Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cơ chế phát bệnh tổn hại gan do thuốc? Những biểu hiện và tiêu chí chẩn đoán bệnh?

Tổn hại gan do thuốc gây nên đại thể có thể phân chia thành 2 bộ phận : Một là tổn hại của thuốc đối với gan , tức trúng độc gan về bản chất. Hai là, thể chất đặc biệt khác thường của bản thân người bệnh.

1/ Trúng độc gan về bản chất ( Intrinsic hepatotoxins) là thuốc đối với đại đại số người đều có tác dụng gâh độc hại đối với gan, có thể dự đoán trước được. Tổn ahị này bị phân chia thành 2 loại là tổn hại trực tiếp đối với gan và tổn hại gián tiếp với gan.

a/ Tổn hại trực tiếp đối với gan:

Tổn hại toàn diện đối với tế bào gan không có tính tuyển chọn, gan bị hoại tử, từng phần một, có thể kèm theo gan nhiễm mỡ. Tỷ lệ phát bệnh sau khi dùng thuốc cao, mức độ tổn hại gan tỷ lệ thuận với lượng thuốc dùng. Ví dụ như lân hữu cơ và loại muối kim loại nặng…

b/ Loại tổn hại gián tiếp đối với gan:

Thuốc gây nhiễu loạn một khâu nào đó trong chuyển hoá chất bình thường trong tế bào gan, biến đổi bệnh lý ở gan có sự khác lạ rất lớn, có thể giống như bệnh viêm gan, bệnh ứ trệ dịch mật hoặc bệnh có tính hỗn hợp như loại Rifampicin, 6 – Purinethol.

2/ Thể chất đặc biệt khác thường của người bệnh

(Host, idiosyncrasy) những người bị dị ứng sau khi dùng thuốc tỷ lệ phát bệnh thấp, tổn hạo không có liên quan đến lượng thuốc. Điều này ban gồm phản ứng dị ứng và sự chuyển hoá có tính đặc biệt khác thường.

a/ Phản ứng dị ứng:

Phần nhiều phát sinh ở quá trình dùng thuốc nhiều lần hoặc dài ngày. Đa số người bệnh có kèm theo nổi các mẩn mụn, sốt, ghi số tế bào hoá acid, cũng có thể có những phản ứng dị ứng như xuất hiện viêm khớp, viêm thận, ví dụ như Chlorpromazine, Sulfonamide.

 

b/ Chuyển hoá có tính đặc biệt khác lạ :

Thuốc trong một số cơ thể người nào đó sản sinh ra sự chuyển hoá đặc biệt khác lạ, làm cho thuốc biến thành độc hại gây nên tổn hại gan, ví dụ như Isoniazid.

 

Biểu hiện lâm sàng tổn hại gan do thúôc gây nên chủ yếu là ở tế bào gan, biểu hiện lâm sàng giống như bị viêm gan virus như người mệt mõi rã rời, sợ chất dầu mỡ béo, buồn nôn, hoàng đản ( ở độ nhẹ)… thậm chí có thể phát sinh hoại tử gan cấpt ính hoặc á cấp tính, dẫn tới khuynh hướng xuất huyết, hình thành báng ở bụng, hôn mê gan,,, tổn hại gan do một số thuốc gây nên chủ yếu có biểu hiện là hoàng đản gọi là hoàng đản do thuốc gây nên. Có thể gây nên hoàn đản tế bào gan, như loại  thuốc giải nhiệt giảm đau. Có thể gây nên hoàng đản do tan máu như thuốc loại Sulfonamide gây nên hoàng đản do ứ tích dịch mật ở trong gan như thuốc uống tránh thai, thuốc Diazepam…Một số thuốc còn có thể gây nên tổn hại ngoài gan, như thuốc chống loét đường dạ dày và ruột (Tetracyline).

 

Loại hình lâm sàng của bệnh gan do thuốc sinh ra có thể phân chia thành 2 loại lớn là bệnh gan cấp tính do thuốc sinh ra và bệnh gan mạn tính do thuốc gây ra. Sau đây xin lần lượt giới thiệu qua về 2 loại này:

 

1/ Bệnh gan cấp tính do thuốc gây nên:

a/ Loại bệnh ở tế bào gan: trong loại này lại phân chi thành loại viêm gan và loại gan nhiễm mỡ.

+ Loại gan biểu hiện giống như viêm gan do virus, các thuốc gây nên bệnh này như Isoniazid, Rifampicin.

+ Loại gan nhiễm mở thì có biểu hiện như buồn nôn, ngán ăn, gan sưng to… một số ca bệnh xuất hiện các triệu chứng viêm tuyến tụy như loại Tetracyline.

b/ Loại ứ dịch mật ở trong gan : Phân chia thành 3 loại là : loại ứ dịch mật đơn thuần, loại ứ dịch mật có kèm theo bệnh viêm, loại hỗn hợp.

+ Loại ứ dịch mật đơn thuần: không sốt, nổi mẫn mụn, chỉ biểu hiện là hoàng đảng có tính hàn nội trở ở trong gan như thuốc Methyltestosterone.

+ Loại ứ dịch mật có kèm theo chứng viêm: Có thể sốt, nổi mẩn mụn, hoàng đản, ngứa, màu phân trở nên nhạt, như thuốc Diazepam.

+ Loại hỗn hợp: có một số biến đổi bệnh lý khó phân loại nên gọi là hỗn hợp, có thể có những biểu hiện như hai trường hợp nói trên như thuốc Phenytoisodim, Thiamazole.

2/ Bệnh gan mạn tính do thuốc gây nên:

a/ Loại viêm gan mạn tính có thể xuất hiện những biểu hiện bệnh gan mạn tính. Người bị nặng có thể diễn biến thành xơ cứng gan, như thuốc Isoniazid.

b/ Loại ứ ở trong gan mạn tính có biểu hiện là hoàng đản có tính trở tắc thời kỳ dài, như thuốc Chlorpromazine.

c/ Loại tích trữ có biểu hiện là sốt người mệt mõi rã rời, gan tì sưng to… choloterol, triglyceride và lipin tăng cao.

d/ Loại ư bướu dùng dài ngày loại kích tố tổng hợp bằng protein (protein, synthesis, hormones), thuốc uống tránh thai có thể gây nên u làmh tính hoặc u ác tính ở gan.

d/ Những loại khác :

+ Gan sưng to không thấy có triệu chứng gì, như thuốc Phenytoisodiu, rượu cồn…

+ Hình thành tắc tĩnh mạch ở gan hoặc chứng tắc trở tĩnh mạch gan ( budd – chiarrs syndrome), như thuốc tránh thai.

+ Viêm gan do tử điến, như thuốc Methyltesosterone.

+ Bị bệnh gọi là porphiria ( bị bệnh đau do Porphiria), như thuốc tránh thai, thuốc loại Barbital.

+ Bênh gan do sưng mầm thịt như loại thuốc Thiamazole.

Những biểu hiện trên cơ thể để chẩn đoán là bị bệnh về gan do thuốc gây nên:

a/ Sau khi dùng thuốc trong vòng 1 -4 tuần, xuất hiện những biểu hiện tổn hại gan ( ngoài trường hợp như dùng kích tố laọi testosterone).

b/ Triệu chứng phát ra đầu tiên là những hiện tượng dị ứng như sốt, nổi mụn mẩn, ngứa.

c/ Tế bào hoá acid trong máu ở đầu cuối lớn hơn 6%.

d/ Có bệnh lý và biểu hiện lâm sàng ứ mật ở trong gan hoặc tổn hại tế bào thực chất của gan.

đ/ Kháng nguyên bề mặt viêm gan B, kháng nguyên hạt nhân, kháng thể viêm gan A đều âm tính.

e/ Dùng lại thuốc như trước, lại một lần nữa phát sinh tổn hại gan.

g/ Thí nghiệm chuyển hoá tế bào lymphoblast hoặc thí nghiệm ức chế sự di động của tế bào macrophage ( bạch cầu) đều dương tính. Khi có điều thứ nhất nói ở trên cộng thêm với 2 điều bất kỳ trong các điều từ (b) đến (g) thì có thể chẩn đoán là bị bệnh gan do thuốc gây nên

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình