Bệnh viêm khớp lúc đầu tiến triển chậm mà lại xuất hiện sự phát tác mang tính ngắt quãng, thời kỳ đầu chỉ cảm nhận thấy mệt mỏi và đau các khớp không phù hợp, hoạt động thiếu linh hoạt, chỉ cần nghỉ ngơi thì có thể giảm nhẹ được triệu chứng; sau khi nghỉ ngơi lại bắt đầu hoạt động như bình thường thì cảm thấy bị xơ cứng, phải sau vai phút hoạt động mới khôi phục lại trạng thái bình thường, nhưng hoạt động hơi lâu một chút lại cảm thấy đau. Cứ tiếp tục như gậy, người mắc bệnh thông thường đã cảm thấy khớp bị xơ cứng, có thể nghe thấy âm thanh rắc rắc khi vận động các khớp; vết đau dần dần thay đổi, mang tính chất liên tục, các khớp cũng có thể nhìn thấy bị sửng tấy, chụp X quanh có thể nhìn thấy xương bị xốp (loãng xương).
Điều trị hợp lý có thể làm giảm dần các triệu chứng và kéo dài tốc độ phát triển, thay đổi bệnh lý, nhưng thông thường rất khó để thôi phục hoàn toàn chức năng trước đây vốn có của khớp.chất xương bị xốp của bệnh viêm khớp không phải là mục tiêu chính của việc điều trị, bởi vì tất cả các phương pháp và các loại thuốc để điều trị loãng xương của đông tây y nhiều nhất chỉ có thể giải quyết dần dần các triệu chứng mà không thể làm hiện tượng loãng xương hết hoàn toàn. Phần lớn những người mắc bệnh viêm khớp, sau khi qua điều trị, hiện tượng loãng xương không thể giảm đi, triệu chứng lại có thể dễ dàng chuyển biến trên diện rộng, thậm chí còn hết hẳn.
Hiện nay, y học hiện đại điều trị bệnh viêm khớp và loãng xương chủ yếu có ba phương pháp sau:
1. Vật lý trị liệu
Người bị bệnh này nên học các phương pháp duy trì bảo vệ chức năng các khớp của bác sĩ hoặc nhân viên y tá, hộ lý, để các khớp được nghỉ ngơi đầy đủ và thích hợp, đồng thời kết hợp các biện pháp vật lý trị liệu như sử dụng sóng siêu thanh, tia hồng ngoại, điều trị bằng điện, tắm nóng và điều trị bằng sáp nến, có thể giảm nhẹ các triệu chứng.
2. Điều trị bằng thuốc
Aspirin và các loại thuốc phòng và kháng viêm loại Non-Steroid có thể phân giải từ từ các vết đau, những người bị loét dạ dạy phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này. Nếu áp dụng phương pháp điều trị một thời gian mà không thấy có hiệu quả, có thể tiêm loại thuốc Steroid vào phần khớp đó.
3. Điều trị bằng phẩu thuật
Nếu khớp đau quá nặng, chức năng khớp khi hoạt động bị hạn chế rõ ràng, có thể cắt bỏ phần xương thừa bằng phương pháp phẩu thuật, điều chỉnh sửa lại bề mặt khớp, cắt bỏ đi mô xương bị sưng tấy hoặc những phần đã rời ra hẳn, đang trôi dạt trong cơ thể. Khi cần thiết, có thể tiến hành phẩu thuật dung hợp các khớp hoặc lắp đặt các khớp nhân tạo |