Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Điều trị biện chứng viêm quanh khớp vai bằng ăn uống như thế nào?

Y học cổ truyền cho rằng, bệnh viêm quanh khớp vai trong giai đoạn cấp tính phần nhiều là do nhiễm lạnh, gây đông cứng các khớp, thời kỳ mãn tính thì lại do khí huyết suy nhược, gan thận bi nhiễm độc dẫn đến các khớp bị đông cứng. Do vậy, trong vấn đề điều trị có thể căn cứ vào thời kỳ bệnh, tình hình bệnh, quy trình bệnh và thể chất người bệnh để quyết định nguyên tắc điều trị và phương pháp sử dụng thuốc. Khi ăn uống để điều trị bệnh viêm quanh khớp vai, nếu có thể dựa vào nguyên tắc biện chứng để chọn lựa đồ ăn làm thuốc thì rất đúng hướng điều trị mà hiệu quả lại khá tốt. Để thuận tiện cho việc chọn lựa ban đầu, dưới đây chỉ xin phân tích biện chứng việc điều trị bằng đồ ăn theo hai thời kỳ bệnh là cấp tính và mãn tính.

+ Thời kỳ cấp tính

1. Cháo thịt nạc nấu với mướp

Mướp thái thành miếng mỏng, thịt nạc 50g băm nhỏ để phối hợp dùng. Trước tiên dùng 12g quế chi đun lên lấy nước đặc, cho thêm 50g gạo để nấu thành cháo, khi cháo sắp chín cho mướp, thịt nạc, và ít muối vào đun tiếp cho đến khi cháo nhừ, chia làm hai lần, ăn nóng vào buổi sáng và buổi tối.

2. Cháo thược dược nấu với hạt bo bo

Trước tiên lấy thược dược 15g, quế chi, gừng tươi mỗi loại 10g nấu cùng nhau rồi lấy nước đặc, cho thêm 30g hạt bo bo, và 30g gạo nấu thành cháo, chia làm hai lần để ăn.

3. Gà mẹ hầm cùng cành dâu

Một con gà mẹ đã làm sạch, cho cùng 60g cành dâu già, lượng nước thích hợp, thêm một ít muối rồi hầm lên cho chín nhừ, lấy ra uống nước canh và ăn thịt.

4. Rượu ngũ gia bì

Trước tiên lấy 15g ngũ gia bì rửa sạch, cắt bỏ hết phần lõi, cùng với đương quy và gối bò, mỗi loại 15g đun lên lấy nước, sau đó cho thêm vào lượng thích hợp gạo hồng khúc và cao lương để lên men rượu, mỗi lần uống một cốc nhỏ, mỗi ngày uống hai lần.

+ Thời kỳ mãn tính

1. Cháo đương quy nấu với gan lợn

Đương quy 15g đun lên lấy nước, nấu cùng với gan lợn và gạo, chia làm hai lần, ăn vào buổi sáng và buổi tối.

2. Canh đương quy và hoàng thị nấu với thịt dê

Đương quy 15g, hoàng thị 30g, thịt dê 60g, một ít muối, mì chính và ít nước nấu lên lấy nước để uống và ăn thịt.

3. Đuôi lợn hầm xuyên đoạn và đỗ trọng

Một miếng đuôi lợn đã làm sạch hết lông, rửa sạch rồi cắt miếng, nấu cùng với xuyên đoạn và đỗ trọng, mỗi loại 30g để thành canh, thêm một ít muối, mì chính, hành, gừng và các gia vị khác.

4. Rượu xương gà đen

Dùng 2000ml rượu cao lương đun cùng với gà đen cho đến khi rượu chỉ còn một nửa là được, nên cân nhắc việc uống rượu, ăn thịt, và uống bát cháo loãng nóng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình