Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp ở các bộ phận trên cơ thể người trung và cao tuổi như khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, mắt cá chân, khuỷu tay, đầu gối, vai và hông nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao nhất vẫn là bệnh viêm khớp có tính thoái hóa hoặc có thể là xương ngày càng trở nên xốp hơn, gây hiện tượng loãng xương.
Trên bề mặt tiếp xúc với hai bên phần xương tương úng của các khớp của chân và tay đều có một tầng xương sụn, phần sụn này vốn có tính đàn hồi, và tính chống mài mòn rất tốt, có thể làm giảm các hoạt động đột ngột và sự rung động mạnh khi vận động. Nhưng cũng giống như linh kiện trong máy móc, sau khi sử dụng nhiều và lâu ngày, nó cũng bị ma sát mài mòn, bị lão hóa, làm bề mặt nhẵn bóng dần dần thô ráp, biến đổi hình dạng, thậm chí còn do mài mòn mà rơi hẳn ra, kích thích các màng dịch hoặc màng bôi trơn, gây ra triệu chứng viêm nhiễm và đau, và thường được gọi là bệnh viêm khớp. Còn phần giáp ranh của xương sụn, do ma sát yếu hơn, lại hay gây ra hiện tượng xương ngày một xớp hơn, không có một quy luật nhất định nào, cũng thường được gọi là bệnh loãng xương.
Sự thay đổi bệnh lý của khớp xương ở người trung và cao tuổi được y học gọi là bệnh viêm khớp có tính thoái hóa hoặc bệnh viêm khớp mang tính loãng xương. Vừa được gọi là thoái hóa lại vừa gọi là loãng xương không phải là điều mâu thuẫn, bởi vì thoái hóa để chỉ bộ phận chịu lực trong trung ương của xương sụn bị viêm, còn loãng xương là để chỉ nơi giáp ranh của phần xương sụn xuất hiện viêm gây xớp xương. Khi hoạt động chân tay, các mụn xương trong khoang khớp ( chính là các xương thừa hoặc xương thủng) sẽ ma sát với nhau, gây đau đớn.
Bệnh viêm khớp là biểu hiện sự thay đổi bệnh mang tính thoái hóa ở người trung và cao tuổi, nhưng đến nay nguyên nhân thật sự của nó vẫn chưa được làm rõ, về tổng thể nó có liên quan đến hai nhân tố dưới đây: (1) Viêm khớp mang tính phát tác từ đâu, chủ yếu do ảnh hưởng di truyền cùng với sự tăng dần của tuổi tác, phần khớp xương sụn bị lão hóa, biến đổi và suy thoái, ngăn chặn sự thay thế của xương sụn, làm các khớp dễ bị ma sát. (2) Viêm khớp mang tính phát tác liên tục, do các nhân tố như chịu sức mạnh quá lớn trong thời gian dài, các vết thương ngoài da, báo phì, chân tay di dạng, viêm nhiễm mãn tính, lam dụng các hormôn màng của tuyến thượng thận, tăng nhanh sự ma sát của các khớp mà hình thành nên bệnh.
Bệnh viêm khớp, căn cứ vào sự thay đổi bệnh trên các bộ phận cơ thể, có thể chia thành loãng xương cổ, xương lưng bị xớp, viêm cuộc sống sưng tấy, viêm khớp đầu gối do xương bị xốp, loãng xương gót chân...Phần lớn người bị bệnh khi còn nhẹ nếu tích cực phòng tránh và điều trị thì hi vọng có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh, nhưng nếu là người bệnh đã bị vết đau nặng hơn, phần khớp xương sụn bị tổn thương nghiêm trọng , thậm chí còn bị dị dạng thì cách duy nhất để điều trị là phẫu thuật |