Đông y luôn có chủ trương "vận động tạo sức sống", cổ vũ việc duy trì luyện tập để thông khí hoạt huyết, hóa giải tình trạng trệ khí ứ máu ở động mạch vành. Đều này hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của tây y cho rằng vận động có thể khiến động mạch vành được mở rộng, tăng cường hình thành và phát triển tuần hoàn các chi.
Đành rằng các bác sĩ từ cổ chí kim đều công nhận vân động ở mức vừa phải có tác dụng mà bất kỳ loại thuốc nào cũng không thể thay thế được, tuy nhiên bệnh nhân tim mạch vành nên chọn hình thức vận động nào cho phù hợp? Đầu tiên phải hiểu, các bệnh nhân tim mạch vành rất khác nhau, hình thức vận động, thời gian, lượng vận động, đều phải căn cứ bệnh tình, thể chất, hứng thú, ...rồi cả bệnh nhân và bác sĩ cùng quyết định.
Thực ram đi tản bộ, thể thao, chạy chậm, bơi lội, leo thang, tập thái cực quyền, đi xem đạp, ...đều là các hình thức vận động tương đối thích hợp cho các bệnh nhân tim mạch vành, trong đó đặc biệt là đi bộ, thể thao, thái cực quyền thích hợp nhất với bệnh nhân tim mạch là người cao tuổi. Nếu thể chất bệnh nhân tốt, không có triệu chứng rõ rệt, chỉ cần không vận động quá sức, leo núi, đánh bóng, khiêu vũ cũng được cho phép.
Đi bộ là hoạt động tiện lợi và an toàn nhất. Lúc đầu, có thể lấy tiêu chuẩn là tốc độ đi bộ, mỗi ngày đi 2 lần, mỗi lần 20 - 30 phút. Sau một thời gian dần dần tăng tốc độ, bước bước rộng hơn, đồng thời kéo dài thời gian và cự lu, khi đạt được là được. Kiên trì mỗi ngày đi bộ 2 lần, hiệu quả nhất định sẽ rất tốt.
Có thể đi bộ nhanh (mỗi phút 100 bước), nếu không có biểu hiện khó chịu nào. Sau khi đi nếu cảm thấy thoải mái, tinh thần sảng khoái có nghĩa là cò thể thử tập chậy chậm, nếu đạt được mức mỗi sáng sớm chạy chậm nửa tiếng thì đã coi như đạt đến hiệu quả không thuốc nào sánh được. Tuy nhiên, chạy chậm vẫn là một hoạt động tương đối mạnh, bệnh nhân tim mạch vành phải lượng sức mà thực hiện, thứ tự thực hiện dần dần, có vậy mới tránh được những rủi ra ngoài ý muốn |