Các bệnh nham tim bị các triệu chứng đau thắt tim, tắc nghẽn cơ tim, nhịp tim thất thường,...đương nhiên phải được các bác sĩ điều trị, và phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên lại có nhiều bệnh nhân không ề có triệu chứng gì, có người lại chỉ phát hiện thấy cơ tim thiếu máu khi kiểm tra điện tâm đồ, có người thì chỉ thỉnh thoảng mới có hiệu triệu chứng tức ngực, hoặc tim hốt hoảng mức độ nhẹ. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng bệnh không rõ ràng hoặc xơ cứng động mạch vành nhẹ, ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kì, quan sát bảo vệ sức khỏe, tăng khả năng kháng bệnh của cơ thể, ngăn ngừa và giảm thiểu sự phát triển bệnh.
Các bệnh nhân tự điều trị bằng phương pháp châm cứu nóng bằng ngải cứu đã đạt được hiệu quà rất đáng kinh ngạc. theo những quan sát đối chiếu lâm sàng, hiệu quả điều trị bằng ngải cứu với châm cứu không khác nhau nhiều lắm, đều có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp tức ngực, đau thắt tim, tim hốt hoảng, chóng mặt, bải hoải,...cũng có hiệu quả tốt trong việc cải thiện những trường hợp điện tâm đồ không ổn định, hạ thấp huyết áp và chứng cao mỡ máu. Tuy nhiên, châm cứu bằng ngải cứu so với châm cứu bằng kim dễ thực hiện hơn, an toàn mà lại không đau đớn, người bệnh trung niên và cao tuổi có thể nắm chắc phương pháp và tự mình thực hiện tốt.
Các bệnh nhân bệnh tim mạch vành có thể tuân theo các chỉ dẫn dưới đây để tiến hành châm cứu huyệt đạo bằng ngải cứ:
1. Ngày thứ nhất.
Tìm các huyệt trung quản, Túc tam lí (cặp huyệt), đốt nóng dải ngải cứu, dùng nhiệt nóng của dải ngải cứu, thực hiện ở vùng da tên huyệt đạo khoảng 1 - 2 cm khoảng 5 - 10 phút, để cho da hồng đỏ lên, nhưng phải để cho bệnh nhân thấy cảm giác nóng ấm, không bị đau rát. Huyệt Trung quản nằm ở trong điểm của đường nối xương ức lõm và rốn, huyệt Túc tam lí cách dưới khớp gối khoảng 3 thốn.
2. Ngày thứ 2:
Châm cứu huyệt Nội quan (giữa hai đường gân nổi, cách ngấn cổ tay khoảng 1,5 thốn), Thiện trung (giữa hai núm vú).
3. Ngày thứ 3:
Châm cứu các huyệt đạo Hạ quản (giữa huyệt Trung quản và rốn), Khí hải (nằm dưới rốn khoảng 1,5 thốn), Thiên khu (nằm hai bên rốn, cách khoảng 2 thốn).
4. Ngày thứ 4.
Châm cứu các huyệt đạo kì môn (dưới hai núm vú khoảng 4 thốn), Thái xung (phía trên kẽ ngón chân thứ nhất và thứ hai khoảng 2 thốn).
5. Ngày thứ 5.
Châm cứu các huyệt đạo Quan nguyên (dưới rốn khoảng 3 thốn), Tam quân giao (mặt trong, trên mắt cá nhân khoảng 2 thốn).
6. Ngày thứ 6.
Châm cứu các huyệt Thần môn (trên đường gân thứ nhất trên cổ tay), Chiếu hải (dưới mắt cá trong khoảng 1 thốn).
Các bệnh nhân châm cứu 6 ngày, nghỉ một ngày, rồi lại tiếp tục châm cứu như vậy. Thời gian châm cứu, ban đầu có thể khoảng 5 phút / mỗi lần cho một lượt, dần dần tăng lên khoảng 20 phút/ mỗi lần cho mỗi lượt. Sau mỗi lần châm cứu nên uống một cốt nước, tránh bị lạnh và gió |