1ml nước ở 370C khi bốc hơi làm mất 580calo.

Trong việc chống đỡ với sức nóng, vai trò của mồ hôi và hơi thở rất quan trọng. Trong hơi thở, chỉ có hơi nước, nghĩa là nước mất đi cùng với calo, còn trong mồ hôi có nước lẫn muối và calo mất đi. Số lượng Na có trong mồ hôi vào khoảng 30-70mEq/lít tương đương với 2-4 NaCl. Lượng Na này rất thấp so với lượng Na máu. Vì vậy trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, một người làm việc nặng có thể mất đi hàng chục lít nước. Nếu không bù lại thì cơ thể sẽ lâm vào một tình trạng mất nước toàn thể và ưu trương (mất nước nhiều hơn mất Na). Nếu chỉ bù lại bằng nước uống thì cơ thể sẽ lâm vào tình trạng ứ nước trong tế bào vì nước trong huyết tương bị pha loãng làm cho Na chạy vào trong tế bào. Cả hai tình huống trên đều rất nguy hiểm cho cơ thể. Mất nước ưu trương sẽ làm cho trụy mạch. Hôn mê. Ứ nước trong tế bào gây ra hôn mê và co giật như động kinh.

Có nhiều yếu tố thuận lợi gây say nóng, say nắng đứng lưu ý nhất là khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao. Ở vùng nhiệt đới, nông dân làm việc ngoài trời, binh lính tập trận, khách du lịch, v.v… là những người dễ bị say nóng, say nắng.

Khí hậu nhiệt đới mùa hè trời nắng gay gắt, nóng và ẩm, ít gió. Oi bức nhất là trước cơn giông vào lúc xế chiều, trời nhiều mây, ít tia tử ngoại và nhiều tia hồng ngoại, nước đã bị hun nóng cả ngày, người nông dân làm việc gắng sức quá nhiều dễ bị say nóng.

Đối với trẻ em bị cảm sốt nhẹ được bố mẹ chăm sóc không đúng quy cách: đóng kín cửa, trùm chăn kín mít cho con, đôi khi còn đốt lò sưởi hoặc cắm lò sưởi điện cũng dễ bị say nóng.

Về mặt sinh bệnh học, đó là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt và rối loạn vận mạch.

Nguyên nhân và cơ chế say nắng cũng gần giống như say nóng. Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt: nếu nguyên nhân là ánh nắng mặt trời thì say nóng thường nhẹ còn say nắng thường nặng có thể gây tử vong. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều có nhiều tia hồng ngọai, còn say nắng xuất hiện lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại.

Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng nổi với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hòa thân nhiệt bị chán động, tia nắng chiếu thẳng vào đầu, cổ gáy. Vì vậy để đầu trần đi ngoài nắng to lâu quá là điều nguy hiểm. Cũng cần lưu ý khi làm các công việc lao động ngoài trời giữa trưa nắng với tư thế thường xuyên cúi đầu xuống (cấy lúa), mũ nón kém tác dụng.

Khám nghiệm giải phẩu bệnh lí cho thấy một tình trạng sung huyết các phủ tạng giống như tình trạng kích thích khác. Ở não và màng não có thể thấy nhiều đám xuất huyết lớn lan tỏa, các mạch máu căng tụ ngoằn ngoèo như bị dị dạng.

Triệu chứng say nắng không say nóng:

Ở trẻ sơ sinh: đó là bệnh cảnh của tình trạng mất nước toàn thể cấp, có thể nhanh chóng dẫn đến hôn mê và co giật, dễ gây tử vong.

Ở người lớn và trẻ lớn, các triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng dần nếu không cứu chữa hoặc cứu chữa không đúng qui cách:

Mới đầu: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đờ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa.

Sau đó: chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít.

Sốt cao có khi lên tới 42-440C. Da và niêm mạc khô kèm theo trụy mạch.

Tình trạng người bệnh li bì. Giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật.

Xét nghiệm có thể thấy: Áp lực thẩm thấu máu tăng trên 350 mOsm/l. Protit máu trên 80g/l. Na máu trên 150mEq/l; pH máu giảm, dự trữ kiềm giảm (toan chuyển hóa); chọc dò nước não tủy (đồng thời rút bớt nước não tủy khoảng 20ml nếu có hôn mê, co giật), xét nghiệm cho thấy tăng albumine; điện não đồ có sóng alpha nhẹ và thấp. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới mấy điểm sau đây trong say nắng: bệnh nặng ngay từ đầu, sốt rất cao 43-440C, có nhiều dấu hiệu thương tổn thần kinh rất rõ, thương tổn có thể không hồi phục hoặc khó hồi phục. Có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các thương tổn thần kinh hay xảy ra ở người có vữa xơ động mạch.

Việc xử lý say nắng và say nóng có nhiều điểm giống nhau: trước mắt

phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước, càng sớm càng tốt; đặt nạn nhân nằm chỗ mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo, cho uống nước lạnh có muối. Chườm lạnh bằng nước đá khắp người, Ở đầu thì chườm trán và gáy. Hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng). Nếu có điều kiện, nhúng hẳn bệnh nhân vào bể nước lạnh. Nếu chườm lạnh phải liên tục thay khăn, nhúng lại khăn vào nước lạnh. Theo dõi cho đến khi nhiệt độ trực tràng xuống đến 380C, đưa bệnh nhân vào nằm nghĩ chỗ mát. Có thể cho bệnh nhân uống aspirin, APC hoặc tiêm aminazin.

Nếu có hôn mê, co giật tiêm valium, đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo, có thể dùng các thuốc đông miên: aminazin, prometazin, pethidin (dolargan).

Chống toan máu bằng dung dịch bicarbonat 1,4% 500-1.000ml. Chống sốc bằng truyền dịch: glucose 5% và chlorua natri 0,9% (truyền glucose trước). Lượng dịch phải trên 5 lít. Phải theo dõi kỹ tình hình hô hấp (nhịp thở, rên v.v...) để đề phòng phù phổi cấp do truyền dịch quá nhanh. Khi bệnh nhân đã đỡ, cần cho uống thêm nước nếu kêu khát.

Để phòng bệnh, cần nhắc nhở mọi người khi lao động ngoài trời phải đội mũ, nón. Khi đi cấy phải tìm cách tránh cho ánh nắng chiếu vào gáy. Khi khát phải uống nhiều nước có pha muối, mỗi giờ phải uống một lượng muối chừng một nhúm.

Cần hướng dẫn các bà mẹ trong việc chăm sóc con đau ốm và hướng dẫn họ cách xử lí khi trẻ bị sốt cao: chườm đá đầu, gáy, đùi, bụng v.v... uống aspirin, paracetamol.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình