Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Sau tắc nghẽn cơ tim, trình tự phục hồi sức khỏe như thế nào?

Sau khi cấp thành công tắc nghẽn cơ tim cấp tính, khi bệnh đã ổn định, ngoài việc điều trị bằng thuốc, cũng nên tăng dần các hoạt động thể lực nhằm phục hồi chức năng của phần cơ tim không bị tắc nghẽn cũng như khả năng làm việc của tim.

Trong tất cả các bệnh liên quan đến huyết quản tim, hiệu quả hồi phục sức khỏe sau tắc nghẽn cơ tim vẫn là khả quan nhất. Các vết sẹo hình thành do vết thương tắc nghẽn cơ tim cần 5 - 8 tuần để phục hồi hoàn toàn, do vậy, sau khi tắc nghẽn cơ tim người bệnh phải nghiêm túc nghĩ ngơi trong khoảng 2 tuần, tất cả các hoạt động của bệnh nhân đều phải được giúp đỡ. Tuyệt đối cấm bệnh nhân tự trở mình, vì dùng sức sẽ tăng gánh nặng cho tim, khiến tim đập không ổn định hoặc gây nứt vỡ cơ tim.

Bình thường trong vòng 2 tuần phát bệnh, người nhà bệnh nhân có thể xoa bóp, vận động dần dần chân tay bệnh nhân, có thể nâng bệnh nhân ngồi dậy, mỗi lần không quá 5 - 10 phút. Hai tuần tiếp theo có thể bắt đầu xuống giường vận động, đi bộ thật chậm, nếu không thấy gì đột biến, có thể đi bộ khoảng 50 mét trong phòng. 3 tuần sau có thể đi bộ tăng thêm 200 mét, 4 tuần sau có thể tăng thành 500 mét. Nếu sau khi vận động mà kết quả kiểm tra điện tâm đồ không có phản ứng thất thường, là có thể xuất hiện và tự đi lại. Các bệnh nhân sau tắc nghẽn cơ tim 3 - 4 tháng mà không thấy có triệu chứng gì bất thường thì có thể làm việc bình thường

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình