Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh nhân bệnh mạch vành bình thường làm thế nào nhận biết triệu chứng để ăn uống điều trị?

Sau khi hóa giải dần hoặc khống chế được chứng bệnh mạch vành sẽ là thời kì phục hoặc ổn định, đa số thể hiện "triệu chứng thuyên giảm", tốt nhất nên dùng thức ăn có thuốc bổ hư, và dùng trong thời gian tương đối dài, sẽ rất có lợi để tăng dần lưu lượng máu trong động mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy của cơ tim, nhờ đó sẽ đạt được mục đích gần giảm tần số phát tác bệnh cũng như mức độ phát tác bệnh. Có bệnh nhân trong khi điều trị chính quy Đông Tây y vẫn kết hợp điều trị ăn uống thức ăn bổ sung thuốc nhờ đó trong thời gian dài không phát tác bệnh, thậm chí đạt đến hiệu quả hoàn toàn khỏi bệnh. Có thể thấy, nhận biết bệnh và dùng thường xuyên thức ăn có giá trọ thực tế rất cao. Dưới đây xin giới thiệu 3 loại triệu chứng điển hình ít thấy và cách điều trị bằng liệu pháp ăn uống, để bệnh nhân tham khảo chọn lựa:

Chứng tổn hại tim huyết:

1. Đau thất ổn định.

2. Chán chườm sợ hãi.

3. Hốt hoảng bất an.

3. Ít ngủ, hay nằm mơ.

Triệu chứng đi kèm:

1. Mặt nhợt môi nhạt.

2. Hay quên, chóng mặt.

các món ăn bổ dưỡng đặc trị:

1. Cháo long nhãn, hạt sen.

10 long nhãn, 10 quả táo đỏ cho vào hầm lấy nước chia làm 2 phần, một phần cho 10 gram hạt sen, 1 phần cho vào 30 gram gạo nấu hầm thành cháo mỗi ngày ăn 1- 2l lần.

2. Canh ngó sen, hải đới quyết minh.

15 gram cỏ quyết minh, 10 gram hải đới, 29 gram ngó sen, hầm lấy nước, lọc bỏ bã, cho thêm muối hoặc đường tùy theo sở thích, ăn hải đới và ngó sen, uống canh, mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 20 ngày.

3. Canh hầm nhân sâm, hoàng kìm khiếm thảo, viễn chí.

3 gram nhân sâm, hoàng kì, hạt khiếm thảo, viễn chí, mỗi loại 10 gram, hầm lấy nước uống thay nước chè.

4. Canh ngọc trúc đan sâm, điền thất.

12 gram ngọc trúc 9 gram đan sâm hầm lấy nước uống cùng với 3 gram bộ điền thất.

Chứng tim không linh hoạt sinh khí kém.

Triệu chứng chính:

1. Tức tim đau nhói từng châm lạnh.

2. Tm hồi hộp.

3. Mặt nhợt nhạt, tay châm lạnh

Triệu chứng phụ:

1. Tinh thần biền phiền

2. Mồ hôi trộm, phù nề.

Các phương pháp bổ dưỡng đặc trị:

1. Cháo quế, nhân sâm

3 gram nhân sâm, 6 gram cành quế, 10 gram quả táo đỏ hầm lấy nước đặc chia làm hai phần, mỗi phần cho thêm 30 gram gạo nấu thành chái\o, cho đường trắng vừa ăn, mỗi ngày ăn 1 - 2 lần.

2. Nhục quế hầm gan gà.

3 gram nhị quế, 1- 2 buồng gan gà, hầm cách thuỷ.

3. Bắc kì hầm gà đen.

Nửa con gà đen chặt miếng, 30 gram bắc kì, hầm chính cách thủy, thêm gia vị cho vừa miệng, ăn thịt gà và uống nước canh thuốc.

4. Tim lợn hầm Đẳng sâm và Thục địa.

Nửa quả tim lợn, rửa sạch thái miếng hình lập phương, Đẳng sâm, Thục địa mỗi thứ lấy 15 gram cho vào hầm. Khi đã nhừ nêm gia vị cho vừa miệng uống nước canh và ăn tim lợn.

Các triệu chứng suy dương khí.

Triệu chứng chính:

1. Đau ê ẩm liên miên.

2. Thở đứt quảng, bải hoải, mệt mỏi

2. Ngũ khí đều nóng.

3. Ra nhiều mồ hôi, miệng khô

Triệu chứng phục:

1. Chóng mặt, ù tai.

2. Mặt đỏ bừng bừng.

3. Mặt thất sắc.

4. h61p thụ, tiêu hóa kém, dạ dày cảm giác ứ đầy.

Các phương pháp thuốc bổ dưỡng đặc trị.

1. Cháo mạch môn đông.

 3 gram Nhân sâm, 10 gram Mạch môn đông cho vào hầm lấy nước đặc, chia làm hai phần, mỗi sáng dùng 1 phần nước trên hầm với 30 gram gạo thành cháo, cho thêm đường trắng vị vừa ăn, ăn khi còn nóng ấm.

2. Canh mộc nhĩ lưỡng chủng.

Mộc nhĩ trắng và đen, mỗi loại lấy 10 gram ngâm cho nở hết rồi rửa sạch, cho lượng nước và đường phèn vâ phải, hấp cách thủy 1 tiếng, có thể uống theo bữa ăn hoặc chia uống làm 2 - 3 lần.

3. Nước uống Long nhãn, Dương sâm.

30 gram Long nhãn, 6 gram Sâm Tây dương, 3 gram đường trắng, tất cả cho vào bát, đậy nắp rồi cho vào nồi hấp thành dịch lỏng keo mỗi lần uống 1 thìa.

4. canh đậu nành, Côn bố, rong biển.

Côn bố, rong biển, mỗi loại 30 gram, 100 gram đậu nành, hầm tất cả thành canh rồi nêm vừa ăn.

Món canh thích hợp cho các bệnh nhân bệnh tim mạch vành đồng thời mắc các chứng cao huyết áp hoặc cao mỡ máu. Nhưng những người bình thường đã sợ ăn đồ lạnh hoặc vị hàn thì không nên ăn.

Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành., trong cuộc sống cần phải lưu ý 10 nguyên tắc "dưỡng sinh".

Bình thường, các bệnh nhân bệnh mạch vành thường có tính cách loại A, tức là có chí tiến thủ, ý thức trách nhiệm và cảm giác vinh dự, tự hào rất cao và mạnh. Cuộc sống có lúc gây áp lực lớn, khiến họ cố gắng quá sức, rất dễ bị kích động, gây cáu kỉnh, hoặc cảm giác bức bách, chèn ép sầu muộn,...tất cả đều gây bất lợi cho bệnh trạng của họ. Do vậy các bệnh nhân phải cống điều hòa tim và cơ thể, tránh sức ép, không ne7n quá kì vọng vào bản thân hoặc người khác để tránh thất vọng hoặc xúc động quá độ. 10 nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc làm chậm sự phát triển bệnh mạch vành, nên chúng ta phải chú ý

1. Điều hòa cơ thể.

Nên rèn luyện một số thói quen tốt có tính năng rèn luyện tính tình, ví như có thể trồng cây cảnh, nuôi cá, nuôi chim, thưởng thức ca nhạc, học vẽ, đọc sách, ...Nên tham gia nhiều hoạt động thư giãn, loại bỏ căng thẳng như dã ngoại, đi tham quan, du lịch nước ngoài, các hoạt động vui chơi giải trí, mở rộng giao lưu xã hội, ...Tóm lại, thường xuyên duy trì trạng thái vui vẻ, cố gắng tự tạo cho mình niềm tin, tự nhiên sẽ cảm thấy tâm hồn ở rộng, khí lực tràn trề, mầm bệnh cũng vì thế khó phát triển.

2. Không khí sạch sẽ.

Ở những nơi có đông người không khí ô nhiểm các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành thường cảm thấy bức bách, khó thở thậm chí đau thắt tim. Đó là do lượng oxy trong không khí không đủ cho nhu cầu của tim. Cần tránh nơi công cộng đông đúc thiếu oxy.

3. lạnh, nóng vừa phải.

Nhiệt độ ngột hạ thấp, cơ thể khó nhanh chóng thích hợp, khiếm adrenalin tuyến thượng thận tiết nhiều hơn, nhịp tim tăng nhanh, lượng oxy tiêu hao ở cơ tim tăng, dễ gây ra tắc nghẽn động mạch vành. Có khi chỉ cần chân tay bị lạnh là đã có thể gây đau thắt tim hoặc tắc nghẽn cơ tim.

Thông tin cho biết, có đến 1/2 số bệnh nhân bị bệnh mạch vành do gặp trời mưa, khí lạnh gây ra. Số bệnh nhân phát tác bệnh do gặp, nóng đột ngột cũng rất nhiều. Do vậy, nên chú ý điều kiện nhiệt độ thích hợp.

4. Thường xuyên đo huyết áp.

Khi huyết áp tăng, cản trở việc d0ẩy máu ra khỏi tim. Huyết áp tăng cao thường xuyên sẽ rất dễ gây bệnh cho cơ tim phần tâm thất như chứng phù hậu, phình to tim, thậm chí gây thoái hóa tim. Do vậy, người bệnh mạch vành phải thường xuyên do huyết áp, tích cực phòng ngừa bệnh cao huyết áp.

5. Luôn đem thuốc theo người.

Tất cả những người có tiền sử đau thắt tim phải luôn đem mình viên ngậm Nitroglyc - erin hoặc các loại thuốc có khả năng mở rộng huyết quản, làm chậm nhịp tim. Các loại thuốc này nếu đặt bảo quản kín tránh ánh sáng, để nơi khô ráo thì trong 2 năm cũng không bị biến chất. Nhưng cũng có bệnh nhân để thuốc trong túi áo, hoặc lọ đeo dưới cổ tay, dưới tác dụng cùa hơi ấm cơ thể, rất dễ bị biến chất, mất tác dụng thuốc. Do vậy phải tùy theo nhiệt độ khác biệt của các mùa mà mỗi 3 - 6 tháng thay 1 lần thuốc dự phòng

6. Uống đồ từ từ.

Nếu uống một hơi liền lượng đồ uống như nước, nước chè, canh, nước hoa quả, nước có ga hoặc đồ uống khác, tất dễ tăng nhanh lượng dung huyết, đồng thời khiến dạ dày phình trương cấp tính, do vậy tăng thêm gánh nặng cho tim. Đối với người tuổi quá cao hoặc chức năng tim không hoàn hảo mỗi lần uống không nên nuốt lượng quá lớn, mà nên chia ngụm nhỏ uống nhiều lần, mỗi lần một chút, thời gian cách giữa các lần uống lâu một chút. Đối với loại Côca chai lớn trong các cửa hàng ăn, có để trước mặt cũng không nên uống.

7. Kê cao đầu giường.

Khi nằm ngủ trong tư thế thăng bằng, lượng máu do tĩnh mạch chuyển về tăng lên, có thể sẽ làm máu tụ ứ trong tim và phổi, huyết áp tăng cao, lượng máu đẩy của tim cũng sẽ tăng cao khiến nhu cầu oxy ở cơ tim cũng tăng, do vậy rất dễ gây phát tác bệnh, thường bị đau thắt tim không ổn định, thường bị đau thắt tim khi đang ngủ, nên kê đầu giường cao lên 100C, (không phải nâng cao gối), có thể làm giảm rõ rệt lượng máu chuyển về ở tĩnh mạch. Đây là phương pháp đơn giản, đồng thời rất hiệu quả để phòng ngừa đau thắt tim trong đêm.

8. Hạn chế hoạt động tình dục.

Hoạt động tình dục đi kèm với cảm giác hưng phấn, có thể làm tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao, tăng thêm gánh nặng cho tim. Người bình thường ó chức năng hoạt động tình dục. Những bệnh nhân mạch vành nên hạn chế, đồng thời trước khi thực hiện phải ngậm Nitroglycein để phòng ngừa bất trắc.

9. Tránh có thai.

Trong thời gian mang thai, thi nhi lớn dần lên, nhu cầu trao đổi chất sẽ tăng dần khiến tuần hoàn máu tăng nhanh. Những điều này thực sự tăng dần gánh nặng cho tim, nên thường gây đau thắt tim, đồng thời làm chức năng tim nhanh chóng thoái hóa. Do vậy, đối với bệnh nhân bệnh mạch vành là nữ, đặc biệt là đối tượng đã từng xảy ra tình trạng hao kiệt sức tim thì nên  ngừa tránh thai không nên sinh nở.

10. Uống nước trước khi đi ngủ.

Trong khi ngủ, máu lưu thông rất chậm, độ đông máu tăng, có thể làm đường huyết quản thu nhỏ, nếu uống nước trước khi đi ngủ, có thể hạ thấp nồng độ máu, đồng thời mở rộng động mạch rất có lợi cho tuần hoàn máu, từ đó có thể phòng ngừa đau thắt tim trong đêm do bị tắc ứ máu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình