Gan là cơ quan quan trọng không thể thiếu trong việc duy trì sự sống của con người. Nó có mối quan hệ rất mật thiết với sự thay thế, chuyển hoá các chất đường, Protein, nước, muối, vitamin, kích thích tố vá rất nhiều những chất hoạt tính sinh vật khác cũng như các vị thuốc và các chất độc hại khác.
Công năng của gan rất phức tạp, còn tác dụng của gan xin được trình bày, diễn giải theo mấy mặt chủ yếu sau đây để người đọc có thể có sự hiểu biết nhất định:
1/ Tác dụng bài tiết
Dịch mật là một chất ngoại tiết do tế bào gan sản sinh ra. Sự sinh ra và bài tiết dịch mật là một trong những công năng quan trọng của gan. Mỗi ngày gan tổng hợp được và bài tiết ra khoảng 500-1000ml dịch mật.
2/ Tác dụng thay thế chuyển hoá chất
a/ Thay thế chuyển hoá đường:gan tham gia vào quá trình chuyển hoá đường, có ý nghĩa quan trọng đối với việc tồn giữ, phân bố đường trong cơ thể và điều tiết lượng đường trong máu.
b/ Thay thế chuyển hoá mỡ: gan là nơi chủ yếu thay thế chuyển hoá mỡ, có khả năng hợp thánh và dự trữ các loại mỡ, không chỉ cung ứng cho nhu cầu của gan, mà còn cung cấp cho nhu cầu của toàn cơ thể. Mỡ là cách gọi chung của chất mỡ và các loại chất béo (lipin, cholesterrol, steride, glycolipil). Gan nhờ cholicacid tiết vào trong dịch mật để điều tiết sự hấp thu mỡ của đường ruột. Gan có thể ôxy hoá axit béo, sản sinh ra ketone body.
Trong điều kiện bình thường, lượng ketone body này có thể cung cấp một phần năng lượng cho các tổ chức bên ngoài, nhưng trong tình trạnng bệnh lý, có thể dẫn đến trúng độc acid.
Sự vận chuyển và chuyển hoá mỡ đều có mối tương quan mật thiết với công năng của gan. Mỡ huyết thanh và mỡ ở trên toàn cơ thể qua quá trình tái tạo làm mới của axit béo, cholesterrol, ketome body, của muối acid trong dịch mật ở trong gan để điều chỉnh sự câng bằng động thái. Nếu như khi ở gan sự tổng hợp lipoprotein gặp trở ngại, ví dụ như sự tổng hợp lipin và protein không đủ, chất mỡ bị tích đọng ở gan hình thành gan nhiễm mỡ (Fattyliver).
c/ Thay thế chuyển hoá protein: tuy gan có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình thay thế chuyển hoá rất nhiều chất, song trong đó điều quan trọng nhất vẫn là tác dụng của gan đối với sự tha thếy chuyển hoá protein. Ngoài việc hợp thành bản thân protein ra, gan còn là nơi quan trọng để tổng hợp thành chất protein trong huyết tương. Toàn bộ albumin, thrombinogen và một phần globin được hợp thành ở gan. Trong đó nổi bật nhất là albumin trong huyết tương, khi công năng của tế bào gan bị tổn thương, thường sẽ dẫn tới nồng độ của albumin hạ thấp, còn nồng độ của globin của tổ chức chủ yếu ở ngoài gan thì thường theo đó tăng cao, dẫn đén sự thay đổi về tỉ suất giữa albumin và globin trong huyết tương. Đây là chứng cứ hiện nay về rất nhiều phản ứng xơ bông khi kiểm tra công năng gan được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Trong sự thay thế chuyển hoá hemoglobin, gan cũng đóng vai trò quan trọng, nó có thể làm chuyển biến bilirubin gián tiếp do máu mang lại thành bilirubin trực tiếp, do dịch mật bài tiết vào đường ruột. Các chất ở mật do đường ruột hấp thụ được, phần lớn sẽ lại được gan đẩy vào trong ruột một lần nữa. Khi mắc bệnh về gan công năng chuyển đổi và bài tiết bilirubin của gan giảm xuống, nồng độ bilirubin trong máu tăng thêm, sẽ hình thành bệnh hoàng đản (sẽ được miêu tả đầy đủ trong các vấn đề sau).
d/ Thay thế chuyển hoá vitemin: gan có mối quan hệ mật thiết với sự thay thế chuyển hoá vitamin. Trong sự hấp thu, dự trữ hoạt tính hoá, vận chuyển, hợp thành, phân giải của vitamin đều có tác dụng tham dự của gan. Ví dụ :gan có thể chuyển đổi carotin thành vitamin A và dự trữ chúng, đồng thời cũng có thể chuyển đổi vitamin K thành throbinogen. Vitamin nhóm B ở trong gan có thể hình thành các loại cozymase tham gia vào các quá trình thay thế chuyển hoá chất. Như vitamin B1 tham gia vào sự thay thế chuyển hoá chất, vitamin C có thể thúc đẩy sự hình thành hepatic, glycogen.
đ/ Thay thế chuyển hoá kích thích tố: mối quan hệ giữa gan và kích thích tốt rất phức tạp, các kích thích tố tiết ra từ tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, dạ dày, đường ruột, tuyến sinh dục, có thể điều tiết hoạt động của các cơ quan bên ngoài gan, còn có thể ảnh hưởng thậm chí làm thay đổi rất nhiều công năng của gan, đồng thời gan cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thay thế chuyển hoá kích thích tố. Cũng có rất nhiều kích thích tố sau khi được xử lý ở gan sẽ mất đi hoạt tính. Gan sẽ hấp thu kích thích tố từ trong tuần hoàn trải qua các tác dụng hoá học, làm cho kích thích tố hạ thấp và phân giải, đồng thời đem các kích thích tố đó hoặc những chất sản sinh ra qua sự hạ thấp và phân giải đó bài tiết vào dịch mật.
3/ Tác dụng giải độc
Gan là cơ quan giải trừ chất độc chủ yếu trên cơ thể người, những chất có độc ở ngoài vào hoặc sinh ra trong quá trình thay thế chuyển hoá bên trong cơ thể và bên ngoài khi có độc đều phải qua gan xử lý và biến đổi các chất có độc thành không độc hoặc có độ hoà tan cao, rồi sẽ theo dịch mật hoặc nước tiểu thải ra ngoài. Cũng giống như chuyển hoá năng lượng lớn ammonia sản sinh ra trong quá trình thay thế chuyển hoá protein thành urea không độc, qua tậhn bài tiết ra ngoài.
4/ Tác dụng tạo máu
Thời kỳ phôi thai, gan có thể tạo ra hồng cầu, đến thời kỳ sau sẽ gián tiếp tham gia vào việc tạo ra máu, như hợp thành hemoglobin.
5/ Tác dụng làm đông máu
Gan cũng có tác dụng quan trọng trong nguyên lý làm đông máu. Nhân tử làm đông máu I (fibrinogen), II (thrombinogen), V, VII, IX, X được hợp thành ở trong gan. Trong đó sự hợp thành nhân tử II, VII, IX, X cần phải có vitamin K. |