Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Trong thời kì phát tác bệnh mạch vành nên ăn uống điều trị như thế nào?

Dùng thuốc, thức ăn kết hợp điều trị bệnh mạch vành, tốt nhất căn cứ vào phương pháp nhận biết và điều trị theo đông y, như gậy mới có thể nhận định chính xác bệnh tình, phát huy tối đa hiệu quả điều trị bằng liệu pháp ăn uống. Hiện nay có 3 nguyên tắc "thanh đạm, ít muối, ít đường" để điều trị bệnh trong ăn uống.

Thức ăn bổ dưỡng chữa bệnh được coi là một liệu pháp bổ trợ hiệu quả đới với bệnh nhân bệnh mạch vành, đã được chứng thực trên thực tế.

Bản thân bệnh nhân có thể tham khảo một số triệu chứng tiêu biểu dưới đây và tình trạng bệnh cụ thể của bản thân để chọn ăn thức ăn bổ dưỡng thích hợp. Tất cả các triệu chứng tiêu biểu đều có ít nhất 2 tiêu biểu chính và 1 biểu hiện phụ mới được coi là phù hợp tiêu chuẩn. Dưới đây là 3 biểu hiện điển hình thường thấy trong thời kì phát tác bệnh mạch vành, đều là "triệu chứng thực tế" phải lưu ý và không thể chữa trị bằng các loại thức ăn thông thường.

Tụ hàn ứ khí.

Triệu chứng chủ yếu:

1. Gặp lạnh lập tức đau

2. Đau lưng nhức vai.

3. tay chân lạnh ngắt.

Triệu chứng phụ:

1. Sợ lạnh, nhạt miệng.

2. Tức ngực, hồi hộp.

Các liệu pháp ăn uống đặc trị:

1. Cháo gừng khô

Đầu tiên lấy 3 gram gừng khô, 5 gram gừng cao lương, hầm lấy nước thuốc, sau đó thêm 50 gram gạo nấu thành cháo, chia làm 2 lần ăn sáng và tối khi còn nóng.

2. Cháo tâm quế.

Lấy 1,5 gram tâm quế, 10 gram phục linh hầm nấu lấy nước thuốc, cho têm 30 gram gạo, nấu nát thành cháo chia ăn nhiều bữa.

3. Cháo ý dĩ,phụ tử.

Đầu tiêu lấy 10 gram phụ tử lát hầm nấu, sau 1 tiếng cho thêm 15 gram gừng tươi rồi hầm tiếp nửa tiếng, bỏ bã lấy nước, thêm 20 gram ý dĩ, 60 gram gạo rồi nấu nhừ thành cháo, chia ăn 3 lần khi còn nóng.

4. Cháo xuyên khung, quế, hương phục.

Xuyên khung, vỏ quế mỗi loại 5 gram, 10 gram hương phục hầm lấy nước thuốc, thêm 60 gam gạo, nấu thành cháo, ăn ngày 1 - 2 lần.

Chứng trợ ngại do tắc tụ nghẽn máu ở tim

Triệu chứng chủ yếu:

1. Đau nhói ở vị trí nhất định

2. Mặt , môi xanh tím

3. Da, cơ xanh tím

Triệu chứng đi kèm:

1. Hoảng hốt, không yên.

2. Tóc, lông khô.

Các phương pháp trị liệu:

1. Cháo hạt điều.

100 gram hạt điều bóc vỏ nghiền nhuyễn, cho thêm 30 gram gạo nấu thành cháo, có thể cho thêm chút ít đường d0ỉ, ăn trong bữa sáng sau khi ngủ dậy.

2. Canh mộc nhĩ đen.

Lấy 6 gram mộc nhĩ đen rửa sạch, ngâm nở, sau đó cho vào nồi đun sôi, đun nhỏ lửa cho nhừ nát, cho thêm một chút đường trắng, uống khi ăn điểm tâm.

3. Canh táo đỏ, mộc nhĩ.

15 - 30 gram mộc nhĩ đen rửa sạch và ngâm nở, cho thêm 20 - 30 quả táo đỏm hầm nấu nhừ rồi ăn.

4. Trứng gà hầm nước ngó sen, điền thất.

Trứng gà luộc bóc vỏ, thêm 30 ml nước luộc ngó sen, 3 gram bột điền thất đảo đều, có thể thêm một chút đường phèn, hầm cách thủy cho chính rồi ăn

Chứng tắc nghẽn đờm.

Triệu cứng chủ yếu:

1. Đau nhức khó chịu.

2. Nhiều đờm

3. ứ đầy dụng.

Triệu chứng đi kèm:

1. Buồn nôn, nôn ọe.

2. Đầu đau như búa bổ.

3. Miệng có vị dính.

Các phương thuốc đặc trị:

1. Canh kiệu trắng.

15 gram kiệu trắng, 2cây hành trắng rửa sạch băm nhỏ, hầm thành canh, hoặc cho thêm 5- gram gạo nấu thành cháo để ăn, mỗi ngày ăn 1 - 2 lần.

2. Canh tim lợn, phật thủ.

10 gram phật thủ, 6 gram tươi, 20 gram Dương sâm, nửa quả tim lợn, tất cả cho vào bồi nấu thành canh để ăn.

3. Canh rau cải, đậu nành.

Vài cây rau cải, đậu nành, gạo, mỗi loại 300 gram, nấu thành cháo và chia ăn làm 2 lần.

4. Cháo cũ cải, ý dĩ, hoài sơn.

Vài cây rau cải luộc chín, sau đó vắt lấy nước, thêm ý dĩ, hoài sơn mỗi loại 10 gram, 30 gram gạo nấu thành cháo là dùng được

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình