Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Người bị bệnh viêm quanh khớp vai có thể tiến hành các bài tập thể dục điều trị tại nhà như thế nào?

Phục hồi chức năng tay bị bệnh viêm quanh khớp vai bằng phương pháp dùng tay xoa bớp mặc dù có hiệu quả nhất định, nhưng vẫn là phương pháp bị động, vẫn chưa dễ dàng đạt mục tiêu như mong muốn, Hiện nay, giới y học đông y và tây y đề cho rằng, phương pháp phòng tránh và điều trị có hiệu quả nhất với bệnh viêm quanh khớp vai vẫn là tự rèn luyện ổn định, cũng có nghĩa là yêu cầu người bệnh, trong điều kiện có thể chịu đựng được nỗi đau bệnh, chủ động tiến hành luyện tập chức năng vai bị bệnh.

Với người bệnh thì các bài tập thái cực quyền bát đoạn cẩm, thể thao vận luật, thể thao đều là những bài tập trị liệu vế thương rất tốt cho cơ thể có thể chọn lựa và tập luyện, chủ yếu là nhờ vận động thân người kéo theo sự vận động của hai tay làm hai tay khoẻ mạnh, phụ hồi tay bị bệnh, vận động khuỷu tay bị kéo theo phần vai, mở rộng chức năng vai bị bệnh. Nếu người bệnh không thích những hoạt động thể dục điều trị bệnh ở trên, hoặc không tìm được một người hướng dẫn, hay là thể lực khá kém, không có cách nào đề ra ngoài được, thì có thể tập thể dục phòng và chữa bệnh viêm quanh khớp vai ngay tại nhà mình. Các phương pháp tập luyện thể dục được  giới thiệu sơ lược dưới đây đều có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, nới lỏng sự kết dính khớp xung quanh, mở rộng phạm vị hoạt động của phần vai không đau và khôi phục chức năng các dây cơ vai, có thể tập mỗi ngày một lần.

1. Tập thể dục bằng côn và gậy

Đứng thẳng, hai chân cách xa nhau, hai tay cầm côn, đặt trước ngực.

(1) Giương lên cao: hai cánh giơ tay thẳng lên cao, để côn giương thẳng lên trên đầu mình. (2) Giơ nghiêng: một cánh tay duỗi thẳng giương lên và nghiêng về một bên, cánh tay kia hơi gập khuỷu tay giữ chặt côn đẩy đi đẩy lại nghiêng về hai phía. (3) Tay giơ ra sau: vòng hai tay ra sau giữ chặt côn, cố giơ lên lên đến mức độ lớn nhất. (4) Ép tay xuống dưới: hai tay giơ côn về phía say, dần ép từ phần trên đầu về cổ sau. (5) Tay nâng lên ra sau: hai tay vòng ra phía sau giữ chặt côn, ép sát vào thân rồi nâng côn lên trên. (6) Tay chuyển xoay vòng tay: tay bị bệnh nắm chặt lấy phần giữa côn, tay đỡ chặt lấy phần vai bị bệnh, chuyển xoay vòng chiếc côn. Mỗi động tác trên làm 20 lần.

2. Thể dục vịn bàn

(1) Đứng đối diện  với bàn, hai tay duỗi thẳng nắm chặt lấy thành bàn, từ từ quỳ xuống bằng với vai.

(2) Lưng hướng về phía bàn, hai tay vịn bàn hướng về phìa sau, dần dần quỳ xuống cho bằng vai. Mỗi động tác làm 10 lần, mỗi ngày làm 2 đến 3 lượt.

3. Thể dục với vai và cánh tay

(1) Hai tay đan chéo nhau ôm chặt cổ sau, khuỷu tay duỗi thẳng về phía hai bên cơ thể, đồng thời vươn ngực ra trước, khuỷu tay ép về phía sau. (2) Khuỷu tay bị bệnh gập lại thành 900, bàn tay hướng lên trên, tay giơ lên đỉnh đầu, duỗi về phía tay không bị bệnh. Hai động tác này mỗi động tác làm 10 lần, mỗi ngày ba lượt.

4. Thể dục bằng cách chống đẩy vào tường

(1) Quay mặt vào phía tường và cách tường khoảng cách 30 cm, hai tay duỗi thẳng cao bằng vai, bàn tay ép sát vào tường. (2) Trong tâm nghiêng về phía trước, thân trên tiến dần vào phía tường, giống như kiểu đẩy tường. (3) Làm tương tự như tay nhưng theo kiểu chống đẩy vương người xuống đất, vận động nằm úp thấp xuống sàn nhà rồi lại đẩy thân mình lên và cứ làm như vậy 10 lần

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình