Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Tại sao bệnh nhan tim mạch vành lại phải đặc biệt cảnh giác đối với nhân tố tinh thần?

Người trung niên và cao tuổi nên ch1u ý tạo cho mình trạng thái tâm lí tốt, trong đối nhân xử thế nên khoan dung độ lượng, lúc nào cũng duy trì tâm trạng vui vẻ và sảng khoái, như vậy sẽ nâng cao được độ nhạy của thần kinh và tính thích ứng của cơ thể, là điều rất có thuận lợi cho việc nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Đối với bệnh nhân tim mạch vành, hoạt động tinh thần và trạng thái tâm lú có tốt không thường là điều kiện mấu chốt để khống chế bệnh và tránh tái phát bệnh.

Hiện nay, rất nhiều người đã bắt đầu lưu tâm đến các nhân tố nguy hiểm như hút thuốc lá, ăn uống, chứng cao huyết áp, chứng cao mỡ máu, và bệnh tiểu đường,...đồng thờ cũng rất lưu ý đến việc ăn ở, sinh hoạt hàng ngày cũng như việc dùng thuốc điều trị, nhưng nhân tố tinh thần lại thường bị mọi người bỏ qua, cần phải nhắc lại và cảnh báo với mọi người.

Từ đầu thế kỉ 20, có người đã tiến hành quan sát thấy bệnh nhân bệnh mạch vành thường có hoài bão lớn, chí tiến thủ cao, rất khó thư giãn tinh thần; sau này người ta lại phát hiện thấy bệnh nhân tim mạch vành thường có các đặc trưng tính cách như cứng nhắc, công thức cương tính, ngoan cố,...đồng thời tiềm ẩn, tâm lí muốn tấn công, hiếu chiến. Những năm 50, các nhà tâm lí học đã quy những người có tính cách loại A có đặc trưng như: hiếu chiến, ham thắng, tính khí nóng vội, dễ kích động, ưu phiến, lo lắng, dễ nổi cáu, nóng nảy, có lúc lại có cảm giác bị ức chế và không chịu đựng được thất bại.

Những năn gần đây, các bác sĩ đẽ chứng thực được mối liên quan giữa tính cách loại A với bệnh tim mạch vành. Một số nghiên cứu chuyên sâu cũng đã phát hiện thấy những người hòa hảo, vui vẻ bình tĩnh, trong cuộc sống gia đình, quan hệ giao tiếp xã hội, biến động kinh tế, cho dù gặp phải nhiều trắc trở, tác động, bị ức chế lâu dài cũng sẽ dần có cảm giác lo âu phiền muộn, sợ hãi, cáu gắt, buồn bã,...như người có tính cách loại A, nên  càng dễ bị phát tác bệnh tim mạch vành.

Những phản ứng tinh thần mãnh liệt, đồng thời lâu dài, sẽ có nguy cơ tăng  cao huyết áp, tăng lượng tiêu hao oxy của cơ tim, thúc đẩy sự tự tập tiểu cầu, tăng tốc độ xơ cứng động mạch, có tác động lớn đến việc phát sinh và phát triển bệnh tim mạch vành, nên không thể coi thường được. Là người thân hoặc bạn bè của người bệnh tim mạch vành, trong sinh hoạt cũng như công việc, phải chú ý không để người bệnh có áp lực quá lớn về tinh thần

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình