Các hoạt động sau khi xảy ra tắc nghẽn cơ tim nhất định phải tùy theo tình trạng thực tế của bệnh mà tiến hành dần dần. Phải đặc biệt chú ý đến vấn đề an toàn của bệnh nhân. Cần chú ý các hiện tượng sau:
1. Huyết áp bất thường.
2. Tim đập quá nhanh.
Tim đập quá 110 lần /phút, hoặc xuất hiện tình trạng nhịp tim thất thường.
3. Điện tâm đồ khác thường.
đoạn ST điện tân\m đồ nâng cao hoặc thấp 1 mm trở nên.
4. Cơ thể cảm thấy khó chịu.
Có các cảm giác tức ngực, đau thắt tim, khó thở, đầu choáng váng, buồn nôn, nôn ọe, mặt mày xanh xám, cảm lạnh, ra mồ hôi trộm, bước đi không vững hoặc mệt mỏi mất ngủ trong thời gian dài.
Các bệnh nhân sau khi xuất hiện, do thấy bệnh tình ổn định, đã có khả năng tự chăm lo cho mình, nên thường thử tăng lượng hoạt động vì đều muốn nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, cách nghĩ và cách làm này là vô cùng nguy hiểm. Vì trong 3 tháng đầu mặc dù khu vực tắc nghẽn cơ tim đã ổn định, nhưng bệnh vẫn chưa hoàn lành hẳn mà chỉ ở mức độ không nặng thêm cho nên bất kì hoạt động gì cũng đều có thể gây ra bất trắc. Chính vì thế nên cần phải điều trị theo đúng lời khuyên của bác sĩ.
Mục đích chủ yếu của các hoạt động ở thời lì củng cố sức khỏe là để hồi phục thể lực, nâng cao thể chất, phòng ngừa tái phát, giảm thiểu các nhân tố dễ gây bệnh (ví như béo phì mỡ máu cao,...). Do vậy khi vận động cần tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu sau:
1. trước khi hoạt động 1 tiếng không được ăn no, uống cà phê, nước chè đặc, rượu cồn, cũng không được hút thuốc lá.
2. Mặc quần áo phải rộng rãi thoải mái, tránh gây ảnh hưởng đến việc tản nhiệt của cơ thể, nếu không sẽ làm tăng nhịp tim.
3. Không được ra ngoài trời trong điều kiện nhiệt độ cao, lạnh hoặc ẩm ướt.
4. Trước cà sau khi vận động nên dành 5 - 10 phút để làm ấm cơ thể và điều hòa kết thúc vận động.
5. Nên lựa chọn các môn vận động, nếu cảm thấy khó chịu, phải ngừng tập một số ngày, đồng thời trước khi ra viện phải kiểm tra phụ tải vận động |