Một nghiên cứu điều tra của Mĩ đã cho biết bệnh tim mạch phát tác nhiều nhất trong khoảng 6-9h sáng, số bệnh nhân bị phát tác bệnh khoảng 9h sáng cao lúc 11 h tối 3 lần. Các học giả Nhật Bản cũng cho biết, khả năng phản ứng tim mạch vành cũng thấp nhất vào buổi sáng, nên nếu vận động vào khoảng thời gian này thì rất nguy hiểm.
Mọi người thường tận dụng thời gian trước khi ăn sáng để vận động, nhưng bệnh nhân tim mạch vành lại nên luyện tập cơ thể vào hoàng hô hoặc tối, như thế có thể tránh được thời điểm dễ phát tác bệnh tim mạch nhất trong ngày. Nếu có thể hạn chế tất cả các nhân tố trên và tận dụng buổi sáng sớm cho việc luyện tập thì phải chú ý các điểm dưới đây:
(1) Trước khi dậy mỗi sáng nên tự mát - xa ngực mình khoảng 5 - 10 phút, đồng thời vận dộng các cơ xương tứ chi rồi mới dậy, uống một cốc nước để hạ độ dính dịch máu và giải phóng các chất cặn bã.
(2) Buổi sáng nhiệt độ hơi thấp, quần áo mặc nên nhẹ ngành, ấm áp, trước khi ra ngoài nên đi lại ở chỗ gió xuôi sau lưng sau, đó dừng lại một lát để cơ thể thích nghi với nhiệt độ.
(3) Các bệnh nhân tim mạch vành trên 40 tuổi, khi vận động nhịp tim không vượt quá 120 lượt/ phút là được, bệnh nhân đau thắt tim thì thấp hơn, khoảng 110 lượt/ phút.
(4) Sau khi vận động không nên tắm nước nóng ngay, tránh huyết quản mở rộng, gây cơ tim thiếu máu rất dễ đau thắt tim. Khi tắm, nhiệt độ nước dưới 370C là tốt nhất, khi tắm nên có sự giám hộ của người thân, đồng thời nên chú ý tránh kị những trường hợp sau:
(1) Huyết áp thường trên 180/ 100 lượt/ phút.
(2) Nhịp tim thường trên 100 lượt/ phút
(3) Nhịp tim thất thường nghiêm trọng, sau khi uống thuốc vẫn không có hiệu quả.
(4) Bị bệnh tim mạch, đồng thời còn bị các bệnh khác như phù cơ tim, suy kiệt tim.
(5) Bệnh nhân cao tuổi ngoài 75, bị mắc các bệnh mạn tính khác |