Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh thấp protein trong máu là do đâu?

Bệnh thấp protein trong máu (hypoproteinemia) là chỉ tổng số protein trong huyết tương, đặc biệt là albumin trong huyết tương giảm thiểu. Bệnh thấp protein trong máu không phải là một bệnh độc lập mà là kết quả sự mất cân bằng nitrigen (negative nitrogen balance) do nhiểu nguyên nhân gây ra mà chủ yếu là do dinh dưỡng không tốt. Protein trong huyết dịch chủ yếu là protein trong huyết tương và hemoglobin trong hồng cầu.Protein huyết tương gồm albumin (huyết tương) các loại globin, fibrinogen và số ít protein kết hợp như glycoprotein, lipoprotein… tổng lượng là 6,5 ~ 7,8g%. Nếu tổng số protein trong huyết tương thấp hơn 6,08%, thì có thể chẩn đoán là bị bệnh thấp protein trong máu, nguyên nhân bệnh này chủ yếu có bốn mặt:

 

1/ Hấp thu protein không đủ hoặc không tốt

Các triệu chứng không muốn ăn hoặc chán ăn là do các nguyên nhân như bị các bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận nghiêm trọng, bị trở tắc ở hệ tiêu hoá, hấp thu thức ăn khó khăn ( như bị ung thư thực đạo, ung thu xương…) cũng đều có thể xảy ra bệnh thấp protein trong máu.

2/ Sự hợp thành protein bị cản trở

Những tổn thương về gan do các nguyên nhân gây nên làm cho khả năng hợp thành protein ở gan giảm xuống, sự hợp thành protein ở gan giảm xuống, sự hợp thành protein ở huyết tương giảm thiểu.

3/ Lượng lớn protein bị mất đi trong thời gian dài.

Như bị loét đường tiêu hoá, bị hoại tử, bị thương ở diện tích rộng, bị chọc lấy dịch nhiều lần lúc đói, bị bệnh tiểu đường, bị bệnh thận… cũng đều có thể làm mất đi lượng lớn protein bằng các con đường khác nhau.

4/ Tốc độ phân giải protein tăng nhanh

Sốt kéo dài, u ác tính, bị cường năng tuyến giáp… cũng có thể làm cho mức độ phân giải protein vượt quá mực độ hợp thành, từ đó dẫn đến bệnh thấp protein trong máu.

 

Khi bị bệnh thấp protein trong máu, ngoài những biểu hiện của bệnh nguyên phát ra, những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của nó là dinh dưỡng không tốt, đồng thời phần nhiều có thiếu máu ở mức nhẹ và vừa, có thể có huyết áp thấp và tim đập quá chậm có tính thể vị. Bị phù có liên quan đếp áp lực thẩm thấu có hiệu quả của huyết tương giảm thấp. Khi bị phù thũng nặng cò thể lan sang cả khoang ngực, khoang bụng và hình thành phụ phổi và ở báng bụng. Nếu fibrinogen ở huyết tương giảm thiểu sẽ có thể có xu hướng xuất huyết. Tích cực chữa trị chứng bệnh thấp protein trong máu sẽ có tác dụng tích cực đối với hiệu quả điều trị và tiến triển bệnh tình về sau của bệnh gan

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình