Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Những phụ nữ nào thuộc loại có nguy cơ mắc ung thư vú cao?

Ung thư vú có triệu chứng đầu tiêu là có u hạch nhưng không gây đau đới ở vú, đa số là do bệnh nhân tự phát hiện thấy. Là giới nữ, bắt đầu từ khi trưởng thành đều nên có những nhận thức tương đối về các bệnh liên quan đến vú, đồng thời nên tập thói quen tự kiểm tra vú mình sau mỗi kì kinh, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao dưới đây, càng nên chăm kiểm tra vú.

1. Có kinh lần đầu trước 12 tuổi.

Người có kinh nguyệt sớm thì nguy cơ mắc ung thư vú cũng tăng. Tỉ lệ người mắc ung thư vú ở hai nhóm có kinh lần đầu khi 10 tuổi và 16 tuởi chênh lệnh đến 2 lần. Tỉ lệ người mắc ung thư vú ở hai nhóm có kinh kì lần đầu khi 10 tuổi và 16 tuổi chênh lệch đến 2 lần. Tỉ lệ người mắc ung thư vú ở Trung Quốc ngày càng tăng cao, nó liên quan đến vấn đề độ tuổi bình quân có kinh kì sớm, nên tất cả nữ sinh học lớp 6 

(tiểu học) mà đã có kinh thì phải chú ý hơn nữa.

2. Độc thân hoặc sau kết hôn muộn có con.

Phụ nữ sinh cao muộn, sự phát dục của tuyến vú sẽ không hoàn thiện, nguy cơ m8ác ung thư vú cũng cao gấp 1,5 lần so với phụ nữ có thai; ví dụ, các xơ, ni cô, có nhiều trường hợp chết do bị ung thư vú. Nếu là nữ giới có kinh nguyệt sớm, thêm nữa ở độc thân, hoặc không có bầu, thì nguy có mắc ung thư vú càng cao.

3. Sinh con lần đầu ngoài 30 tuổi.

Tỉ lệ phụ nữ mắc ung thư vú tăng tỉ lệ thuận với độ tuổi khi sinh con lần đầu. Phụ nữ sinh con lần đầu khi đã ngoài 30 tuổi có nguy cơ cao gấp 4 lần - 5 lần so với phụ nữ còn lần đầu dưới 18 tuổi. Để giảm tỉ lệ mắc ung thư vú, tốt nhất không nên là một "sản phụ cao tuổi".

4. Tuy sinh con, nhưng chưa từng cho con bú.

Thời gian, số lần mang thai cho con bú liên quan nhật định đến bệnh ung tư vú. Có người cho rằng phụ nữ phương Đông cho con bú nhiều, là nguyên nhân giúp tỉ lệ mắc ung thư thấp hơn phụ nữ phương Tây. Các điều tra của Nhật Bản cho biết, dùng một bên vú cho con bú phát hiện thấy tỉ lệ mắc ung thư của vú cho con bú phát hiện thấy tỉ lệ mắc ung thư của vú cho con bú thấp; phụ nữ nhà đò Hồng kông quen dùng vú nên phải cho con bú, 80% ung thư vú nằm ở vú còn lại. Do vậy sinh đẻ và cho con bú là một hành động hoàn toàn phù hợp với kế hoạch gia đình hiện đại, đồng thời giảm được tỉ lệ phát bệnh ung thư vú.

5. Những đối tượng mất kinh muộn.

Độ tuổi mất kinh sớm hay muộn đều liên quan mật thiết với việc phát bệnh ung thư vú. Có thống kê cho thấy, những người mất kinh khi đã ngoài 55 tuổi sẽ có tỉ lệ phát bệnh ung thư gấp 2 lần so với những người mất kinh ở độ tuổi 40. Nguyên nhân của sự khác biệt này đương nhiên là do thời gian chịu ảnh hưởng do kích tố sinh sục từ buồng trứng tiết ra tương đối dài.

6. Những người bị béo phì ở vào độ tuổi trung niên.

Người bị béo phì sau khi mất kinh có tỉ lệ phát bệnh ung thư tương đối cao. Có người đã so sánh mối liên quan giữa bệnh ung thư vú và thể trọng của phụ nữ ở độ tuổi trung niên của hai nước Mĩ và Nhật Bản cho thấy: phụ nữ Nhật Bản ở độ tuổi ngoài 50 thể trọng thay đổi rất ít, tỉ lệ phát bệnh ung thư vú dường như không đổi. Từ đó có thể thấy sự khác biệt trong tỉ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ ngoài trung niên ở hai nước Mĩ và Nhật là do thể trọng của phụ nữ Mĩ ngoài trung niên tăng rõ rệt, khiến tỉ lệ mắc bệnh này cũng tăng theo. Chính vì lí do đó nên kiến nghị tất cả giới nữ bụ phát thì ngoài trung niên phải chú ý điều chỉnh ăn uống và chăm vận động để khống chế thể trọng, nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vú.

7. Người có tiền sử gia đình bị ung thư vú.

Tỉ lệ mắc ung thư vú ở các đối tượng là con gái, chị em, cháu chắt của người bụ mắc ung thư vú sẽ tăng 2 - 3 lần so với bình thường. Đồng thời, những phụ nữ là con cháu, người thân của người bị ung thư cả hai nên vú có tỉ lệ mắc bệnh ung thư một bên vú. Chính vì thế nên nguy cơ mắc ung thư vú ở người thân của bệnh nhân ung thư vú sẽ tăng  6 - 9 lần, nên phải đặc biệt cảnh giác.

8. Đối tượng từng mắc các bệnh lành tính trên vú.

Tất cả những người đã từng mắc các căn bệnh u hạch lành tính như viêm tuyến vú, kết hạch ở vú, tăng sinh bọc nhọt ở vú,...đều có tỉ lệ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường nên phải tích cực điều trị tất cả các bệnh này nếu có.

9. Đối tượng đã từng bị ung thư vú đã điều trị khỏi.

Trường hợp đã mắc ung thư một bên vú, nguy cơ mắc ung thư bên vú còn lại sẽ tăng 5 - 7 lần so với người bình thường. Rất nhiều bệnh nhân cho rằng phẫu thuật chữa một bên vú ung thư thành công là đã xong, nên thường bò qua những biến đổi bất thường ở bên vú còn lại, cho đến khi rất muộn mới phát hiện ra bên vú còn lại cũng mắc ung thư, điều này thật đáng tiếc.

10. Các đối tượng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao khác.

Bao gồm đối tượng có chức năng kinh nguyệt thất thường, đặc biệt là đã từng mắc xuất huyết tử ung, hoặc nhiều lần bị sảy thai, uống hormon giới tính trong thời gian dài, từng bị ung thư cổ tử cung, thường xuyên tiếp xúc với tia xạ, phụ nữ bị béo phì do chức năng tuyến giáp trạng bị thoái hóa,..đều có tỏ lệ mắc ung  thư khá cao, nên phải đề cao cảnh giác, đồng thời làm tốt công tác tự kiểm tra vú

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình