Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Bệnh nhân tắc nghẽn cơ tim phòng ngừa bị đột tử trong thời kì hồi phục như thế nào?

Bệnh nhân tắc nghẽn cơ tim được xuất viện không có nghĩa là đã kết thúc việc điều trị, mà ngược lại phải đề cao cảnh giác hơn nữa, chú ý điều chỉnh dinh dưỡng hàng ngày. Vì tỏ lệ tử vong trong năm đầu tiên của bệnh nhân tắc nghẽn cơ tim cao gấp 30 lần người bình thường ở cùng độ tuổi. Rất nhiều bệnh nhân thời kì này không hề có triệu chứng nào rõ rệt nhưng lại đột nhiên qua đời, điều này thật quá bất ngờ vớ mọi người.

Thực ra, bệnh nhân tắc nghẽn cơ tim đột tử trong thời kì hồi phục bệnh rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là nhịp tim không ổn định, cơ tim bị vỡ và tắc nghẽn mạch máu não. Cũng có một số nhân tố không đáng kể như hơi mệt, hơi hưng phấn, căng thẳng, bực tức, hoặc  ăn nhiều một chút, ...Bệnh nhân sẽ có thể đột tử do tuần hoàn tim bị loạn. Có nhiều trường hợp do dữ dội dùng sức nâng vật nặng, nhảy nhót, dùng sức đi vệ sinh,...cũng có thể làm vùng tắc nghẽn bị vỡ, lượng máu lớn tràn bao tim khiến tim ngừng hoạt động.

Để phòng tránh đột tử sau tắc nghẽn cơ tim, gia đình bệnh nhân nên lưu ý 4 điểm sau:

1. Hạn chế trạng thái vui mừng, giận dữ, buồn lo quá độ.

Tâm trạng không được khống chế dẫn gây ảnh hưởng đến chức năng tim thất. Trong thời kì hồi phục, bệnh nhân nên cố gắng tập cho mình tâm lí lạc quan, duy trì trạng thái tinh thần tươi vui, đồng thời xác lập cuộc sống sinh hoạt có kỷ luật, trước khi đi ngủ, đặc biệt không được tức giận, cãi vã quát tháo,...

2. Chú ý ăn uống thích hợp.

Bình thường nên ít ăn đồ cay, tanh, mỡ động vật, cà phê, chè đặc, phải bỏ thuốc lá. Nên ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều chất xơ, duy trì việc đi đạo tiện thường xuyên. Bửa tối nên ăn ít và ăn sớm.

3. Tiếp tục điều trị bằng thuốc.

Tong thời kì hồi phục, bị tái phát đau thắt tim hoặc tắc nghẽn cơ tim sẽ rất nguy hiểm, nên phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, tiếp tục uống thuốc chống nhịp tim thất thường, thuốc mở rộng động mạch vành, hoặc thuốc hạ dính máu,...có vậy mới củng cố được hiệu quả điều trị.

4. Tích cực khống chế các bệnh đi kèm.

Nếu đồng thời mắc bệnh cao huyết áp, cao mỡ máu, đường trong máu cao, ...nhất định phải tích cực khống chế có hiệu quả, đồng thời chú ý đến việc ăn uống điều chỉnh dinh dưỡng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình