Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Điều trị bệnh viêm quanh khớp vai bằng y học cổ truyền có hiệu quả tốt không?

Hiện nay, điều trị bệnh viêm quanh khớp vai vẫn chưa có bất kỳ mộ phương pháp đặc trị có hiệu quả nào được công nhận rộng rãi Giới y học sau khi đã thử nghiệm qua phương pháp thực nghiệm lâm sàng cho rằng, so sánh với y học hiện đại, điều trị bệnh viêm quanh khớp vai bằng thuốc đông y chiếm ưu thế tuyệt đối.

Đông y hiện đại chủ yếu lấy phương pháp tập luyện chức năng phối hợp của tay làm chủ yếu, điều trị bằng châm cứu và thuốc thang chỉ là phụ. Biện pháp tập luyện tay có các tác dụng xoa bóp, mát xa, điểm huyệt, thư giãn cơ bắp, kích hoạt tuần hoàn, giảm đau, qua đó hi vọng loại bỏ được sự kết dính, hóa giải dần dần các triệu chứng, cải thiện chức năng tay và thúc đẩy qua 1trình hồi phục sau khi lành bệnh. Sau khi bệnh đã dần.

Tại sao hiệu quả chữa bị bệnh viêm quanh khớp vai bằng phương pháp đông tây y kết hợp là tốt nhất?

Hiện  nay phương pháp chữa trị bệnh viêm quanh khớp vai bằng đông y hoặc Tây y có thể quy thành hai loại chủ yếu: (1) Chữa trị không qua phẫu thuật, như lá dùng thuốc, châm cứu, xoa bớp, mát xa, chữa trị trên cơ thể, chườm ngoài da, điều trị bằng nhiệt, khí công, tia laser...; (2)Chữa trị bằng phẫu thuật, gồm có phẫu thuật bằng dao của tây y và phương pháp điều trị đều có hiệu quả nhất định, nhưng cũng có những hạn chế riêng. Chẳng hạn, phần lớn các nhà y học đều cho rằng, cắt cơn đau bằng thuốc chỉ là kiểu chữa tượng trưng, phẫu thuật dùng dao nới lỏng hoặc tách được tổ chức phần khớp mềm trên vai, sau khi phẫu thuật vẫn có thể kết dính trở lại. Vì thế các chuyên gia và những người chủ trương kết hợp hai biện pháp chữa trị đông tây y ngày càng nhiều.

Theo kiểm nghiệm điều tri bằng đông tây y kết hợp ở nhiều nơi, sử dụng phương pháp điều trị tổng hợp đông tây y cho thấy hiệu quả rõ ràng nhanh chóng hơn là điều trị mà chỉ dựa vào một phương pháp đông y hoặc tây y, mà tỉ lệ khỏi bệnh lại cao, chữa trị lâu dài, tỉ lệ tái phát bệnh thấp. Hiện nay, theo quan điểm của giải phẫu học tây y, lấy điều trị bằng phương pháp dùng tập luyện chức năng tay của đông y làm chính, đại thể có thể phân thành thời kỳ đầu và thời kỳ sau, hai phương pháp trên được chọn lựa tiến hành cùng lúc.

1. Thời kỳ đầu

Do người bệnh quá đau, mục tiêu điều trị là khống chế vết đau và chống co giật các cơ. Có thể dùng bệnh pháp điều trị nhời thuốc giảm đau, châm cứu, chườm nóng, kích thích tuần hoàn máu, vật lý trị liệu. Khi mát xa vào thời kỳ này, phương pháp dùng tay phải mềm dẻo. Sau khi đã kết hợp với các phương pháp nói trên, sự co giật của các cơ trong người bệnh phần lớn có thể nới lỏng, đau vai phần nhiều có thể giảm nhẹ đi, cuối cùng sẽ dần dần phục hồi được chức năng.

2. Thời kỳ sau

Do vết đau đã nhẹ đi nhiều, điểm quan trọng trong việc điều trị là làm tay mắc bệnh phục hồi lại chức năng như cũ. Thời kỳ này có thể dựa vào sự phân bố và xu hướng của các cơ để dùng biện pháp tay với lực thật mạnh tác dụng vào các bộ phận bị bệnh, như gập tay, đung đưa tay, đẩy ngang tay, duỗi tay...Tốt nhất người bệnh nên tự tập luyện tay bị bệnh, nhưng một vài phụ nữ trung và cao tuổi khá nhạy cảm vời vết đau, không muốn chủ động tập luyện mà muốn tiến hành hoạt động bị động để nới lỏng sự dính kết, bôi trơn khớp vai, thúc đẩy sư phục hồi chức năng vai.

Nói tóm lại, xuất phát từ sự khác nhau của thể chất mỗi người bệnh, chú ý xem xét đến mức độ bệnh tình nặng hay nhẹ mà chọn lựa phương pháp điều trị châm cứu cùng với sử dụng thuốc đông y, châm cứu cùng với mát xa, châm cứu cùng với chườm ngoài da, châm cứu cùng với trị liệu điện châm, phương pháp xoa bóp bằng tay cùng với điều trị bằng nhiệt, châm dao nhỏ cùng với thuốc đông y...Nhờ sự kết hợp này, không chỉ có thể đạt được hiệu quả điều trị hài lòng mà dự đoán sự chuyển biến tình hình bệnh sau này cũng tốt hơn, tỉ lệ tái phát bệnh thấp. Do đó, đông tây u kết hợp là một phương pháp điều trị rất đáng được nghiên cứu và xem xét thực tế sử dụng.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình