Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tại sao luyện tập chức năng các bộ phận lại quan trọng đối với người bị gãy xương?

Trong điều kiện tay chân bị gãy đã được cố định, động viên người bệnh nhanh chóng tập luyện chức năng các bộ phận một cách chủ động hoặc bị động, để tăng cường thể chất, nâng cao khả năng hồi phục các tổ chức bên trong cơ thể, tạo hiệu quả rõ rệt để phòng tránh các bệnh bội nhiểm như các cơ thịt bị khô, loãng xương và sơ cứng khớp.

Thông thường, trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi bị gãy xương, nên đặt mục tiêu là cố định bền chặt, phòng tránh trước các vị trí xương bị sai khớp, không chủ trương hoạt động quá sớm mà không có nguyên tắc, để tránh vị trí sai khớp của xương gãy hoặc không khỏi được bệnh, hoặc gây tàn tật suốt đời. Khi các vết sưng tấy cục bộ đã trở lại bình thường, phân giải từ từ các vết đau, là có thể bắt đầu tập luyện phù hợp mang tính lâu dài cho các cơ thịt, cũng có nghĩa là không hoạt động tay chân, mà cố gắng việc thu nhỏ các cơ thịt của tay hay chân bị thương mà làm giảm các vết đau, giữ trong vài phút, sau đó nới lỏng dần dần, rồi tuỳ từng lúc co lại rồi lại nới lỏng, cứ là, như vậy 30 lần, mỗi ngày làm 3 đến 4 lần, sẽ có tác dụng kích hoạt máu phân giải các vết sưng tấy và mau tốc độ khỏi bệnh.

Gãy xương thời kỳ đầu, các cơ không có lực đẩy, người nhà bệnh nhân có thể mát xa nhẹ ngành quanh vùng xương bị gãy để kích hoạt máu tránh sự liên kết, nhưng phải chú ý không được làm xương gãy di chuyển vị trí và làm tăng thêm các bết thương khác. Trừ vùng bị thương tổn các bộ phận khác trên cơ thể nên cử động nhiều, điều này có tác dụng hổ trợ rất lớn để phòng tránh và ngăn chặn sự khô chết của các phần xương và cơ thịt, cũng như giảm nhẹ việc mất calci và gây loãng xương trên toàn bộ cơ thể.

Sau hai tuần gãy xương, vết xưng tấy dần dần giảm nhẹ, các phần xương bị gãy đã có sự liên kết, lúc này có thể tiến hành các phương pháp luyện tập chức năng với mức độ thích hợp. Người bệnh, ngoài việc tiếp tục hoạt động thu nhỏ phù hợp các cơ, có thể dần dần hoạt động các khớp nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ hay nhân viên hộ lý, để sớm phòng tránh sự xơ cứng các khớp và liên kết các cơ gân. Cùng lúc với việc mát xa chân và tay bị thương, cũng có thể giúp đỡ người bệnh hoạt động các khớp, nhưng động tác nên chậm rãi, nhẹ nhàng, dần dần tăng mức độ, số lần và sức mạnh của các động tác.

Sau năm tuần bị gãy xương, nên tăng cường các hoạt động luyện tập chủ động ở các khớp trên chân và tay bị thương để đẩy nhanh tốc độ khôi phục hoạt động bình thường, làm cho phần xương gãy nhanh chóng lành lặn trở lại, phòng tránh hoặc giảm nhẹ các di chứng sau này, hãy cố gắng chú ý và tuân thủ tiến hành.

1. Có tâm lý phục hồi sức khỏe

Người bị gãy xương thương lo lắng và sơ hãi với bộ phận bị thương, cũng như các biện pháp phòng tránh và điều trị về sau. Bản thân người bị thương nên tin tưởng vào kỹ thuật y tế hiện đại của các nhân viên, bác sĩ, y tá điều trị, chủ động phối hợp các biện pháp điều trị và phục hồi sức khỏe. người nhà của nạn nhân phải lạc quan vui vẻ, tránh tâm lý lo nghĩ căng thẳng cho người bệnh, nên có sự cổ vũ và giúp đỡ, động viên thích hợp và kịp thời, cũng cố niềm tin sẽ điều trị khỏi bệnh cho người bệnh,làm như vậy mới có thể đạt được hiểu quả điều trị cao.

2. Tạo môi trường thích hợp

Người trung và cao tuổi bị gãy xương đều cần có thật nhiều thời gian để được nghĩ ngơi, nên tạo một phòng ngũ yên tĩnh, sạch sẽ, không khí thoáng mát, có ánh sáng hợp lý, nhiệt độ phù hợp. Yêu cầu sắp xếp mọi thứ trong phòng đơn giản, ấm cúng, tốt nhất nên chuyển giường đến gần cửa sổ, tạo điều kiện cho người bệnh có thể nhìn cảnh vật bên ngoài và được ánh sáng chiếu vào, phía dưới sàn không được có nước hay vật gì để tránh cho người bệnh bị trơn ngã khi xuống giường tập luyện.

3. Nâng cao chân hoặc tay bị gãy

khi vị trí xương gãy vừa mới hồi phục, nên đưa tay hay chân bị thương lên vị trí cao hơn tim; phần đỉnh cách xa tay hoặc chân bị thương nên cao hơn xương bị gãy hoặc phải cùng độ cao, đoạn đầu mút gần cơ thể không được để cao hơn bộ phận xương bị gãy. Khi năm ngửa phải đặt biệt chú ý toàn bộ các phần chân hay tay bị thương có tư thế phải cao.

4. lật người đúng qui định

người bị thương phải nằm nhiều, nên cách hai tiếng lật người một lần, người không thể lật được thì phải dùng đệm khí tròn; tất cả những chỗ bị ép đột ngột phần đầu xương, nên dùng 50% cồn rượu hoặc dầu hoa hồng mỗi ngày mát xa từ 1 đến 2 lần.Quần áo, khăn trải giường chân đệm phải luôn giữ sạch sẽ. tóm lại, phải thường xuyên thay đổi vị trí để phòng tránh hoại tử các bộ phận trong cơ thể.

5. Luôn giữ da sạch sẽ

Phụ nữ bị bệnh nên rữa sạch bộ phận sinh dục ngoài, luôn duy trì cho da sạch sẽ, khô khoáng để tránh phát sinh nhiễm trùng.

Sau khi bỏ thạch cao hoặc nẹp cố định, trên tay chân bị gãy thường hay có vảy, các mảnh vỡ vụng dính chặt vào da, trước tiên dùng nước ấm để ngâm, sau đó dùng xa bông hoặc nước để cọ rửa. tuyệt đối không dùng lực cọ sát để tránh làm da tổn thương.

6. Phòng tránh bệnh bội nhiễm

người bệnh nên thường xuyên làm các động tác ho khạc và che ngực, đồng thời kết hợp đập nhẹ vào phần lưng sau ngực để thúc đẩy đờm từ trong người bài tiết ra ngoài, phòng tránh bệnh phát sinh bệnh viêm phổi. người gặp khó khăn khi bài tiết cần phải mát xa phần bụng dưới vào cùng một thời điểm để giúp cho việc phân giải dễ dàng hơn. Cho dù nằm ngửa trên giường hì việc bài viết vẫn không được thuận tiện, nên cần uống nhiều nước, nước hoa quả ép đẻ tăng lượng bài tiết nước tiểu, ngăn ngừa đường dẫn nước tiểu bị viêm nhiểm

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình