Phương pháp vật lý trị liệu của y học hiện đại để điều trị bệnh viêm quanh khớp vai gồm các biện pháp chườm lạnh, chườm nóng (tia hồng ngoại, bằng sáp nến, tắm suối nước nóng...), sóng diêu thanh, kích quang..., đều có những tác dụng nhất định để giải quyết dần dần các triệu chứng bệnh, nhưng phương pháp pháp điều trị có hiệu quả nhất vẫn là luyện tập để khôi phục chức năng của tay bị bệnh.
Tất cả những người có triệu chứng bệnh không nặng, nguồn gốc phát triển bệnh ngầm bên trong. Phải kiên trì luyện tập với mức độ phù hợp để hồi phục dần chức năng vai, đó là phương pháp quan trọng nhất trong qúa trình điều trị bệnh. Bất kỳ một phương pháp nào có thể tăng cường hoạt động của vai bị bệnh đều có thể được xem là một nội dung luyện tập. Dưới đây xin giới thiệu sơ lược vài phương pháp điều trị bằng tập thể dục có thể tiến hành tại nhà. Chỉ cần tuân theo đúng nguyên tắc tập nhiều lần, mỗi lần chỉ cần tập một lượng ít và tuân theo đúng trình tự tiến hành bài tập, không nên tập luyện quá sức thì có thể đoán trước được hiện quả của việc tập luyện.
1. Cúi người và đung đưa
Đứng thẳng, gập dụng, cúi thân người xuống để tay bị bệnh buông thõng xuống, chuyển động đung đưa ra sức, sau và sang hai bên, bắt đầu chuyển động từ nhẹ ngành, dần mở rộng biên độ và tần số. Mỗi ngày làm vài lần, mỗi lần vài phút đến vài chục phút, tốt nhất trước tiên nên mát xa nhẹ hoặc trị liệu bằng nhiệt hoặc vật lý trị liệu, sau đó mới lắc qua lắc lại kiểu này.
2. Để tay nâng thẳng lên trên
Đứng thẳng, bàn tay bên không bị bệnh, nắm chặt lấy bàn tay bị bệnh thành một tư thế như đấm bóng trong đánh bóng chuyền, tay khỏe duỗi thẳng lên trên kéo theo hoạt động của tay bị bệnh để hai tay tạo với cơ thể thành một đường thẳng giữ như vậy vài mới bỏ xuống, làm đi làm lại như gậy từ 10 đến 20 lần, mỗi ngày tập ba lần.
3. Choàng tay qua vai chạm đến lưng
Đứng thẳng, tay bị đau cố gắng hết sức để đưa ra sau áp sát vào phần lưng, lòng bàn tay hướng ra ngoài, bàn tay khỏe mạnh đưa lên phía vai bị đau và cố gắng đưa ra sau, giữ như vậy trong vài giây, sau đó đổi tay làm lại như vậy, lặp lại từ 10 đến 20 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, tối.
4. Bám vào tường để dướn cao lên
Đứng thẳng, ưỡn vai lên, dùng ngón tay bên bị đau gắng hết sức dướn người lên bám vào tường, tốt hơn có thể dựa vào mức độ đau để nâng cao dần, mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.
5. Nâng tay lên cao rồi duỗi ra sau
Đứng thẳng, tay đau đưa về phía sau đặt lên phần lưng, lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay khỏe đưa ra phía sau nắm chặt lấy cổ tay của tay bị đua, sử dụng lực một cách nhịp ngàng đưa vai khỏe hướng về phía tay bị đau, mỗi lần nâng lên 20 đến 30 lần, mỗi ngày tập 2 đợt.
6. Vận động vung tay
Đứng thẳng, hai chân đứng rộng ngang bằng vai, đầu gối hơi gập, hai cánh tay đồng thời cùng lúc vung ra sau vài chục lần |