Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Viêm gan do virus ở trẻ em có những đặc điểm gì?

Viêm gan do virus ở trẻ em có 2 điểm cơ bản, một là số trẻ phát sinh viêm gan A cao hơn nhiều so với người lớn. Hai là, sinh lý giải phẫu của trẻ em khác với người lớn cho nên biểu hiện lâm sàng cũng có sự khác biệt.

1/ Một số trẻ thường phát bệnh cấp, sốt tương đối nhiều, thời gian trước khi xuất hiện hoàng đản ngắn cũng rất nhiều, số trẻ bệnh có triệu chứng ở đường hô hấp cao.

2/ Số trẻ bị bệnh loại hoàng đản rất nhiều.

3/ Số trẻ phát bệnh vào mùa thu đông tương đối nhiều.

4/ Số trẻ có bệnh trình ngắn cũng tăng rất nhiều, thời kỳ hoàng đản phần nhiều kéo dài 1 -2 tuần, ALT phần nhiều trong vòng 1 tháng hạ xuống mức bình thường.

5/ Số trẻ bệnh tình về sau tiến triển tốt và khỏi hẳn bệnh cũng tương đối nhiều. Nhưng do vì ở thời ký nhỏ tuổi, bệnh viêm gan B không phải ít thấy cho nên viêm gan ở trả nhỏ chuyển thành mạn tính cũng không phải là ít thấy.

6/ Do vì công năng tiêu hoá của trẻ tương đối yếu, khả năng làm thay chức năng tương đối kém. Vì vậy khi bị viêm gan các triệu chứng ở đường tiêu hoá như nôn mửa, tiêu chảy thường thấy rõ rệt hơn người lớn cũng tương đối dễ phát sinh rối loạn về thay thế chuyển hoá như mất nước, trúng độc, trúng acid, đường thấp trong máu…

7/ Số trẻ gan, tì sưng to tương đói nhiều và rõ rệt, công năng gan khác thường cũng thường thấy rõ.

8/ Khả năng tái sinh tế bào của trẻ em mạnh hơn so với người lớn, cho nên chữa khỏi bệnh thường có kết quả tương đối triệt để. Nhưng do vì ở thời kỳ nhỏ tuổi, công năng của tế bào gan vễn chưa kiện toàn, công năng miễn dịch cũng chưa hoàn thiện. Do đó trẻ nhỏ khi bị viêm gan, bệnh tương đối nặng, những trẻ phát triển thành viêm gan nặng cũng rất nhiều, tiến triển bệnh tình về sau tương đối kém. Do đó kịp thời điều trị thường có thể ngăn chặn được bệnh tình phát triển nâng  cao hiệu quả điều trị

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình