Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thế nào là táo bón ở người lớn? Cách điều trị?

Táo bón là một triệu chứng thường gặp về tiêu hóa. Bình thường đại đa số người lớn đi đại tiện ngày một lần hoặc hai ngày một lần. Thống kê trên 2.092 người lớn, có 81,4% đi đại tiện ngày một lần, 10,8% hai ngày một lần, 0,37% 2-3 lần một ngày, 0,56% 3-4 ngày một lần (Hà Văn Ngạc, 1994).

Người bị táo bón đi đại tiện từ bốn ngày trở lên hoặc một tuần dưới hai lần, phân có khối lượng ít (dưới 100gam) khô cứng thành từng lọn; đi khó phải ngồi lâu. Một số người bị táo bón kéo dài, có thể xen vào từng đợt đi đại tiện ngày 3-4 lần với đặc điểm là trong cùng một ngày phân không đồng nhất (lần đầu nước, lần saukhô cứng thành lọn, sáng phân lỏng, chiều phân khô) nhưng khối lượng vẫn ít (100gam/24 giờ) đó là đi lỏng giả, thực chất vẫn là táo bón.

Người bị táo bón thường bị đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, hơi thở hôi, lưỡi bự... Trước đây, người ta cho là vì nhiễm độc của táo bón. Nhưng khi đại tiện được, các triệu chứng trên mất đi nhanh chóng, có thể là do khối phân ép lên các tận cùng thần kinh của thành đại tràng và trực tràng tạo ra các xung động đến trung tâm, thể hiện triệu chứng của ruột bị quá tải.

Táo bón xuất hiện đột ngột gọi là táo bón cấp tính. Táo bón kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gọi là táo bón mạn tính.

Nguyên nhân.

Có loại táo bón không rõ nguyên nhân thường là thuộc chức năng; có loại táo bón là triệu chứng (thứ phát) của nhiều bệnh khác nhau thường đi kèm với những triệu chứng khác của bệnh chính. Táo bón có thể có nguồn gốc ở phần trên cao của đại tràng, do ứ trệ (stasis) vì rối loạn vận động của thành đại tràng; nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ hậu môn trực tràng, gọi là chứng khó đại tiện (dyschezia).

Ứ trệ do rối loạn vận động của thành đại tràng: Đại tràng vận động không theo ý muốn mà phụ thuộc vào năng lực vận động của cơ thành của nó. Khi bị bã thức ăn kích thích, thành đại tràng sinh ra nhu động. Phân ứ trệ trong đại tràng có thể do:

Suy yếu cơ thành đại tràng: thường gặp ở người cao tuổi, người bị suy kiệt nằm lâu; người ăn uống không đúng cách; dùng thuốc tẩy kéo dài... Thể táo bón này gọi là táo bón mất trương lực (atoni cconstipation).

Co thắt đại tràng làm trở ngại vận chuyển của phân, gây ra táo bón co thắt (sposticconstipation).

Phân có chất lượng không bình thường như khối lượng quá ít, khô do thiếu nước.

Hiện tượng trên thường gặp trong các trường hợp:

Có thương tổn thực thể: tắc ruột cơ học do u, thương tổn hậu môn trực tràng, thương tổn ở vùng lân cận gây chèn ép (dặc biệt là phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, tử cung bị sa và đổ ra sau, v.v....)

Táo bón tạo thời do nhiều nguyên nhân khác nhau ở ngoài ống tiêu hóa (xem phần điều trị).

Khó đại tiện: Có thể do:

Thói quen đi đại tiện không đều đặn, không đúng giờ giấc

Bị giảm hoặc mất cảm giác buồn đại tiện vì cố nhịn đạitiện kéo dài, thường hay phối hợp với rối loạn tâm lí.

Suy yếu các cơ tham gia vào động tác đại tiện (cơ hoành, các cơ thành bụng và các cơ tầng sinh môn).

Có thương tổn vùng trực tràng hậu môn.

Chẩn đoán

Căn cứ vào các yếu tố: số lần đại tiện (> 4 ngày một lần hay < 2 lần/tuần), trọng lượng phân ít (< 100 gam), chất phân khô cứng, từng lọn.

Có thể dùng một số thử nghiệm để giúp cho chẩn đoán táo bón, nhất là khi có nghi ngờ đi lỏng giả (false diarrgea).

a) Test carmin để đánh giá táo bón nói chung: cho bệnh nhân uống 2 viên đỏ carmin 0,50 cùng bửa ăn và theo dõi thời gian bắt đầu xuất hiện màu đỏ trong phân (T1) và thời gian mất màu đỏ hoàn toàn trong phân (T2); Ở người bình thường T110-18 giờ, T2 có thể đến 72 giờ. Ở người bị táo bón, T1 có thể ở mức bình thường thậm chí có thể hơi ngắn (10-18 giờ) nhưng T2 bao giờ cũng rất dài, đôi khi không tính được (xem bảng).

 

Các tình huống

Thời gian màu đỏ bắt đầu xuất hiện trong phân (T1)

Thời gian màu đỏ mất hoàn toàn trong phân (T2)

Đi lỏng thực

Đi lỏng giả

Táo bón

 

rất ngắn (3- 10 giờ)

nhiều ngày

bình thường (10-18 giờ)

rất ngắn (10 - 18 giờ)

nhiều ngày

rất dài không tính được

 

Đánh giá từng đoạn đại tràng qua thời gian di chuyển của phân: cho bệnh nhân uống 20 viên cản quang và theo dõi trong 7 ngày liền bằng chụp X quang ổ bụng không chuẩn bị. Bình thường, thời gian phân di chuyển hết toàn bộ chiều dài đại tràng nói chung là 96 giờ: ở đại tràng phải 38 giờ, đại tràng trái 37 giờ và sigma tràng - trực tràng 34 giờ. Nhờ độ tập trung của viên cản quang, ta có thể phân định được táo bón ở đoạn nào của đại tràng.

Xét nghiệm phân về sinh hóa có biểu hiện sự tiêu hóa quá mức (overdigestion), ít tinh bột, ít xellulose, không có vi khuẩn ưa axit.

Trong chẩn đoán còn cần phân biệt táo bón cấp tính và táo bón mạn tính để xác định nguyên nhân táo bón và chứng khó đại tiện để có thái độ điều trị đúng.

Điều trị

Các thuốc chống táo bón: Tác động lên nhiều yếu tố: làm thay đổi tính chất của phân, hoặc làm tăng thêm khối lượng (chất nhầy, sợi xơ) hoặc làm thay đổi độ đặc (chất làm mềm phân) tác động lên nhu động ruột tác động lên nước và điện giải trong ruột non và đại tràng; tác động lên phản xạ đi đại tiện bằng các biện pháp tại chỗ.

Có nhiều loại:

Các loại thức ăn độn: Sợi thức ăn có tác dụng hút nước làm tăng gia khối lượng phân và vận chuyển của ruột. Các chất này bị các khuẩn ruột giáng hóa, tạo ra các axit béo bay hơi (axetat, propionat, butyrat...) các axit này có tác dụng nhuận tràng. Từng loại sợi thức ăn có tác dụng nhuận tràng khác nhau, tác dụng đó hình như do các đường pentose trong thành phần đa dương không có xenllulose tác động lên vận động của ruột, mạnh nhất là ở khu vực manh tràng và đại tràng phải. Cùng với 20 gam sợi thức ăn, cám mi làm cho lượng phân tăng lên 127%, cải bắp làm tăng 69%, cà rốt 59%, táo 41%. Bột cám có tác dụng hơn cả, cho liều tăng dần, đồng thời phải uống nhiều nước để phân được lỏng ra (1-1,5 lít/ngày), phải dùng dài ngày (6-8 tuần). Không được dùng khi nghi có bán tắc ruột.

Chất nhầy: hút nước rất mạnh, không tiêu, có nhiều chuỗi dài hydrat cacbon.

Chất nhầy lấy từ tảo biển có pH trung tính, làm cho phân thuần nhất, đôi khi rất cứng. Thạch agar - agar (corein) hay được dùng.

Chất nhầy gôm sterculla hoặc karaya có pH 5,4 chống hiện tượng thối rữa, cũng có thể lên men và sinh nhiều hơi.

Hạt Psyllium hay Ispaghul hoặc đã bỏ vỏ (spagulax) và metyleellulose có thể hút được một lượng nước nhiều gấp 30-40 lần lượng nước chúng đã có. Cho liều từ 10-20 gam sau các bữa ăn và phải uống nhiều nước. Chúng làm cho phân có khối lượng to ra nên có tính chất sinh nhu động.

Có một số chất nhầy được phối hợp với các chất chống co thắt, kali, sorbitol nhưng chưa thấy kết quả rõ ràng.

Các sợi thức ăn và chất nhầy dùng để điều trị chứng táo bón vô căn; không được dùng trong trường hợp nghi tắc cơ học bất cứ khu trú ở đâu

không được dùng trong loét hành tá tràng, cắt đoạn dạ dày vì sợ chuyển thành dị vật dạ dày (benzoar). Ở người cao tuổi, nằm liệt giường, đại tràng có thể bị mất trương lực và giãn, dùng sợi thức ăn có thể chuyển thành u phân (fecaloma) khó tống ra, hạn hữu có thể làm xoắn ruột sigma. Các sợi thức ăn có thể cản trở việc hấp thu canxi và kẽm.

Thuốc nhuận tràng làm mềm phân (emollient): Dầuthực vật như dầu ôliu uống lúc đói có tác dụng chủ yếu là nhuận mật vì được ruột hấp thu. Liều có tác dụng 30-50 gam/nhày vá cung cấp nhiệt lượng cao.

Dầu khoáng vật như parafin có tác dụng khi cho liều cao 20-40ml/ngày. Có nhiều biệt dược. Tác dụng chỉ là cơ học mà không hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K), uống trước khi ngủ có thể bị viêm phổi dầu. Điều phiền phức duy nhất là dầu có thể tự chảy ra hậu môn. Một số dược phẩm đặc như: lanxoryl (không có đường), taxamalt (có mạch nha) làm giảm được phiền phức trên đây: thuận tiện hơn là dùng bơm vào hậu môn 15-30ml để làm mềm phân

Dùng phối hợp các loại dầu này với cám thường có nhiều hiệu quả.

Thuốc nhuận tràng kích thích sinh nhu động:

Các loại huỷ giao cảm: dihydroergotamin, yohimbin hình như không có tác dụng.

Các loại giống phó giao cảm hoặc là không có hiệu quả (geneserin) hoặc là quá mạnh (prostigmin). Chỉ định duy nhất của prostingmin là chống liệt ruột do mất trương lực sau phẫu thuật.

Hiện nay có những dược phẩm có tác dụng lên nhu động ruột như: domperidon (motilium), cisaprid (prepulsid), cisaprid tác động lên vận động của đại tràng trong các trường hợp liệt ruột, táo bón trong hội chứng ruột kích thích, táo bón nặng, rối loạn vận động ruột... thứ phát, naloxon (narcan) ức chế các thụ thể của endorphin.

Các thuốc kích thích tẩy nhẹ:

Các chất này ức chế Na-KATPase, kích thích adenyl cyclase màng tế bào, làm tăng tính thấm của tế bào do đó ức chế tái hấp thu nước, chúng cũng có tác dụng lên nhu động ruột. Với liều cao, co tác dụng tẩy, nhưng dù với liều nhuận tràng các chất này củng có tính kích thích. Được chia ra làm 3 nhóm:

Dầu thầu dầu (ricin) không còn dùng để tẩy nữa. Bị thủy phân, dầu giải phóng ra axit ricinolenic làm tổn thương hàng rào biểu mô của ruột.

Thuốc tẩy thuộc anthraquinon có các sản phẩm tự nhiên là những aglycon của các cây cascara sagrada (tẩy nhẹ), nang 30mg, ngày 1-2 viên trước đi ngủ tối.

Có sản phẩm tổng hợp rất gần là danthron (dihydroxy - 1,8 anthraquinon) biệt được là modan, bancon, dorbanex, istizin fructines và jamylen (phối hợp danthron với nadocusat).

Các dẫn chất của diphenylmethan:

Phenolphtacin được phát hiện một cách tình cờ vào năm 1902, có họ hóa học với anthraquinon, có tác dụng tẩy, được hấp thu và đi vào chu trình ruột - gan nên có tác dụng kéo dài.

Bisacodyl là một chất tổng hợp có tính tẩy nhẹ và vừa, kích thích các tận cùng thần kinh cảm giác của đại tràng để tạo ra phản xạ phó giao cảm, được sử dụng cho bệnh nhân bị tổn thương cột tủy sống. Dung nạp tốt, có thể dùng từng đợt ngắn. Viên nén hoặc bọc đường 5mg, 10mg thuốc đạn 10mg, cho 5-15mg trước đi ngủ tối hoặc nửa giờ trước bửa ăn sáng.

Các thuốc tẩy thẩm thấu:

Có tính gọi nước vào trong lòng ruột.

Các muối phân li yếu và kém hấp thu như: Các muối Mg (Mg hydroxyde) đôi khi còn được sử dụng, nhưng nếu cho kéo dài sẽ kích thích niêm mạc ruột và có thể gây ra đi lỏng. Không dùng cho người bị thận vì dễ tăng Mg trong máu.

Các polyalcon dẫn xuất của gluxit là những phân tử nhỏ có khả năng thẩm thấu cao như manitol, sorbitol thường được dùng. Sorbitol còn có tác dụng lợi mật như trước đây người ta đã dùng muối mật để làm thuốc nhuận tràng.

Một số chất đường khác như lactose, nhất là lactulose liều 15-45ml/ngày có tác dụng tốt hơn, mặc dù có thể gây đau và trướng hơi.

Các thuốc tẩy tác dụng tại chỗ:

Thụt tháo với khối lượng lớn nước, nay ít được dùng mà thay bằng thụt tháo với lượng nước nhỏ chứa nước muối ưu trương, các chất nhầy - hoặc thụt tháo vi lượng (microlavement). Thường hay dùng để chuẩn bị cho nội soi đại tràng, cho táo bón khi nằm lêu để làm mềm phân, các u phân, nhưng không được dùng kéo dài.

Các thuốc đạn (suppositories) gây tại chỗ phản xạ buồn đại tiện. Không được dùng thuốc đạn có chất mật vì kích thích niêm mạc. Thuốc đạn có bisacodyl có tác dụng sinh nhu động, không nên cho kéo dài. Thuốc đạn glyxerin có tác dụng tăng thẩm thấu, thường d09ược dùng phổ biến, nhất là eductyl có tác dụng làm tăng giãn cục bộ, có nhiều kết quả và dung nạp tốt

Các biến chứng khi lạm dụng thuốc nhuận tràng:

Bệnh hắctố trực - đại tràng (rectocolie melanose) xuất hiện sau khi dùng các thuốc nhuận tràng có anthraquinon kéo dài nhiều tháng; nhất là khi dùng nhiều thuốc tẩy với nhau. Các đại thực bào chứa hắc tố nằm ở lamina propria dưới niêm mạc của đại tràng nhất là vùng manh tràng và trực tràng làm cho niêm mạc ruột có hình bàn cờ đen - nâu. Hắc tố có thể xâm nhập vào các hạch mạc treo và các đám rối thần kinh nội tại.

Dùng thuốc tẩy kéo dài và thường xuyên có thể làm tổn hại đến đám rối thần kinh cơ ruột (myenteric plexus) của trực tràng và đại tràng. lạm dụng thuốc tẩy có thể dẫn đến đi lỏng mạn tính.

Dùng cho những người đau bụng chưa rõ nguyên nhân hoặc nghi tắc ruột, có u phân, có thể gây nguy hại.

Thái độ xử trí:

Phải hỏi bệnh sử và khám xét lâm sàng tỉ mỉ.

Phân biệt 3 tình huống khác nhau: táo bón tạm thời, táo bón mới xuất hiện, táo bón đã có từ lâu.

Táo bón tạm thời: thường khỏi mà không để lại di chứng. Nguyên nhân thường rõ và dễ xác định: thay đổi lối sinh hoạt (giờ giấc, chế độ ăn uống, trạng thái tâm lí), có thai, có bệnh đang tiến triển (sốt, nhịn đói...), bị cơn đau quặn: gan, mật nhất là thận, đang dùng thuốc có thể thay đổi sự vận chuyển của ruột (thuốc an thần, dẫn chất thuốc phiện...).

Điều trị nhằm giúp cho bệnh nhân tránh được u phân. Dùng các thuốc nhuận tràng có tác dụng nhanh. Thường bắt đầu bằng thuốc dầu phối hợp với thuốc có tác dụng tại chỗ (thuốc đạn hay microlax). Nếuchưa có kết quả, dùng sorbitol hay lactulose cho liên tục trong nhiều ngày. Cũng có trường hợp, sau một thời gian ngắn cho anthraquinon (thuốc dạng tự nhiên).

Táo bón mới xuất hiện: có hai hình thái. Hoặc là trước đây đã bị táo bón nay tăng nặng thêm; hoặc là trước đây bình thường, nay đi đại tiện ngày càng thưa dần và khó khăn. Cần phải tìm nguyên nhân để điều trị.

Có thương tổn thực thể ở ống tiêu hóa: ung thư (trực tràng, đại tràng, hậu môn), bệnh túi thừa, viêm túi thừa sigma tràng. Ngoài ra có những nguyên nhân khác như: tắc không phải u (viêm đại tràng thiếu máu hoặc tắc do viêm), chèn ép ở phía ngoài bởi thương tổn của bộ phận sinh dục nữ, viêm trực tràng do nhiễm khuẩn, chảy máu hoặc điều trị tia xạ, bệnh ở hậu môn: co thắt, nứt. Một số nguyên nhân từ xa như ung thư dạ dày, sỏi đường mật có thể gây nên táo bón.

Do dùng thuốc: thuốc phiện và các dẫn chất; thuốc anticholinergic; các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống tâm thần (loại phenothiazin); muối sắt, muối bismut; thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế canxi, thuốc chẹn β và thuốc giảm huyết áp; các thuốc chống axit (cacbonat vôi, muối nhôm) có thể làm nặng thêm chứng táo bón. Các thuốc tẩy nhuận tràng kích thích, thụt tháo thường xuyên có thể làm nặng thêm chứng táo bón.

Rối loạn chuyển hóa: suy giáp trạng; rối loạn điện giải; mất nước, giảm kali máu; urê máu cao; cường phó giáp trạng, tăng canxi máu; hiếm khi do đái tháođường, thoái hóa dạng tinh bột (amylose).

Bệnh lí thần kinh tâm thần: bại liệt - xơ cứng tủy sống rải rác - đôi khi có u não thất nhất là thiếu máu não - rối loạn tâm thần. Trong những trường hợp trên, điều trị nguyên nhân là chính. Nhưng cũng có trường hợp táo bón vô căn xuất hiện muộn và đột ngột, phải dùng phương pháp chẩn đoán loại trừ.

Táo bón đã có từ lâu: Thường không tìm được nguyên nhân, hay gặp ở phụ nữ. Bắt đầu từ lúc còn bé hoặc ở tuổi thiếu niên. Tùy theo tuổi tác mà đặt ra những vấn đề khác nhau:

Ở tuổi thiếu niên hoặc thành niên ít tuổi:

Khi có táo bón từ còn bé, nên nghĩ tới chứng đại tràng to bẩm sinh (bệnh Hirschprung). Bệnh có thể bộc lộ vào tuổi thành niên nhân lúc bị u phân trong chứng đại tràng sigma to, nhưng đôi khi chỉ biểu hiện bằng táo bón đơn thuần mà rất nặng (8 - 15 ngày một lần đại tiện). bệnh rất hiếm. Hình ảnh X quang khi chụp đại tràng có thụt thuốc baryl cho thấy một sigma tràng to tiếp với một đoạn ruột thu bé. Khi làm sinh thiết một đoạn của thành đại tràng, có thể phát hiện các đám rối thần kinh Meissner và Auerbach không phát triển. Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ phần sigma to, nối đại tràng vào sau trực tràng có thể khỏi vĩnh viễn.

Ở phụ nữ sau khi sinh đẻ nhiều lần, tử cung sa và đổ ra sau ép vào trực tràng gây nên chứng khó đại tiện ngày càng nặng thêm.

Thái độ xử trí thông thường:

Trừ những trường hợp đặc biệt hiếm có, khi đứng trước một bệnh nhân bị táo bón mạn tính, sau khi đã xem xét tỉ mỉ, tìm hiểu cách sử dụng thuốc của họ, tìm polip trực - đại tràng (nếu sau 40 tuổi), khám phụ khoa cho phụ nữ đã sinh con (để tìm nguyên nhân u hoặc vị trí sai lệch của tử cung), chúng ta tiến hành điều trị như sau: - hướng dẫn cách ăn uống hợp lí, dùng chế độ ăn ít tinh bột, nhiều rau xanh hoa quả, uống đủ nước, tránh không để tăng cân (béo) - tập thể dục bụng, đi đại tiệu đều và đúng giờ. Sống yên tĩnh, tránh căng thẳng trong sinh hoạt; dùng cám: cám bột, cám viên, cám bánh: liều tăng dần, từ 5g mỗi ngày trong một tuần, mỗi tuần tăng lên 5g cho đến 20g ngày, duy trì trong nhiều ngày (6-8 tuần); Phải uống nhiều nước - phối hợp dầu parafin nước hay thuốc đạn; chống đầy hơi: dùng các men tiêu hóa, ultralevua hoặc một số thuốc sát khuẩn ruột, intetrix liêu ngắn ngày. Nếu có kết quả, duy trì chế độ như thế trong nhiều tuần.

Đối với các thể dai dẳng: Khi đã tiến hành điều trị một cách có hệ thống như trên mà vẫn không có kết quả, thì phải xem xét lại nguyên nhân: táo bón do rối loạn vận động của đại tràng hay táo bón do rối loạn ở đoạn cuối (khi đại tiện). Dùng phương pháp theo dõi di chuyển của các viên cản quang trong khung đại tràng.

Táo do rối loạn vận động: Nếu đại tràng lên bị đờ ra (colicinertia): là một bệnh toàn thân ảnh hưởng đến cả hệ thống bàng quang tiết niệu và các phần khác của hệ tiêu hóa (nhất là thực quản). Đây là một loại táo bón không đau, đôi khi hạ huyết áp lúc đứng, giống như giả tắc ruột mạn tính. Điều trị bằng sợi thức ăn không đủ hiệu quả, tốt hơn là dùng thuốc tẩy làm trơn kết hợp với thuốc tẩy thẩm thấu (lactulose, sorbitol).

Nếu là ở vùng đại tràng trái: thường là do đại tràng kích thíh và bệnh túi thừa (diverticulose). Trong chứng đại tràng kích thích, đại tràng co thắt gây ra táo bón và đau, điều trị phải phối hợp thuốc chống co thắt (thuốc anticholinergic hoặc hướng cơ) với ban đầu là thuốc tẩy làm trơn rồi sau đó với sợi xơ (cám), cho liều tăng dần hoặc các chất nhầy để tăng khối lượng phân.

Khó đại tiện: Phải phân biệt 4 cơ chế gây ra: Ít phân; tăng sức giản của trực tràng; gấp khúc bất thường của hậu môn trực tràng; rối loạn chức năng cơ òng của hậu môn.

Ít phân có thể là do táo bón từ đoạn cao của đại tràng hoặc là do ăn uống không đủ sợi xơ. Điều trị giống như trong điều trị táo bón do rối loạn vận động ruột.

Tăng sức giãn của đại tràng thường kèm theo tăng ngưỡng cảm giác buồn đại tiện, hậu quả của nhịn đại tiện kéo dài làm mất cảm giác buồn đại tiện kèm theo sự suy yếu hoạt động co thắt của đại tràng. Phân nằm trong ống hậu môn mà vẫn không có cảm giác buồn đi đại tiện. Thăm khám hậu môn lúc không buồn đại tiện, thấy có phân là một yếu tố giúp cho ta chẩn đoán. Điều trị bằng cách tập đi đại tiện có giờ giấc chặt chẽ kết hợp với dùng các thuốc tháo sạch trực tràng.

Gấp khúc hậu môn trực tràng lúc nghỉ ngơi và lúc đại tiện có thể phát hiện bằng theo dõi sự di chuyển của khối phân trong đoạn sigma - trực tràng hậu môn (defaecography). Điều trị bằng các thuốc tháo trực tràng phối hợp ới tư thế tạo thuận lợi cho góc hậu môn trực tràng được mở rộng (ví dụ dùng động tác gập đùi lên bụng).

Rối loạn chức năng cơ vòng có thề thấy trong 56% những người bị táo bón nhưng cũng có thể có nguyên nhân tâm thần. Dùng phương pháp điều trị phối hợp: tâm lí, thuốc tháo sạch trực tràng, thuốc tẩy làm trơn thường đem lại hiệu quả. Khi điều trị nội khoa không kết quả, mà không có rối loạn vận động, có thể áp dụng phẫu thuật mở cơ vòng.

U phân: Phân được tích lại trong trực tràng trở nên khô cứng và tạo thành một khối lớn. Thường gặp ở những người già nằm liệt giường dài ngày, những người dùng thuốc băng niêm mạc ruột, thuốc làm giảm nhu động ruột, bị đau hậu môn, bị bệnh tâm thần. Khối phân to làm dẫn trực và sigma tràng phía trên mà không thể thoát ra khỏi hậu môn được. Triệu chứng là đau buốt mót đại tiện, rỉ dịch phân ra hậu môn. Chẩn đoán bằng thăm khám hậu môn. Điều trị bằng cách thụt nước hay dầu hoặc chất làm ướt phân, hoặc tốt hơn hết là nước oxy 1% và sau đó móc phân ra bằng tay (có khi phải gây tê cơ vòng để thực hiện móc phân).

Theo dõi người bị táo bón

Điều trị một thời gian, có thể không còn hiệu quả, bệnh nhân lại trở về tự dùng các thuốc tẩy mạnh và dễ dàng hơn; hoặc có bội nhiễm; hoặc có thêm trĩ.

Cần phải phát hiện các polip đại - trực tràng ở những người bị táo bón mạn tính vì nguy cơ bị ung thư đại trực tràng ở những người này tăng lên. Ngày nay phương pháp soi đại tràng giúp cho phát hiện sớm polip, nhất là từ 40 tuổi trở lên.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình