Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cấp cứu như thế nào khi đưa bệnh nhân tắc nghẽn cơ tim nhập viện?

Tắc nghẽn cơ tim là bệnh cấp tính, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người trung và cao tuổi, tỏ lệ tử vong khoảng 15%, nhưng có đến 2/3 số người tử vong ngay trước khi đưa vào nhập viện. Từ đó có thể thấy cấp cứu bệnh nhân tại chỗ quan trọng như thế nào đối với việc bảo toàn tính mạng người bệnh.

Do ảnh hưởng của quá trình vận động hoặc di chuyển rất có thể sẽ kéo dài thời gian phát hiện điều trị bệnh, khiến bệnh nhân có thể đột nhiên nghiêm trọng thêm. Thân nhân của người bệnh trước khi đưa bệnh nhân nhập viện đặc biệt chú ý đến các điểm sau:

1. Nếu bệnh nhân bị đau thắt tim ngậm Nitroglycerin mà tình trạng vẫn không thuyên giảm phải nghĩ ngay đến khả năng mắc tắc nghẽn cơ tim cấp tính, lúc này tim sẽ ở vào trạng thái mất ổn định nhất, nhất định không được tự ý ra ngoài gọi xe Taxi, phải lập tức ngồi xuống hoặc nằm xuống nghỉ ngơi đợi xe cấp cứu.

2. Khi ngủ ngờ bị tắc nghẽn cơ tim, không được lúng túng, lập tức để bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, đồng thời giữ yên tĩnh, làm thế để có thể giảm lượng tiêu hao oxy của cơ tim, nhờ đó thu hẹp phạm vi tắc nghẽn cơ tim.

3. Nếu trong nhà có sẵn bình dưỡng khí, lập tức cho bệnh nhân thở khí oxy, theo dõi các biến đổi về nhịp tim, tim đập và hô hấp. Trước khi bác sĩ hoặc xe cấp cứu tới, không nên tự ý di chuyển bệnh nhân để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

4. Nếu ý thức bệnh nhân bị tổn thương, tim ngừng đập, người thân lập tức dùng nắm đấm nhằm đúng vùng trước ngực tim bên trái nhất mạnh 3 - 4 lần, mục đích là để kích thích làm tim đập trở lại, thường thì "một đấm cứu được một mạng".

5. Nếu tim ngừng đập, đấm nhấn đều không có tác dụng, lập túc nhấn tim từ ngoài ngực: hai tay đặt giao tay chống lên đoạn xương ngực bệnh nhân nhấn lên trên xương lồng ngực phía ngoài tim bệnh nhân theo một nhịp nhất định, mỗi [hút 60 - 80 lần, đồng thời thực hiện hô hấp nhân tạo với tốc bình thường khoảng 12 - 15 lần / phút

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình