Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Người trung và cao tuổi nên phòng tránh như thế nào để không bị gãy xương?

Nguyên nhân bên trong gây gãy xương ở người trung và cao tuổi phần nhiều do loãng xương, nhân tố bên ngoài đa số là do ngã hoặc va đập mạnh. Có thống kê cho rằng, trong số những người trên 60 tuổi bị chết do những sự cố bên ngoài thì nguyên nhân do bị ngã, va đập mạnh chiếm đến hơn một nửa, phần lớn bị gãy xương mức độ khác nhau. Qua đó có thể thấy gãy xương là nhân tố quan trọng, gây nguy hại đến sức khỏe người trung và cao tuổi.

Gãy xương là việc không thể không phòng tránh. Lực nên ngoài tác động vào rất nhiều người không giống nhau nhưng không phải ai cũng có thể bị gãy xương. Do đó, coi trọng các biện pháp dưỡng sinh bảo vệ và phòng tránh gãy xương có ý nghĩa hết sức tích cực và quan trọng đối với việc phòng tránh và ngăn ngừa gãy xương. Có thể bất đều từ các phương tiện dưới đây để ngăn ngừa hiện tượng gãy xương.

1. Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Người bị gãy tay khi đang điều trị, hộ lý nên chú ý những điều gì?

Khi người trung và cao tuổi bị ngã, nếu lấy tay chống đất thì dễ gây gãy xương cổ tay. Lúc này nếu không thấy rõ vị trí của xương di chuyển thì không cần chỉnh lại mà hể cố định lại bằng thạch cao hoặc bản kẹp bằng sắt hoặc gỗ. với những vết thương gãy có di chuyển vị trí xương nên áp dụng biện pháp nắn bóp tay để chỉnh lại vị trí cũ, sau đó mới cố định, thông thường chỉ để lại tay hay chân bị thương những phần hoạt động bị thương những phần hoạt động hạn chế mà không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, người hộ lý chỉ cần chú ý dùng dây buộc lại để năng cao tay hay chân bị thương là được.

Để thúc đẩy sự hồi phục của chức năng tay chân bị thương, giảm các dị chứng sau này, tốt nhát người bị thương nên chủ dộng tập luyện, vận động. có một số người cao tuổi không tự mình vận động mà nhờ người khác xoa bớp, mát xa, kết quả thường là dùng lực quá sức đến những chỗ bị gãy, mà gây ra tác dụng ngược lại, làm cho các tổ chức đang chờ hồi phục bị xuất huyết, nhiễm trùng tạo sự liên kết với các vết sẹo mới, do đó mà làm mất đi càng nhiều các chức năng hơn, thậm chí còn làm các khớp bị xơ cứng, người nhà bệnh nhân nên có sự nhận biết đầy đủ đối với các hiện tượng này. Thông thường , người bị thương có thể luyện tập thao quy trình dưới đây.

1. Tuần thứ nhất

Người bị thương phải chịu đựng vết đau, làm các động tác gập lại và duỗi thẳng ra các khớp giữa các ngón tay và khớp bàn tay, nhưng không được làm các động tác để bàn tay và ngón tay cái duỗi thẳng và hướng ra bên ngoài. Người nhà bệnh nhân nên hiểu rằng, chỉ có sớm hoạt động mới có thể  làm các vết sưng nhanh chóng biến mất.

2. Tuần thứ hai

Có thể nới lỏng dây treo, nhờ lực đỡ  của tay khỏe năng cao chân chân tay bị thương lên quá đầu, rồi từ từ hạ thấp xuống, làm đi làm lại nhiều lần rồi treo lại treo dây tay bị thương lên, mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

3. Tuần thứ 3

Người cao tuổi rất dễ bị mắc bệnh xơ cứng bả vai, thời gian này nên chú ý đến việc tập luyện khớp vai và khuỷu tay, chẳng hạng như các hoạt động quay vòng mở rộng vai ra bên ngoài, thu vòng trong, hướng ra phía  trước, duỗi ra sau. Chú ý đến hoạt động co duỗi của các khớp trên và dưới bộ phận xương bị gãy.

4. Tuần thứ tư

Mức độ hoạt động các khớp nên tăng mạnh hơn, gồm có luyện tập xoay quanh vòng vai và xoay chuyển cánh tay ra trước, có thể nới lỏng dây treo, tự năng cao cánh tay lên trên.

5. Sau khi đã bỏ vật cố định

thông thường, trong khoảng 4 đến 6 tuần, có thể bỏ thạch cao hoặc bản kẹp gỗ hoặc sắt. Ngoài việc phối hợp vật lý trị liệu và mát xa, nên làm các hoạt động co duỗi lưng và cổ tay, xoay chuyển cánh tay ra phía trước, nới lỏng cánh tay và buông thả cánh tay , đồng thời dần dần tăng trọng lượng vật năng lên trong tay để tránh các cơ bị khô

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình