Thể chất của bệnh nhân tim mạch vành đã tương đối, bệnh trạng tương đối nhẹ, thì lượng vận động vừa phải hoàn toàn có lợi cho sức khỏe của họ. Nếu sau khi vận động mà cảm thấy đầu choáng váng, tức ngực, tim hốt hoảng, thở dốc, thể lực giảm sút, dễ mệt mỏi, khó ngủ, thì là đã vận động quá sức, phải điều chỉnh phương thức luyện tập.
Khi người cao tuổi vận động, nhịp tim không được vượt quá mức 200, trừ đi số tuổi của người đó, bệnh nhân tim mạch vành khi vận động, nhịp tim phải giảm đi chút ít, tốt nhất không được > 80 % nhịp tim kể trên. Nhịp tim đập sau vận động cũng không được vượt quá 110 lần một phút, Tuyệt đối không được để tim hoạt động quá mức, nếu không sẽ hoàn toàn phản tác dụng.
Bệnh nhân phải tùy theo các nhân tố như: bệnh trạng, thể lực, tình hình ngủ nghỉ, ăn uống, kinh kì, khí hậu,...mà điều chỉnh lượng vận động và hình thức vận động cho phù hợp. Bình thường thì phải chú ý 3 điểm dưới đây:
(1) Lượng vận động nên vừa phải, vận tốc chậm, thời gian vận động vừa phải. Không nên vận động quá nặng, quá nhanh, thời gian quá dài. Một khi thấy xuất hiện những hiện tượng không thoải mái, phải lập tức ngừng, sau đó giảm dần lượng vận động.
(2) Tránh vận động trong vòng 2 giờ sau khi ăn no, uống cà phên, uống trà đặc.
(3) Sau khi vận động không tắm ngay, nên nghỉ khoảng 15 phút, sau đó tắm trong nước ấm khoảng 400C.
Nếu ở bệnh nhân tim mạch vành xuất hiện các triệu chứng dưới đây, không nên tập luyện thể thao.
(1) Thường xuyên bị đau thắt tim, ngay cả khi nghỉ ngơi cũng có thể bị đau tức ngực, trong vòng 1 tuần gần đó đã xảy ra đau thắt tim. Phải được điều trị kịp thời cho bệnh tình ổn định rồi hãy nghĩ đến việc vận động luyện tập.
(2) Có các triệu chứng chức năng tim như tim hốt hoảng, thở dốc cả khi vận động nghẹ nhàng.
(3) Khó khống chế được hiện tượng nhịp tim thất thường, hoặc đồng thời mắc chứng cao huyết áp rất nặng.
(4) Trong vòng 6 tháng sau khi bị tắc nghẽn cơ tim cấp tính, tâm thời không vận động |