Trúng phong là chứng bệnh phát sinh cấp, đột ngột và rất nặng. Bệnh nhân bỗng nhiên ngã, bất tỉnh nhân sự, hoặc bán thân bất toại, hoặc tứ chi cử động không được, mồm méo, mắt lệch, nói khó. Cũng có thể nhẹ hơn, không bất tỉnh nhân sự, nhưng vẫn có thể bán thân bất toại.
Nguyên nhân: thường do ngoại phong và nội phong. Hải Thượng Lãn Ông cho là thỉnh thoảng mói có ngoại phong. Còn 70-80% do âm hư, 10-20% do dương hư, vì hư yếu sinh phong.
Về ngoại phong: Kim quỹ yếu lược ghi: “Do lạc mạch hư rỗng nên phong là thừa hư xâm nhập”. Linh khu (Thích Tiết Chân là) ghi: “Hư tà ở nửa thân, nó vào sâu ở dinh vệ, nếu dinh vệ suy yếu thì chân khi sẽ đi và phong tà một mình lưu ở đó thành “thiên khô” (khô nửa người). Tố Vấn (Phong Luận) ghi: “Phong trúng huyệt du của ngũ tạng lục phủ là phong của tạng phủ, các cửa ngõ bị trúng phong đó gọi la thiên phong” (phong nửa người).
Về nội phong: Lưu Hà Gian nói: “Khi hơi thở mất bình thường thì âm hỏa bạo thậm”. Lý Đông Viên ghi: “Cả bốn mùa trong năm nếu giận buồn quá thì đều thương khí, hoặc người béo phì có thân hình thực, song có khí suy”. Chu Đan Khê ghi: “Thấp sinh đờm, đờm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong”.
Khái quát triệu chứng của trúng phong “tà ở lạc, cơ phu bất nhân (da tê dại); tà ở kinh, trọng bất thắng (vận động khó); tà ở phủ, bất thức nhân (bất tỉnh), tà ở tạng, thiệt nạn ngôn (nói khó) khẩu thổ đải”.
Chứng trị:
Trúng phong do ngoại phong: thường là nhẹ, phongtrúng kinh lạc do mạch hư rỗng.
Triệu chứng: Đột nhiên người có cảm giác tê dại, bước đi nặng nề, mồm méo mắt lệch, bản thân bất toại, có thể nói khó nếu bản thân bất toại bên phải. Nếu nặng có thể bất tĩnh nhân sự.
Ngoài chứng trên, còn biểu hiện trúng ngoại phong như: không có mồ hôi, ố hàn, hoặc hơi có mồ hôi ố phong (kinh thái dương; hoặcngười nóng không có ố hàn hoặc không ố phong (kinh dương minh); hoặc không có mồ hôi, người mát (kinh thái âm) hoặc có mồ hôi nhưng không nóng (kinh thiếu dương); hoặc khớp chân tay co, đau, hoặc tê dại, v.v...
Điều trị: nếu có chứng ngoại phong thì khu tán phong tà là chính. Có thể dùng:
Bột hoa kinh giới 10g, rượu trắng 20ml. Mỗi lần dùng 5g bột hoa kinh giới, 10ml rượu và thêm nước sôi để nguội, hòa uống. Mội ngày uống 2 lần (thuốc nam châm cứu).
Kinh giới tươi 100g, bạc hà tươi 100g/ngày. Giã thuốc vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Mỗi lần uống 2 thìa con cho đến hết (thuốc nam châm cứu).
Nước tiểu trẻ em 50-70ml uống, 100ml dùng để bóp bên bất toại (thuốc nam châm cứu).
Nếu chân tay không cử động được, lưỡi cứng nói khó, phong vào ở trong nhiều kinh, có biểu hiện lạc mạch hư rỗng rõ, dùng phép lưỡng huyết khu phong.
Có thể dùng: Đại tần giao thang (tố vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập).
Tần giao 3 lạng, Cam thảo 2 lạng, Xuyên khung 2 lạng, Dương quy 2 lạng, Tế tân 1,5 lạng, Sinh địa 1 lạng, Khương hoạt, Phòng phong đều 1 lạng, bạch truật 1 lạng, Bạch phục linh 1 lạng, Độc hoạt 2 lạng.
Nếu có thể làm thành tán mỗi lần uống 1 lạng.
Sắc: mỗi lần uống 1 lạng gồm 16 vị trên.
Ý nghĩa: Tần giao để khu phong thông kinh lạc.
Khương Dộc hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ, Tế tân (Tân ôn) để khu phong tán tà, Dương quy, bạch thược, Thục địa để dưởng huyết nhu can, làm cho tân dịch không bị hao tổn khi dùng thuốc khu phong. Xuyên khung phối hợp với Quy thược để hoạt huyết thông lạc, Bạch truật, phục linh để ích khí sinhhuyết; Hoàng cầm, Thạch cao, Sinh địa để lương huyết thanh niệt. Cam thảo để điều hòa thuốc, hoà trung.
Nếu không có biểu hiện của nhiệt thì bỏ 3 vị: Hoàng cầm, Thạch cao, Sinh địa.
Bài thuốc này có thể dùng cho các thể phong trúng kinh lạc.
Hoặc dùng phép: Khu phong thông lạc, hoạt huyết hòa dinh. Dùng bài Khiên chính tán (Dương thị gia tàng phương) gia vị.
Bạch phụ tử, Bạch cương tàm, Tòan yết (Khiên chính tán) lượng bằng nhau. Tán mịn mỗi lần dùng 1 đ/c.
Gia kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Hồng hoa.
Ý nghĩa: Khiên chính tán để khu phong thông lạc. Kinh giới, Phòng phong, bạch chỉ để tán phong khu tà. Hồng hoa để hoạt huyết hóa ứ.
Sau khi phong tà đã giải rồi, song vẫn còn bán thân bất toại, nói khó, thì phải có thời gian mới phục hồi được, cần dùng phép:
Điều hoà dinh vệ thông lơi kinh lạc. Có thể dùng:
Lục quân tử thang (phụ nhân lương phương): Nhân sâm 10g, Bạch truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Trần bì 9g, Bán hạ 12g.
Gia khương hoạt, Phòng phong, tân giao, Dương quy, Sinh địa., Bạch thược sắc uống.
Ý nghĩa: Nhân sâm để bổ nguyên khí, kiên tì, dưỡng vị, Bạch truật để kiện tì táo thấp. Cam thảo để điều trung, Trần bì đề lí khí, Bán hạ để hóa đờm. Khương hoạt, Phòng phong, Tần giao để khu phong. Dương quy, Bạch thược để hòa huyết dưỡng huyết, Sinh địa để lương huyết.
Hoặc phép: Ích khí, khí ứ, thông lơi kinh lạc. Có thể dùng:
Bổ dương hoàn ngũ thang (Y lâm cải cải thác):
Hoàng kì sống 4 lạng, Quy vĩ 2 đồng cân, Xích thược 1,5 đồng cân, Địa long 1 đồng cân, Xuyên khung 1 đồng cân, Hồng hoa 1 đồng cân, Đào nhân 1 đồng cân.
Ý nghĩa: Hoàng kì để đại bổ nguyên khí của tì vị, để thúc đầy cho huyết hành, khử được ứ mà không làm thương tổn chính khí. Quỹ vị để hoạt huyết khứ ứ mà không thương tổn huyết; Khung, Thược, Đào, Hồng cùng Quy vĩ để hoạt huyết khứ ứ; Địa long để thông kinh hoạt lạc.
Chú ý: Hoàng kỳ mới đầu có thể dùng lượng nhỏ 1 lạng, rồi 2 lạng và tăng dần. Bài thuốc này chủ yếu dùng cho bán thân bất toại loại chính khí hư, huyết mạch tuần hoàn không thông lợi.
Trúng phong do nội phong
Nguyên nhân: là nội phong cho nên phong đã trúng ngay vào tạng phủ, vì vậy không có các triệu chứng của ngoại cảm trúng phong.
Triệu chứng: đột nhiên ngã vật, bất tỉnh nhân sự, tay chân bất toại, nói khó, miệng méo... Nếu nặng có thể chết.
Triệu chứng lúc bắt đầulại có thể chia thành 2 chứng chính là chứng bế và chứng thoát: Chứng bế thường do phong động, đờm nghịch. Chứng thoát thường do phong động đờm nghịch. Chứng thoát thường do chân khí bạo tuyệt.
Chứng bế: lại chia ra: dương bế và âm bế.
Dương bế:
Triệu chứng: mặt đỏ, thở phì phò, tay nắm, chân duỗi, hàm răng cắn chặt, rêu lưỡi vàng, nhờn, mạch hoạt huyền sác.
Phép điều trị: thanh nhiệt, khai khiếu thông lạc.
Có thể dùng Chí bảo đơn (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương); Tề giác (tán), Chu sa (thủy phi), Hùng hoàng (thủy phi), Đồi mồi (sống, tán), 1 lạng; Sạ hương (tán), Long não (tán) đều 1 phân. Kim bạc, Ngân bạc đều 15 miếng, Ngưu hoàng (tán) 0,50 lạng, An tức hương 1,5 lạng.
Cách làm hiện nay: Tề giác, Đồi mồi, An tức hương, Hổ phách tán mịn từng vị riêng rẽ. Chu sa, Hùng hoàng thủy phi, Ngưu hoàng, Sạ hương, Băng phiến tán mịn.
Tất cả đều qua sàng rồi trộn đều. Luyện mật ong làm hoàn mật, mỗi hoàn 3g. Uống mỗi lần 1 hoàn, mỗi ngày 1 lần. Trẻ em giảm lều.
Ý nghĩa: Sạ hương, Băng phiến, An tức hương để khai khiếu, Tề giác, Ngưu hoàng. Đồi mồi để thanh nhiệt giải độc, hóa đàm trấn kinh; Chu sa, Hổ phách để trấn tâm an thần; Hùng hoàng để trừ đồm giải độc; Kim bạc, Ngân bạc để tăng tác dụng trấn tâm, an thần của Chu sa, Hổ phách. Đồng thời dùng phép thông quan để khai khiếu.
Bồ kết bỏ hạt 12g nướng vàng. Bán hạ sống 10g tán mịn. Lấy lượng bằng hạt đậu xanh thổi vào 2 lỗ mũi để gây hắt hơi. Nếu có hắt hơi là tỉnh.
Ngải cứu 20g. Nước tiểu trẻ em 1 bát. Giã nát Ngãi cứu cho nước tiểu trẻ em vào, hòa đều, vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Uống 2 thìa canh một lần, ngày uống nhiều lần (thuốc nam châm cứu).
Chú ý: Nếu hàm răng cắn chặt có thể dùng ô mai sát chân răng làm miệng há ra để đổ thuốc.
Tiếp theo dùng: bài Linh giác cầu đằng thang (Thông tục thương hàn luận): Linh dương giác 1,5 đ.c, Tang điệp 2 đ.c, Bối mẫu 4 đ.c, Câu đằng 3 đ.c, Cúc hoa 3 đ.c, Phục thần 3 đ.c, Bạch thược 3 đ.c, Sinh cam thảo 0,8 đ.c, Trúc như 5 đ.c, Linh dương giác và Trúc như sắc trước, các thuốc khác cho vào sau.
Ý nghĩa: Linh dương giác, Câu đằng để lương can tức phong, thanh nhiệt giải kinh; Cúc hoa để tăng thêm tác dụng tức phong; Bạch thược, Sinh địa để dưỡng âm tăng dịch; Bối mẫu, Trúc Như để thanh nhiệt hóa đàm; Phục thần để an thần; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Nếu có biểu hiện can hỏa mạnh, có thể dùng phép tả can hỏa. Dùng bài: Long đờm tả can thang (Y phương tập giải).
Long đờm thảo (sao rượu) 2 đ.c, Hoàng cầm sao 3 đ.c, Chi tử (sao rượu) 3 đ.c, Trạch tà 4 đ.c, Mộc thông 3 đ.c, Xa tiền tử 3 đ.c, Dương quy (rửa bằng rượu) 1 đ.c, Sinh địa (sao rượu) 3 đ.c, Sài hồ 2 đ.c, Sinh cam thảo 2 đ.c.
Ý nghĩa: Long đờm thảo (đại khổ hàn) để tả thực hỏa ở can đờm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Hoàng Cầm, Chi tử (khổ hàn) để tả hỏa; Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử để thanh nhiệt lợi thấp (qua tiểu tiện), Sinh địa, Dương quy để tư âm dưỡng huyết; Sài hồ để dẫn thuốc vào kinh can đờm; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Khi can hỏa đã giảm, thì ngừng dùng bài thuốc này.
Nếu có biểu hiện đại tiện bí kết, trung tiện nhiều, rêu lưỡi vàng khô, mạch trầm hoạt hữu lực, đờm nhiệt kết, phải thông phủ khí. Có thể dùng: Tiểu thừa khí thang (Thương hàn thuận).
Đại hoàng 4 lạng (rửa bằng rượu) hậu phác 2 lạng (bỏ vỏ, thích), Chỉ thực chích 3 quả to (nay Đại hoàng: 12g, Hậu phác 6g, Chỉ thực 9g). Sắc uống. Khi đi ngoài hết phân bón kết thì ngừng uống thuốc.
Ý nghĩa: Đại hoàng để tả nhiệt, làm thông đại tiện. Hậu phác, chỉ để hành khí tán kết.
Âm bế:
Triệu chứng: Yên tĩnh, thở khò khè, mạch trầm hõan, rêu trắng nhờn.
Phép điều trị: Mới đầu cần khai khiếu:
Hạt củ cải 4g sao chín, quả bồ kết bỏ hạt 4g cùng tán mịn. Uống mỗi lần 4g với nước sôi. Nếu nôn được đờm ra là tỉnh (thuốc nam chậm cứu).
Tổ hợp phương hoàn (Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương): Bạch truật, Mộc hương, Tề giác, Phụ tử sao, Chu sa (thủy phi), Bạch đàn hương, Kha tử (bỏ vỏ), An tức hương, Trần hương, Sạ hương (tán), Đinh hương. Tất cả bát đều 2 lạng. Long não (nghiền), dầu Tổ hợp hương đều 1 lạng, nhũ hương (tán riêng) 1 lạng.
Tán mịn, trộn đều, dùng dầu An tức hương và mật ong làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần úông một hoàn, ngày hai lần.
Ý nghĩa: Tổ hợp hương, Sa hương, An tức hương để khai khiếu; Mộc hương, Đàn hương, Trầm hương, Nhũ hương, Đinh hương, Hương phụ để hành khí giải uất, trừ uất trệ của khí huyết ở tạng phủ; Tất bát để tăng tác dụng tán hàn; Chu sa trấn kinh an thần; Bạch truật để bổ khí kiên tì; Kha tử để thu sáp liễm khí.
Sau đó dùng thêm Thiên Ma, Cương tàm, Xương bồ, Uất kim để tức phong tống đờm, hoặc dùng bài: Đạo đờm thang (Phụ nhân lương phương).
Bán hạ 2 đ.c, Nam tinh, Chỉ thực sao cám, Phục linh, Quất hồng, Sinh khương đều 1 đ.c, Cam thảo 0,5 đ.c.
Ý nghĩa: Bán hạ, Nam tinh để táo thấp hóa đàm, giáng nghịch hòa vị, chỉ nôn; Quất hồngđể lý khí táo thấp; Phục linh để kiện tì thảm thấp; Chỉ thực để hành khí tán kết; Sinh khương để giáng nghịch hóa ẩm; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, nhuận phế, hòa trung.
Châm cứu để khai bế: Song song với dùng thông quan, có thể châm huyệt Nhân trung, Thập tuyên, Dũng tuyền để tỉnh thần.
Chứng thoái:
Triệu chứng: mắt mở, miệng há, bàn tay duỗi,thở nhanh, lưỡi ngắn, mặt xanh, năng thì vã mồ hôi hột lạnh, chân tay lạnh, mạch khó sờ thấy, nhị tiện tự chảy, hơi thở rất yếu. Là chứng nguy kịch.
Phép điều trị: Cố thoát hồi dương, dùng bài sâm phụ thang (phụ nhân lương phương).
Nhân sâm 4 đ.c, Phụ tử 3 đ.c. Sắc uống để cấp cứu.
Ý nghĩa: Nhân sâm để đại bổ nguyên khí. Ích khí, cố thoát; Phụ tử để hồi dương.
Cũng có thể cứu Quan nguyên, Khi hài hoặc thần khuyết đến khi chân tay ấm, có mạch rõ, hết mồ hôi thì thôi.
Sau khi đã qua cơn nguy kịch, mỗi trạng thái bệnh có cách chữa cụ thể và phải có thời gian mới hồi phục được.
Với chứng bán thân bất toại, do khí huyết không đến gây nên. cần dẫn huyết khí đến và cho khí huyết thông lại. Có thể dùng các bài thuốc sau:
Bổ trung ích khí (Tì vị luận) gia một ít phụ tử
Hoàng kì (15 - 20g), Cam thảo chích 5g, Nhân sâm 10g, Dương quy 10g, Trần bì 6g,Thăng ma 3g, Sài hồ 3g, Bạch truật 10g. Sắc uống.
Ý nghĩa; Hoàng lì để ích khi, Nhân sâm, Bạch truật, Chínhthảo để kiện tì, ích khí; Trần bì để tì khí; Đương quy để bổ huyết, Thăng ma, Sài hồ để thăng dương; Phụ tử để trợ dương.
Thang bổ trung ích khí cùng uống với thất vị địa hoàng hòan:
Thục địa 8 lạng, Sơn thù nhục 4 lạng, Phục linh 3 lạng, Sơn dược 4 lạng, Đan bì 3 lạng, Nhục quế 1 lạng, Trạch tả 3 lạng.
Làm hoàn mật, hoặc dùng bài: Bổ dương hoàn ngũ thang (xem trúng phong do ngoại phong).
Nếu chân tay có thêm tê bì, nề, thì dùngh phép thông dương ích khí điều hòa dinh vệ, dùng bài: Hoàng kì Quế chi ngũ vật thang (Kim quỹ yếu lược).
Hoàng kì 3 đ.c. Thược dược 3 đ.c, Quế chi 3 đ.c, Sinh khương 6 đ.c, Đại táo 4 quả.
Sắc uống chia làm 3 lần, uống lúc ấm, có thể thêm Tang kí sinh.
Nếu có tiểu tiện không tự chủ do thận hư ha hãm, bàng quang bất ứơc, dùng phép bổ khí thăng để, chế ước bàng quang dùng bài: Bổ trung ích khí (xem ở trên) gia ích trí nhân.
Nếu có tiểu tiện không tự chủ do thận hư không thu nhiếp được, cần dùng phép tư thận âm, bổ thận dương dùng bài: Địa hoàng ẩm tử (Hoàng đế tố vấn tuyên minh luận phương):
Thục địa, Ba kích, Sơn thù nhục, Thạch hộc, Nhục thung dung, Phụ tử, Ngũ vị tử, Quan quế, Bạch phục linh, Mạch môn, Xương bồ, Viễn chí lượng đều nhau tán bột. Mỗi lần uống 3-5 đ.c cho vào một lượng nước vừa đủ, 5 lát gừng, 1 quả táo, 5-7 tác bạc hà: sắc uống.
Nếu có nhiều đờm thì phải tuyên khiếu, tống đờm. Dùng bài Đạo đờm thang (xem trúng phong do ngoại cảm) có thể thêm Bối mẫu. Nếu chóng mặt thêm Thiên ma, ít ngủ thêm Bá tử nhân.
Nếu nói khó, nói ngọng do phong đờm tắcở họng, phải dùng phép khu phong trừ đờm thông khiếu lạc, dùng bài: Thần tiên giải ngũ đờm.
Bạch phu tử 1 đ.c, Xương bồ 3 đ.c, Viễn chí 2 đ.c, Thiên ma 2 đ.c, Tòan yết 1 đ.c, Khương hoạt 3 đ.c, Nam tinh 1,5 đ.c, Mộc hương 1 đ.c, Cam thảo 1 đ.c.
Ý nghĩa: Bạch phụ tử, Thiên ma, Nam tính để khu phong hóa đàm; Tòan yết, Khương hoạt, Mộc hương để thông kinh lạc, Xương bồ để khai khiếu; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.
Hoặc dùng bài bổ dương hoàn ngũ thang thêm Xương bồ, Viễn chí.
Nếu nói khó, nói ngọng do thận khí hư suy, tinh khi không lên được, dùng phép tráng thủy, dùng bài: Địa hoàng ẩm tử. Nếu có mồm khô, lưỡi đỏ thì bỏ Quế, Phụ.
Nếu có âm hư phong dương vương gây chóng mặt tai ù, mắt mở, mạchhuyền sác, cần bình an tiềm dương hóa đờm thông lạc, dùng bài:
Thiên ma cầu đằng ẩm (Tạp bệnh chính trị tân nghĩa).
Thiên ma 3 đ.c, Cầu đằng cho sau 4 đ.c, Thạch quyết minh (cho trước) 6 đ.c, Ngưu tất 4 đ.c, Sơn chí, Hoàng cầm 3 đ.c, Đỗ trọng, Ích mẫu thảo, Tang kí sinh, Dạ giao đằng, Phục thần đều 3 đ.c. Gia Bối mẫu, Trúc lịch để hóa đờm.
Ý nghĩa: Thiên ma, Cầu đằng, Thạch quyết minh để bình can tức phong, Sơn chi, Hoàng cầm để thanh nhiệt tả hỏa; Ích mẩu để hoạt huyết lợi thuỷ, Ngưu tất để dẫn huyết đi xuống, Đỗ trọng, Tang lí sinh để bổ ích thận âm; Dạ giao đằng phục thần để an thần ích chi.
Nếu có chứng đại tiện không tự chủ, hoặc cả đại tiểu tiện không tự chủ, phải bổ thận.
Dùng bài: Địa hoàng ẩm tử (xem ở trên). Hoặc ôn bổ tì thận, dùng bài tứ thần hoàn (Chính trị chuẩn thẳng).
Nhục đậu khẩu 2 lạng, Phá cố chỉ 4 lạng, Ngũ vị tử 2 lạng, Ngô thù du 1 lạng.
Tán mịn làm hoàn như hạt ngô đồng. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 đ.c trước bửa ăn.
Ý nghĩa: Phá cổ chỉ để bổ mệnh môn. Nhục đậu khấu để ôn tì, chỉ tả, Ngô thù du để ôn tì vị trừ hàn thấp; Ngũ vị tử để ôn sáp tràng.
Phòng bệnh: Ở những người có tiền triệu trúng phong (đầu nặng chân nhẹ), chóng mặt, chân tay tê, đêm đái nhiều, hoặc tự nhiên cứng lưỡi, nên uống thườngkỳ: Tang diệp, Cúc hoa, Hạ khô thảo, Thiên ma, Câu đằng, Thảo quyết minh, Bạch tật lê để tránh cơn trúng phong.
Châm cứu
Để chữa trúng phong, nhất là chữa di chứng trúng phong, y học cổ truyền còn dùng châm cứu. Cụ thể như sau:
Do ngoại phong: phong trúng kinh lạc. Phép chữa là điều hòa kinh khí.
Liệt mặt dùng: Giáp xa (ST 6), Địa thương (ST 8), Toàn trúc (BI.2), Hợp cốc (LI.4).
Liệt nửa người: Kiên ngung (LI 15), Khúc trì (I.I 11), Hợp cốc (L.I 4), Bát tà (EX UE 9), Phục thỏ (ST 32), Túc tam lí (ST 36), Giải khê (ST 41), Bát phong (EX LE.10) có thể dùng thêm Kiên liêu (TE 14), Ngoại quan (TE 5), Trung chữ (TE 3), Hoàn khiêu (GB 30), Dương lăng tuyền (GB 34), Tuyệt cốt (GB 39).
Nói khó cứng lưỡi: Á môn (GV 15), Liêm tuyền (CV 23), Thông lý (HT 5).
Ý nghĩa của huyệt: Các huyệt ở mặt: Giáp xa (ST 6), Địa thương (ST 8), Toán trúc (BI.2), c1c huyệt ở tay, chân: Kiên ngung (I-I 15), Khúc tri (LI 11), Hợp cốc (LI 4), Bát tà (EXUE 9), Kiên liêu (TE 14), Ngoại quan (TE 5), Trung chữ (TE 3), Phục thỏ (ST 32), Túc tam lí (ST 36), Giải khê (ST 41), Hoàn khiêu (GB 30), Dương lăng truyền (GB 34), Tuyệt cốt (GB 39) để điều hòa kinh khí của các kinh đại trường (I.I). Vị (ST), Tam tiêu (TE), Đờm (GB), các huyệt: Á môn (GV 15), Liêm tuyền (CV 23), Thông lí (HT 5), để thanh tâm, khai tâm khiếu.
Nội phong - Trúng tạng phủ:
Tốt nhất là truyền máu cùng nhóm, trường hợp truyền khác nhóm thì phải hạn chế tối đa số lượng, máu truyền. Luôn luôn cảnh giác khi truyền máu nhóm O cho các nhóm khác vì có nhóm “O nguy hiểm”, có khả năng gây ngưng kết hồng cầu ở người nhận máu.
Hệ thống nhóm Rhesus (Rh): Hệ thống này được xác định bởi các kháng nguyên cơ bản nằm trên hồng cầu là D, C, c, E, e và một kháng nguyên giả thiết là d. Kháng thể của hệ này không có tự nhiên mà chỉ xuất hiện sau một sự miễn dịch gọi là kháng thể “miễn dịch”. Kháng thể chống D là loại mạnh nhất, và là nguyên nhân chính trong các tai biến truyền máu do hệ Rh. Vì vậy, trong thực hành truyền máu, người ta quan tâm nhất kháng nguyên này. Nếu một cá thể có kháng nguyên D trên hồng cầu gọi là Rh (+) và ngược lại, không có kháng nguyên D gọi là Rh (-).
Ở Việt Nam, hơn 99,9% dân số thuộc nhóm Rh (+). Những kháng thể còn lại cũng có khả năng gây ra sự cố miễn dịch, song hiểm và yếu hơn nhiw62u. Có thể xếp thứ tự như sau: D > E > ē > C.
Các hệ thống nhóm máu khác:
Hệ Kell: Đến nay, người ta đã xác định được 18 kháng nguyên thường gặp và 5 kháng nguyên tần số thấp của hệ này. Trong truyền máu, đây là hệ quan trọng thứ ba sau hệ ABO và Rh vì khả năng gây phản ứng khá mạnh. Kháng thể của hệ này thường là loại miễn dịch, rất ít khi gặp kháng thể tự nhiên. Tuy hệ Kell phức tạp, nhưng trong thực tế người ta thường chú ý hai nhóm chính là Kell (+) và Kell (-). Kháng nguyên K (Kell+ có mặt khoảng 10% người da trắng, không gặp ở người da đen, da vàng và người Mỹ).
Hệ MNSs: Hệ này rất phức tạp. Từ năm 1927, Landsteiner K và Levine phát hiện ra hai kháng nguyên M và N. Đến nay, càng ngày người ta càng phát hiện ra thêm các kháng nguyên mới và tiếp tục nghiên cứu các kháng nguyên chưa được xác định rõ ràng. Có ấy điểm chính cần lưu ý sau đây:
M, N, S, s là các alen (alled), có các kháng thể tương ứng là anti M, anti N, anti S và anti s.
Nhiều tác giả cho rằng M và N về thực chất không phải là qalen của nhau, mà N là tiềm chất của M.
Kháng nguyên U hay gặp ở người da đen.
Kháng thể của hệ này gặp chủ yếu là loại miễn dịch, hoạt động trong môi trường lạnh.
Chỉ có anti N, anti S và anti s có khả năng gây tai biến truyền máu, còn aniti N thì hầu như không. Tuy nhiên, anti s rất hiếm gặp, do vậy, chỉ còn lại anti M và anti S là quan trọng.
Hệ Lewis là một hệ kháng nguyên hòa tan, được hấp thụ lên bề mặt hoòng cầu. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có hồng cầu Leb (a,b), từ 2 tuổi trẻ mới xuất hiện Lea, từ 6 tuổi mới có Leb. Các kháng thể hệ này được coi là tự nhiên cũng có khả năng gây tai biến mạch máu, đặc biệt là gây tan máu trong lòng nội mạch..
Hệ P: Kháng thể anti P1 và anti PP1Pk là hai loại quan trọng, có thể gây tai biến truyền máu, nhưng hiếm gặp.
Hệ Duffy: Kháng thể thuộc loại miễn dịch có khả năng gây tái biến truyền máu, nhưng hiếm gặp.
Hệ Kidd: Đặc điểm kháng thể giống hệ Duffy.
Nhóm bạch - tiểu cầu: Đây là một hệ kháng nguyên rất phức tạp và có vai trò miễn dịch cực kỳ quan trọng. Có thể chia:
Kháng nguyên hòa hợp tổ chức được quyết định bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể số 6: HL A, B, C, D, DR.
Các kháng nguyên ngoài hệ thống nói trên gồm kháng nguyên bạch cầu đoạn trung tính, kháng nguyên tiểu cầu...
Tuy nhiên, chỉ cần một phản ứng chéo (giữa huyết thanh người được truyền máu và bạch tiểu cầu người cho máu) âm tính là đủ đảm bảo cho một cuộc truyền máu thông thường.
Các qui định về người cho máu
Nguyên tắc chung
Người cho máu phải là những người khoẻ mạnh, là nam hoặc nữ tự nguyện, từ 18-50 tuổi, có cơ thể phát triển toàn diện.
Phải được khám sức khỏe và xét nghiệm kỹ trước mỗi lần lấy máu.
Phải có một hồ sơ cho máu để xuất trình mỗi lần đến khám sức khỏe.
Tiêu chuẩn lâm sàng
Cân nặng: nam trên 45kg, nữ trên 40kg.
Huyết áp: huyết áp tối thiểu > 95 mmHg không cho máu được, huyết áp tối đa > 140 mmHg không nên cho máu.
Khám lâm sàng: Không mắc các bệnh chống chỉ định cho máu.
Tiêu chuẩn sinh học
Các xét nghiệm tối thiểu bắt buộc gồm:
Huyết sắc tố: Nam trên 120g/l; nữ trên 110g/l
HbsAg âm tính với kỹ thuật ELISA
Kí sinh trùng sốt rét âm tính, tối thiểu với kỹ thuật soi trực tiếp
Kháng thể chống xoắn khuẩn giang mai âm tính với kỹ thuật VDRL.
Kháng thể chống HIV1 âm tính với kỹ thuật ngưng kết hồng cầu thụ động, hoặc Latex, hoặc ELISA.
Các xét nghiệm bổ sung, không bắt buộc:
Hematocrit nam trên 0,04 l/l, nữ trên 0,38 l/l
Đếm hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu
Định lượng bilirubin máu
Tìm kháng thể bất thường
Chiếu X quang tim phổi
Chống chỉ định cho màu: đối với những người sau đây:
Người có huyết áp thấp hoặc cao hơn bình thường
Huyết áp thấp < 90/50 mmHg
Huyết áp cao > 180/100 mmHg
Người bị bệnh tim
- Sau phẫu thuật dưới 6 tháng, phẫu thuật cắt một phần chi, một bộ phận của cơ thể
Mới được truyền máu (hoặc các thành phẩm của máu) chưa quá 6 tháng.
Bị bệnh phổi bị bệnh thần kinh, tâm thần, bị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm khớp, đái tháo đường, bệnh thận, viêm gan siêu vi trùng hoặc HbsAg dương tính. bệnh sốt rét hoặc ở vùng sốt rét ra chưa quá 6 tháng, nhiễm trùng da, bệnh do Brucella, Salmonella hay bệnh Leptospirose, dị ứng, bệnh máu mắc phải hay di truyền.
Phụ nữ đang mang thai, đang hành kinh, đang cho con bú, rối loạn tiền mãn kinh.
Người được truyền máu hoặc truyền các thành phần của máu chưa quá 6 tháng.
Người bị SIDA hay HIV dương tính
Chỉ định truyền máu
Nguyên tắc chung
Truyền máu phù hợp tốt nhất là truyền máu cùng nhóm. Có thể dùng máu nhóm O để truyền cho bệnh nhân nhóm máu A, B, AB.
Hết sức tiết kiệm máu, người bệnh cần gì truyêề nấy, không cần thì không truyền.
Chỉ định tuyệt đối
Thiếu máu; Tuỳ theo bản chất của thiếu máu mà truyền các thành phẩm của máu hay máu toàn phần để bù sự thiếu hụt. Chỉ cần truyền máu toàn phần khi người bệnh cần cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Xuất huyết: truyền máu để bù lại lượng máu đã mất đi đò6ng thời cung cấp thêm các yếu tố đông máu.
Giảm tiểu cầu: bù tiểu cầu, tác dụng nhanh nhưng chỉ tạm thời. Về cơ bản, phải dùng các biện pháp điều trị chống xuất huyết khác.
Giảm bạch cầu hạt: Bù bạch cầu hạt bằng truyền khối bạch cầu hoặc truyền máu toàn phần.
Thiếu hụt các yếu tố đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải truyền huyết tương tươi hoặc huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh hoặc PPSB (Prothombin - Proconv ertin - Stuar - anti hemophili B).
Các tình trạng thoát huyết tương: Như bỏng, choáng..., truyền huyết tương các loại.
Cung cấp các yếu tố miễn dịch chống nhiễm khuẩn: truyền huyết tương tươi.
Chỉ định tương đối
Giảm protein máu: truyền huyết tương các loại
Hội chứng viêm thận:
Chống chỉ định truyền máu
Chống chỉ định tuyệt đối:
Phù phổi cấp
Tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc động mạch, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch
Chống chỉ định tương đối
Bệnh tim thực thể mất bù: Chỉ truyền máu khi thật cần thiết, truyền chậm và rất thận trọng tốt hơn hết là truyền động mạch.
Viêm phổi hoặc viêm cuống phổi nặng; gù vẹo hoặc khí phế thũng: Phải rất cẩn thận khi truyền máu vì có nguy cơ phù phổi.
Huyết áp cao, xơ vữa động mạch. Chỉ định rất dè dặt.
Suy kiệt: truyền chậm từng ít một
Không nên truyền máu cho bệnh nhân bị bệnh ác tính giai đoạn cuối vì ít mang lại hiệu quả.
Tai biến truyền máu
Tùy theo mục đích, người ta có thể xếp các loại tai biến truyền máu theo nhiều cách: tai biến tức thì và tai biến chậm, tai biến có tan máu và không tan máu; tai biến miễn dịch và không miễn dịch. Để tiện cho việc xử trí và tìm nguyên nhân, chúng tôi phân loại tai biến truyền maá tùy theo có tan máu hay không.
Những phản ứng không tan máu
Những tai biến loại này thường nhẹ, dễ xử trí. Tuy nhiên, nếu coi nhẹ cũng có thể gây hậu quả nặng nề, thậm chí có khi gây chết người.
Phản ứng sốt xảy ra do:
Chí nhiệt tố: Thường xảy ra sau khi dùng các dung dịch chống đông, các dụng cụ và thiết bị lấy máu chứa máu à truyền máu chưa được khử hết chí nhiệt tố.
Thời gian xuất hiện phản ứng tùy thuộc vào lượng chí nhiệt tố. Bệnh nhân sốt, rét run, tăng huyết áp, buồn nôn, nhức đầu, đau lưng. nếu ngừng truyền kịp thời, mọi triệu chứng sẽ giảm dần và hết. Cách đề phòng duy nhất là phải đảm bảo qui trình khử chí nhiệt tố cho các dung dịch, phương tiện liên quan đến cuộc truyền máu.
Kháng thể dòng bạch cầu: Thường xảy ra ở người được truyền máu nhiều lần. Bệnh nhân rét run, ho khan, mạch nhanh, khó thở nhẹ. Mức độ các triệu chứng có thể nhẹ, người bệnh chịu được hoặc nặng phải ngừng truyền máu.
Thái độ xử trí là ngừng truyền máu, ủ ấm cho bệnh nhân và nếu cần, cho một liều nhẹ kháng histamin tổng hợp là đủ.
Phản ứng dị ứng thường là nhẹ, bệnh nhân bị nỗi ban, nổi mẩn sau hoặc ngay khi đang truyền máu. Dị ứngnày có thể khu trú hay toàn thân, hãn hữu có thế gặp phản ứng rất nặng như phù nề thanh quản, co thắt phế quản gây suy hô hấp cấp.
Đối với trường hợp nhẹ và vừa, có thể giải quyết dễ dàng bằng kháng sinh histamin, nhưng trường hợp nặng, cần cấp cứu kịp thời tình trạng suy hô hấp.
Phản ứng nhiễm khuẩn: là loại phản ứng nghiêm trọng, biểu hiện bằng sốt, đau lưng, đau xương, hạ huyết áp, chóng và có thể tử vong. Nguyên nhân do bảo quản máu không tốt, lấy máu không đảm bảo vô trùng, túi hoặc chai máu bị nhiễm khuẩn hoặc nở, quá trình sản xuất, pha chế các chấ phẩm của máu như: khối hồng cầu, huyết tương, tủa lạnh yếu tố VIII, quá trình pha chế dung dịch chống đông không đảm bảo vô trùng, hoặc do dây truyền máu nhiễm mầm bệnh.
Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh liều cao. Cấy máu trong chai và máu bệnh nhân để xác định nguyên nhân và làm kháng sinh đồ.
Tai biến lây bệnh: Cóthể lây qua đường truyền máu, nhưng ở Việt Nam cần đặc biệt đề phòng các bệnh sau:
Viêm gan siêu vi trùng: Tỉ lệ mang HbsAg ở Việt Nam khá cao. Bệnh viêm gan siêu vi trùng có thể được truyền qua hầu hêế các chế phẩm của máu. Biện pháp duy nhất để đề phòng là xét nghiệm máu trước khi truyền bằng các phương pháp có độ nhạy cao như ELISA, miễn dịch huỳnh quang.
Sốt rét: là tai biến thường gặp. Đề phòng, cần đảm bảo tuyệt đối tiêu chuẩn người cho máu và kiểm tra máu trước khi truyền.
Giang mai: Ngoài những biện pháp như đối với viêm gan siêu vi trùng và sốt rét, nếu máu ở nhiệt độ lạnh từ 3 ngày trở lên thì xoắn khuẩn gây bệnh giang mai cũng bị bất hoạt.
SIDA: Là tai biến còn hiếm gặp ở Việt Nam nhưng cần đặc biệt chú ý tính chất nguy hiểm, vì khả năng lan truyền lớn. Kiểm tra kháng thểtrong máu người cho là bắt buộc, đặc biệt cần đề phòng đối với người thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Tai biến gây miễn dịch cho người nhận máu: Loại này chỉ xảy ra ở người được truyền máu nhiều lần. Triệu chứng không có gì đặc biệt ngoài hiệu quả truyền máu ngày càng kém đi và đời sống hồng cầu rút ngắn.
Cần xác định kháng thể bất thường để có cơ sở chọn máu phù hợp.
Những phản ứng tan máu
Nguyên nhân miễn dịch: Phản ứng tan máu có thể xảy ra do bất đồng nhóm máu ABO, hệ Rh, truyền nhóm O “nguy hiểm” hay do một số nhóm hồng cầu phụ khác. Tai biến tan máu có thể xảy ra ngay trong lòng nội mạch nếu có sự tham gia của bổ thể. Triệu chứng có thể xuất hiện muộn, từ từ và kín đáo nều sự bất đồng ngoài hệ ABO. Trường hợp có bất đồng trong nhóm máu ABO, các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi truyền được 10-50ml máu: bệnh nhân cảm thấy nóng rát dọc theo đường tĩnh mạch truyền máu, mặt đỏ bừng, sốt, nhức đầu, đau vùng thắt lưng, cảm giác tức ngực, rồi chóang, cuối cùng là thiểu niệu, vô niệu, suy thận cấp. Có thể kèm theo đông máu rải rác trong lòng mạch gây ra một tình trạng xuất huyết nặng, khó cầm. Đây là dấu hiệu rất quan trọng khi bệnh nhân đang mê.
Nguyên nhân ngoài miễn dịch: Bao gồm nhiều yếu tố không liên quan đến hòa hợp miễn dịch như:
Điều kiện giữ máu không đãm bảo: Khi nhiệt độ bảo quản trên 100C, hồng cầu sẽ nhanh chóng bị huỷ trước thời hạn, thậm chí ngay trong chai, gây tai biến khi truyền.
Nhiệt bảo quản máu dưới 20C, máu sẽ bị đông, do đó, có tan máu ngay trong chai hoặc túi đựng. Dungdịch bảo quản không đủ nồng độ dextrose và pH qui định cũng gây tan máu.
Các nguyên nhân khác: Truyền máu với áp lực quá cao. Máu người nhận thiếu men, ví dụ, thiếu G6PD hoặc bị myoglobin máu, muoglobin niệu từ trước khi truyền máu.
Thái độ xử trí: Về nguyên tắc, khi có tan máu, phải ngừng truyền máu vì mức độ nặng của tai biến bao giờ cũng tỉ lệ thuận với hồng cầu đưa vào. Chú ý phải lưu kim để có sẳn đường truyền tĩnh mạch thuận lợi cho việc cấp cứu. Không cần chờ kết quả xét nghiệm, thậm chí cả khi các dấu hiệu lâm sàng chưa rõ rệt, việc ngừng truyền máu càng sớm càng tốt.
Vấn đề quan trọng là duy trì lượng nước tiểu cho bệnh nhân, do vậy, nên dùng manitol sớm, loại dung dịch từ 5-20% dùng cho đến khi thử không thấy huyết sắc tố trong huyết thanh (khoảng dưới 200mg/l). Khi có thiểu niệu hoặc vô niệu, cần điều chỉnh nước và điện giải kịp thời và chính xác. Nhiều trường hợp phải nhờ đến thẩm phân phúc mạc hay chạy thận nhân tạo. Đối với những bệnh nhân này, cần có chế độ ăn nhiều calo, ít protein và chú ý hạn chế nước, đồng thời theo dõi lượng kali máu mức tăng urê và creatinin máu để cân nhắc xử trí.
Nếu có tan máu mạnh, có thể cân nhắc để cho dùng các thuốc kháng histamin, cocticoit và an thần, nhằm giảm bớt các triệu chứng. Các thuốc tim mạch chỉ được sử dụng khi có rối loạn huyết đông mà không khắc phục được bằng điều chỉnh nước và điện giải đơn thuần.
Nếu cần truyền máu, phải dùng máu mới đã được kiểm tra cẩn thận về hoà hợp. Sau đó, nhất thiết, phải gởi 10ml máu bệnh nhân và 10ml máu trong chai truyền cùng toàn bộ dây, chai và kim truyền đến phòng truyền để xác định nguyên nhân.
Nói chung, những tai biến truyền máu đều là nặng hoặc rất nặng đối với cả trước mắt cũng như lâu dài, do vậy an toàn truyền máu là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Kể từ khi Landsteiner. K phát hiện ra nhóm máu lần đầu tiên, cho đến nay đã gần một thể kỷ, nhiều nhóm máu với các kháng nguyên phức tạp đã được nghiên cứu kỹ, làm cơ sở khoa học cho ngành truyền máu tiến những bước dài quan trọng. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm ra được một chế phẩm tự nhiên hay nhân tạo nào có khả năng thay thế máu người. Do đó cần quan tâm đặc biệt đến người nhận và người cho máu. Một phương châm cần được quán triệt là cần gì truyền nấy, không cần không truyền. Tuyệt đối tránh sự lạm dụng và cẩu thả, vô trách nhiệm để hạn chế tối đa các tai biến xảy ra trong truyền máu.
Như vậy, vấn đề an toàn truyền máu phải được ưu tiên số một trong công tác điều trị bằng truyền máu. |