Đau thắt tim có thể khống chế được, nó quan hệ mật thiết với thói quen sinh hoạt và đặc điểm tính cách của mỗi người. Để có thể giảm bớt cơ hội tái phát, và mức độ phát bệnh, phải tuân thủ nghiệm ngặt các nguyên tắc dưỡng sinh, chắc chắn sẽ cải thiện tích cực bệnh trạng. Người nhà và bệnh nhân phải thực sự lưu tâm 10 nguyên tắc dưới đây.
1. Đừng có tâm lí trông nhờ may mắn.
Khi xảy ra đau thắt tim, phải nhanh chóng sử dụng thuốc Đông và Tây y hóa giải nhanh chóng, đồng thời thư giãn tim, cơ thể, ngồi xuống nghỉ ngơi. Có bệnh nhân có tâm lí không cần uống thuốc, trông chờ may mắn bệnh tự khắc khỏi, như thế sẽ rất nguy hiểm.
2. Lúc nào cũng phải chuẩn sẵn thuốc.
Để dự phòng bất trắc, lúc nào cũng phải đem theo bên mình một hộp hoặc lọ thuốc nhỏ, đồng thời đem theo một tờ giấy có ghi rõ cách dùng thuốc, giới thiệu sơ qua tiền sử bệnh lí, điện thoại liên lạc, thẻ tư liệu và bệnh viên cấp cứu, ... như vậy, nếu không may phát bệnh, người xung quanh có thể giúp bạn uống thuốc và thông báo cho người thân.
3. Duy trì trạng thái vui vẻ.
Trạng thái vui vẻ hay không ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tim, các bệnh nhân đau thắt tim nếu chú ý tạo cho mình sự vui vẻ, cảm giác thoải mái sẽ rất tốt cho việc hồi phục sức khỏe. có thể lấy sự hòa nhã, vui vẻ để tạo cho mình tâm trạng thoải mái, hứng khởi, từ đó cũng giải tỏa được những buồn phiền, ức chế.
4. Tránh bị kích động.
Có rất nhiều bệnh nhân bị phát bệnh đột ngột khi đang xem đấu bóng , xem tivi, đánh bài,cãi lộn,...trong đông y có 7 trạng thái gây bệnh ( vui, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh), chủ trương yêu cầu tránh lâm vào các trạng thái tình cảm kích thích quá độ như quá giận dữ, kinh sợ, ưu tư quá mức, quá vui mừng, hoặc quá sầu muộn,... khi gặp phải chuyện buồn nào nên tìm cách chuyển sự chú ý đến việc khác cho nguôi ngoai dần .
5. Tạo môi trường thanh tĩnh.
Phải tạo ra, đồng thời phải duy trì cho các bệnh nhân đau thắt tim một moi trường sống và nghỉ ngơi yên tĩnh và thoải mái để có thể tránh được rất nhiều các kích thích tiêu cực. Nếu có thể sống ở nơi có sông có nước, đồng thời nuôi dưỡng các loài hoa cỏ, động vật, sẽ rất có lợi cho việc ổn định bệnh tình.
6. Rèn luyện cho mình một cuộc sống có quy tắc, trật tự.
Nếu việc ngủ, nghỉ, ăn uống, làm việc, vận động nghỉ ngơi được rèn luyện có trật tự thì sẽ hình thành một sinh lí rất tốt, từ đó có thể tăng cường lại khả năng chống lại bệnh tật, đẩy nhanh việc hồi phục sức khỏe cho tim. Ngược lại, nếu cuộc sống không có quy luật sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh lí của bản thân, giảm chức năng sinh lí của bản thân, giảm chức năng sinh lí của các cơ quan, làm yếu sức chuyển dịch, chúng sẽ làm bệnh trạng nặng thêm.
7. chú ý kết hợp lao động.
làm bất kể chuyện gì đều phải lượng sức, không nên đến mức gây khó chịu. các bệnh nhân có tần số và mức độ phát bệnh đau thắt tim nặng, nên nghỉ ngơi trên giường, đợi khi bệnh tình khá hơn hãy dậy và vận động vừa phải. sau khi ăn com, máu thường tập trung ở dạ dày và ruột để hổ trợ tiêu hóa, không nên vận động nhiều. do vậy để tránh thiếu máu cơ tim, tốt nhất sau khi ăn cơm nằm nghỉ một lát rồi mới vận động.
8. Phòng chống khó đi vệ sinh hoặc bị táo bón.
Khi đi đại tiện khó khăn phải, dùng sức, thường là nguyên nhân gây đau thắt tim. Bệnh nhân đau thắt tim nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, mật ong,...đều là những sản phẩm bôi trơn, thông đường đại tiện. Nếu tạo thối quen đi đại tiện đúng giờ, khi cần thiết có thể dùng thuốc làm nhão phân.
9. Tích cực điều trị các bệnh khác.
Bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, xơ cứng động mạch là các nhân tố nguy hiểm. Nếu các bệnh nhân đau thắt tim mà có các triệu chứng bệnh kể trên, phải tích cực điều trị thống chế bệnh, có vậy mới làm chậm được quá trình phát triển bệnh mạch vành. Hút thuốc cũng có thể gây phát tác đau thắt tim, tăng tốc quá trình bị hẹp động mạch vành, phải nhanh chống cự tuyệt với thuốc lá.
10. Quan sát, theo dõi bệnh tình.
Nếu khi phát tác đau thắt tim, uống thuốc mà không thấy hiệu quả, hoặc tần số phát bệnh tăng, mức độ nặng thêm, thời gian lâu hơn, tính chất thay đổi hoặc khi phát tác bệnh có kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn ọe, mồ hôi đầm đìa, tim đập nhanh hơn hay chậm hơn, hoặc đột ngột ngã ngất, mạch yếu,... thì phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời |