Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Viêm dây chằng quanh răng là gì? Phương pháp chữa trị?

Viêm dây chằng quanh răng, trước kia gọi là “viêm khớp răng” vì dịch từ tiếng Pháp “arthrite alvéolo-dentaire”. Nay người Pháp cũng bỏ khái niệm khớp (articulation arthrite) vì nó không giống các khớp khác trong cơ thể mà dùng từ desmodote hoặc périodonte (dây chằng quanh răng) và desmodontite hoặc périodontite (viêm dây chằng quanh răng). Như vậy, viêm dây chằng quanh răng thực chất là viêm mô liên kết, nằm giữa xê măng răng và xương ổ răng, trong đó thành phần chủ yếu là dây chằng ổ răng - răng bao quanh cổ răng, chân răng (sợi Sharpey) và chóp răng. Để nhấn mạnh thành phần chủ yếu của mô quanh chân răng này là dây chằng và tránh hiểu lầm với viêm quanh răng (bao gồm viêm lợi, xương ổ răng, mô quanh chân răng và xê măng), nên gọi là viêm dây chằng quanh răng. Các dây chằng quanh (chân) răng đảm bảo sự liên kết răng với xương ổ răng và có tác dụng đàn hồi làm giảm sức én trên răng trong lúc ăn nhai.

Có nhiều cách phân loại viêm dây chằng quanh răng. Theo tiến triển bệnh có các thể bán cấp tính, cấp tính và mạn tính. Theo vị trí có viêm ở chóp răng (apex), viêm ở cổ răng.

Viêm dây chằng quan răng ở chóp răng.

Nguyên nhân do nhiễm khuẩn tuỳ. Viêm tuỳ hoặc hoại tử tuỳ, dễ lan đến mô quanh chóp răng, hoặc do lúc điều trị nội nha, khi thông ống tuỳ bị sai đường, đẩy vi khuẩn ra ngoài ống tuỳ bột trám hoặc công gutta perecha bị đẩy ra ngoài chóp răng; hoặc do dùng thuốc điều trị tuỳ có tính chất kích thích như anhydrite arséniex, focmol, creosot, v.v...

Các thể lâm sàng

Thể viêm cấp tín: Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác nặng, vướng ở một răng (răng nguyên nhân) dần dần cảm giác khó chịu đó càng lúc càng gia tăng nhanh, gây đau liên tục, âm ỉ theo nhịp mạch đau tăng dần về đêm và đau toả lan. Do dây chằng bị cương tụ, có cảm giác rằng “trồi” ra: khi ngậm miệng rằng nguyên nhân chạm sớm vào răng đối xứng. Nếu cần chặt răng lại có cảm giác dể chịu vì có giảm cương tụ. Đau càng ngày càng gia tăng, nước nóng tư thế nằm, giường niệm nóng tầm đau nhều hơn vì gia tăng cương tụ dây chằng, lạnh làm giảm đau tạm thời, sau đó lại đau lại. Khi viêm nặng hơn, cảm giác răng trồi ra rõ hơn, răng rung tay theo chiều ngang, cả chiều đứng và chạm nhẹ cũng làm đau nhiều hơn, nhất là ấn theo chiều đứng khiến cho bệnh nhân sợ đau không giám ngậm miệng lại. Cơ đau tỏa lan ra các vùng lân cận, âm ỉ liên tục. Khám thấy lợi bên cạnh răng màu đỏ, chụp X-Quang cho thấy dây chằng dầy hơn. Toàn thân có thể có sốt nhẹ

Viêm dây chằng quang răng có thể trở lại bình thường nếu ống tỷ được điều trị tốt, hoặc nặng hơn và trở thành thể viêm cấp tính có mủ. Mủ thường gom tụ ở quanh cóp răng, nhưng do chớp răng nằm trong vùng có vách xương ở răng bao chung quanh không giảm được, cho nên cơn đau răng hơn đặc biệt đau liên tục, theo nhịp mạch. Có kèm theo các dấu hiệu toàn thân như sốt. Răng lung lay do kích thích, tự nhiên cũng lung lay và rất đau.

Khi có nhiều mủ, mủ có thể thoát ra theo 3 con đường tủy răng, vùng mô quanh chân răng (dây chằng răng) và xương ổ răng. Sau khi mủ thoát ra được cơn đau giảm nhanh chóng, hiện tượng viêm cũng bớt dần và sau vài ngày bệmh nhân thấy dễ chịu hẳn.

Nếu mủ thoát ra theo đường dây chằng, răng lung lay nhiều hơn, nướu viêm đỏ, mềm, có khi có bọc mủ (apxe) ở cổ răng. Khi vỡ mủ, cơn đau giảm nhưng răng vẫn bị lung lay nhiều do một phần dây chằng răng bị tiêu huỷ. Có chỉ định nhổ răng nguyên nhân (răng gây ra viêm dây chằng quanh răng). Nếu mủ thoát ra theo đường xương ổ răn khi ấy hình thành một viêm tấy. Nếu có apxe mà mủ chưa thoát ra được, phải rạch apxe.

Thể viêm mạn tính có một số dấu hiệu tối thiểu như: cảm giác răng trồi, lung lay ít theo chiều ngang và đứng. Ấn nhẹ vào vùng chóp răng gây đau. Cảm giác dội lại khi gõ ngang răng. Chụp X quang cho thấy dây chằng dày ở vùng chóp răng và ống tuỳ chưa trám bít hết. Ở một số bệnh nhân bị loạn trương lực thần kinh thực vật, sang chấn ở mặt nhai do răng trồi ra lâu ngày sẽ làm tiêu xương ổ răng. Nếu điều trị tốt ống tuỳ sẽ ngăn chặn được tiêu xương.

Apxe tái phát (abcès récurrent, phoenix abcess): theo thần thoại Ai Cập, như chim phượng hoàng sống ở sa mạc, tự nhiêu và sống trở lại trên đống tro của nó, loại apxe quanh chóp mạn tính này, sau một thời gian “ngủ” im lìm, đột nhiên thức dậy trở thành cấp tính và có đậy đủ các triệu chứng của một viêm quanh chóp cấp tính. Sự khác biệt chủ yếu là “apxe phượng hoàng” đã qua một giai đoạn mạn tính và có một vùng thấu quanh rõ rệt trên phim tia X.

“Apxe phượng hoàng” có thể bắt đầu bị “đánh thức dậy” ngay sau khi chữa nội nha một răng có viêm răn chóp mạn tính mà không có đường dẫn lưu mủ. Có do trong lúc điều trị ống tuỷ, bác sĩ đẩy các chất kích thích hoặc các vi khuẩn qua khỏi chóp răng, từ đó đánh thức một viêm mạn tính.

U hạt: trong thể mạn tính, ở chóp răng hình thành u hạt. U hạt không gây đau chỉ đau trog các đợt có cương tụ. Do đó khi nào có chụp phim răng mới phát hiện đươc. Trong những đợt có cương tụ, bệnh nhân thì có đau vừa lan toả. Khi ấn vào răng nguyên nhân mới có cảm giác đau, cho nên bệnh nhân không để ý. Ấn vào lợi ở vùng chóp răng có gây đau. Gõ dọc gây đau, nếu gõ ngang có phối hợp với một ngón tay đặt ở vùng xương gần răng nguyên nhân thì có cảm giác rung nhẹ đặc biệt, nhất là trong trường hợp u lớn (nang) và vách xương còn lại mỏng. Chụp phim X quang thấy có một vùng thấu quang ở quanh chóp răng, bờ hơi mở do viêm và dây chằng dày hơn. Nếu có mủ thoát ra được, trên phim có thể thấy đường dẫn lưu mủ.

Nếu tự nhiên hết mủ hoặc nhờ chữa nội nha ống tuỷ tốt, các tổ chức hoại tử khi ấy được lấy ra hết, cũng có thể làm hết chảy mủ và đường dẫn lưu mủ mất dần.

Sau thể bệnh viêm mạn tính, có thể đưa đến nang chân răng, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm, hoặc nhiễm khuẩn.

Viêm mô tế bào: nguyên nhân thường gặp là một răng bị viêm quah chân răng có mủ. Mủ tập trung ở vùng chóp răng tụ theo một đường rò xuyên qua xương hàm làm thành một apxe dưới màng xương, vượt qua màng xương, đi đến tổ chức liên kết .Khi đã hình thành apxe dưới màng xươn, vùng xung quanh apxe bị phù nề. Cuối cùng mủ chảy ra da hoặc niêm mạc miệng.

Lâm sàng: sau một thời gian viêm cấp tính, bệnh nhân có cảm giác bớt đau, dễ chịu. Đột nhiên, sau vài ngày đau trở lại, đau nhiều hơn, đau liên tục, đau toả lan theo nhịp mạch làm cho không ngủ được. Nếu chóp răng nằm càng sâu trong xươn hàm tức là xa bề mặt thì cơn đau càng dữ dội và lâu hơn. Mặt bệnh nhân bị sưng lên, phù nề, gần răng nguyên nhân. Da căng bóng, không đổi màu, không đau lắm khi ấn vào. Sau khi tíu mủ được hình thành cơn đau giảm bớt. Da đỏ, căng, đau khi sờ. Trong miệng, ở vùng răng nguyên nhân, ở ngách lợi hoặc sản miệng, sờ vào mềm, dày và đau. Có dấu hiệu toàn thân:

sốt 38-390C, miệng hôi, lưỡi bợn, trắng, lợi có màng bẩn. Người bệnh xanh xao, mệt mỏi.

Tiến triển: vỡ mủ, mủ thoát ra ngoài thường là ở niêm mạc miệng hơn là ở da. Lành bệnh tạm thời nhưng nếu răng nguyên nhân không được điều trị thì dễ tái phát lại sau một thời gian. Nếu bệnh không giảm, có thể đưa đến thể viêm lan rộng. Ở xương hàm trên, có thể lan đến phía trước vùng dưới ổ mắt, phía dưới vùng má, phía trên đến hố thái dương, phía sau đến hố chân bướm - hàm. Ở xương hàm dưới, có thể lan đến vùng sàn miệng và vùng amidan. Ở những cơ thể suy nhược có thể có viêm mô tế bào hoại thư khu trú hay lan rộng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, có thể lan đến các tĩnh mạch ở mặt và gây tử vong do viêm tĩnh mạch xoang hang.

Chẩn đoán: dựa trên dấu hiệu răng lung lay “trồi” lên, gõ dọc đau, gõ ngang không đau hoặc đau ít. Phân biệt với viêm tuỳ: gõ ngang đau, gõ dọc không đau, răng không lung lay. Phân biệt với viêm quanh răng,có nhiều răng bị tổn thương chứ không phải có một răng.Khi đã xác định chẩn đoán, cần tìm rõ nguyên nhân dựa vào lịch sử bệnh và các dấu hiệu lâm sàng. Nguyên nhân có thể do sang chấn (chất hàn thừa, mao răng), viêm tuỷ hoặc thương tổn ở lợi và xương lan vào dây chằng hoặc do thuốc Asen đặt để giết tuỳ, focmol để sát trùng ống tuỷ kích thích dây chằng gây viêm.

Viêm dây chằng quanh răng ở cổ răng

Có nhiều nguyên nhân: viêm lợi lan rộng đến mô quanh răng và dây chằng quanh răng; màng bám răng sau đó là cao răng tạo ra túi lợi, túi lợi càng ngày càng sâu có cao răng mềm bám, dần dần cao răng màu đậm và cứng hơn; lông bàn chải, tăm xỉa răng giắt vào lợi; thức ăn nhét vào kẽ răng do có lỗ răng sâu, hoặc do thiếu điểm chạm giữa mặt bên hai răng móc hàm giả không khít; chất trám thừa, kích thích lợi vùng kẽ răng.

Lâm sàng: Khu trú rõ rệt ở cổ răng, ít đau. Có cương tụ ở lợi, xuất hiện dần dần các túi lợi, sau cùng là răng lung lay. Có thể có biến chứng như apxe lợi (khu trú ở cổ răng), viêm tỷ răng ngược dòng khi nhiễm khuẩn đã đến vùng chóp răng và đi từ chóp tan tên buồng túy.

Điều trị: Viêm dây chằng quanh răng ở chổ răng: chủ yếu là điều trị nguyên nhân: điều trị răng sâu, trám tốt các lỗ sâu, nhất là các lỗ mặt bên, tránh có kẻ hở giữa hai răg, giắt thức ăn, sửa chửa lại các móc hàm giả không khít, lấy cao răng. Tại chổ, dùng bấc có tẩm eugénol hoặc nước  bonain đặt vào dây chằng, để giàm đau đốt lợi với axi tricloracétic, chải răng súc miệng. Cho thuốc giảm đau (glifana.W.) nếu cần lắm mới cho kháng sinh.

Viêm dây chằng quanh răng ở chớp răng: Điều trị nội nha (điều trị nhiễm khuẩn trong ống tủy) thật tốt, đến tận chóp răng, kết hợp vùng khang sinh toàn thân. Tránh mở rộng quá chỉ định nhô răng, vì sau thời gian răng lung lay, răng có thể hết lung lai nếu điều trị tốt. Khi nào viêm có mủ và có biến chứng hoặc vi mô tế bào mủ không thoát ra được và có dấu hiệu toàn thân mới nhổ răng để dẫn lưu mủ. Khi nào viêm không có mủ điều trị giảm đau tại chổ và điều trị viêm tùy (nguyên nhân ) không kết quả mới nhổ răng

Phòng bệnh: điều trị răng sâu sớm và tốt là để tránh biến chứng viêm và hoại tủy. Khi trám răng, bác sĩ phải cú ý đảm bảo đúng kỹ thuật phục hồi điểm tiếp giáp giữa hai răng để tránh nhét thức ăn vào kẻ giữa hai răng. Dùng tăm xỉa răng cẩn thận, tránh chạm vào lợi, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để giữ vệ sinh răng miệng tốt.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình