Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Bị mắc bệnh tim mạch vành thì làm thế nào?

Nếu người trung niên hoặc cao tuổi nghi ngờ mình bị mắc bệnh tim mạch vành, thì trước khi đến bác sĩ cũng nên tự nhận định tình trạng của mình, ghi chép cụ thể tất cả các triệu chứng mình cảm thấy, ví như:

(1) Tính lực có dồi dào, tinh thần có sảng khoái, công việc có như ý, có cảm giác thèm ăn không giấc ngủ có bình thường không.

(2) Có các cảm giác tim hốt hoảng, tức ngực hô hấp khó khăn, đau tức ngực mệt mõi, bải thoải không.

(3) Nếu có cảm giác đau tức ngực thì vị trí, tính chất, phạm vi và thời gian đau tức ngực như thế nào?

(4) Bình thường có các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, mở mắt,...không, sau vận động có triệu chứng tức ngực thở dốc, tim dập nhanh, mạnh không ?

 (5) Mỗi ngày thức giấc và sau khi hoạt động, số lần mạch đập như thế nài? Tần số hô hấp là bao nhiêu? Trong 3 tuần liền cứ sáng tỉnh giấc lập tức đo huyết áp để theo dõi.

Sau khi đã ghi chép đầy đủ thì có thể mời bác sĩ chuyên khoa tim chẩn trị, nêu được chẩn đoán chính xác là bệnh tim mạch vành, thì cũng không nên quá lo lắng. 10 năm trở lại đây, trị liệu bệnh này đã đạt được những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là tính an toàn của các phương pháp phẫu thuật, thuốc điều trị, hiệu quả ngày càng cao và phán đoán bệnh tình ngày càng chính xác, bệnh nhân đã có thể sống cuộc sống bình thường và hưởng thọ như thường.

Tuy vậy, phòng vẫn hôn trị, một khi đã mắc bệnh tim mạch vành, bất kể là không có triệu chứng hoặc triệu chứng hơi nhẹ cũng không được xem thường ngoài việc thực hiện những chuẩn mực trong phòng trị bệnh bằng liệu pháp ăn uống và điều chỉnh sinh hoạt, lúc nào cũng nên đem theo bên mình một lọ thuốc nhỏ, trong đó có thể là thuốc xịt hơi, thuốc hít mũi, viên ngậm hoặc thuốc uống có tác dụng mở rộng động mạch hoặc hạ thấp nhịp tim, làm như vậy để đề phòng tình trạng khẩn cấp, và sử dụng theo đúng sự chỉ dẫn cua bác sĩ.

Điều đáng phải kể đến là, khi phát tác đau thắt tim, tốt nhất nên ngậm Nitroglycerin ở tư thế ngời, bất kể là bạn đang ở trên đường hay đang đứng ngắm nhìn cảnh vật cũng nên ngồi xuống ngậm thuốc là tốt nhất. Nếu trong vòng 2 - 3 phút mà mức độ đau thắt không giảm nhịp tim, nếu vẫn thấy không ổn thì phải đến bệnh viện cấp cứu ngay

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình