Mắt là cửa sổ của tâm linh, Điều này không chỉ là tỷ dụ trong văn học, mà còn nói rõ mối quan hệ giữa mắt và sức khoẻ, là rất ăn khớp xát xao. Từ cách đây hơn 1 nghìn năm, y học truyền thống đã sớm nhận định được mối quan hệ mật thiết giữa bộ vị đặc định của mắt với các tạng phủ đặc định trong cơ thể
Thiên đại hoặc luận sách Linh khu nói:
“Tính khí của 5 tạng 6 phủ đều tụ ở mắt mà chế thành tinh. Tổ của tinh là mắt, tinh của cốt là con người, tinh của cơ nhục là ước thúc (sự hạn chế). Tịnh của khí huyết giãn cốt gan lộc ở trong mà có quan hệ với mạch lạc bên ngoài, trên thuộc về não, sau xuất ở đỉnh đầu”.
Điều đó chứng minh rằng: Mắt và tạng phủ các tình huống đều quy thuộc và điều đó đã thành lập thành phương pháp biện chứng độc đáo trong Nhãn khoa của Đông y. Nếu công năng của 5 tạng phủ mất điều hoà sẽ ảnh hưởng đến công năng chính thường của mắt. Nghiên cứu của y học hiện tại đã chứng thực rằng: Rất nhiều loại bệnh đều có thể phản ứng ra ngoài qua các bộ vị của mắt. Người thầy thuốc Đông y giàu kinh nghiệm quan sát mắt và ánh quang của người, đều nhìn thấy được trạng thái sức khoẻ của người ấy, thậm chí còn nhìn thấy được bệnh gì đã xuất hiện trong cơ thể
Các phương pháp ấy như sau:
1. Xem màu sắc của lòng trắng mắt như thế nào?
Lòng trắng nhãn cầu của người khoẻ mạnh trắng tinh và có ánh quang, không có màu nào khác. Nếu thấy xuất hiện màu khác hoặc ban điểm là biểu thị nội tạng cơ thể có bệnh,lại từ màu ấy phán đoán nơi có bệnh.
Lòng trắng mắt có màu trắng lam, chủ yếu thấy ở trẻ em và phụ nữ có thai. Lòng trắng mắt phát xanh lam này bề ngoài trông rất đẹp kiều diễm, thực ra đó à biểu hiện của thiếu máu. Phần đông người thiếu máu nặng, lòng trắng mắt đều hiện ra màu trắng pha xanh lam.
Trên lòng trắng xuất hiện duyên điểm, quá nửa là mắc chứng đại tiện trở ngại.
Lòng trắng mắt biền vàng, đó là xuất hiện hoàng dẫn. Hoàng dẫn là do bệnh gan hoặc bệnh đường dẫn mật, trúng độc khi có thai, và một số bệnh làm thành huyết dẫn tới.
Lòng trắng mắt thường có mảng xuất huyết. Đó là xơ hoá động mạch, đặc biệt là tín hiệu của chúng xơ cứng động mạch não.
Lòng trắng mắt thường xuất hiện điểm đỏ nhỏ. Đó là kết quả của sự giãn nở mạt đoạn các mao mạch , thường thấy nhất ở bệnh nhân tiểu đường.
Trên lòng trắng mắt có điểm nhó màu vàng, chất cứng, nhiều ít không đều, nói chung đó là sỏi ở kết mạc.
Lóng trắng mắt sung huyết phát đỏ thường do cảm nhiễm vi khuẩn, vi rút phát viêm. Ngoài ra còn có chứng hai mắt phát đỏ lại có chất tiểu (rử mắt) phát ngừa, cảm thấy có dị vật và đau mắt. Khi ấy nên đến bệnh viện Nhãn khoa chẩn trị.
Ngoài ra, người mất ngủ nặng, công năng tim suy nhược, người cao huyết áp trước khi có tai biến não và chứng động kinh trước khi phát cơn đều có thể xuất hiện chứng kết mạc mắt sung huyết. Nếu một mắt phát đỏ, biểu thị cảm nhiễm bệnh tình dục.
Trên lòng trắng xuất hiện màu lam, màu tro hoặc ban điểm màu đen, quá nửa là bệnh giun đũa
2.Quan sát màu chu vi lòng đen nhãn cầu như thế nào?
Chu vi lòng đen nhãn cầu xuất hiện màu đỏ, lại có điểm trắng vẩn đục, đồng thời có chứng đau mắt, sợ ánh sáng, thị lực không tốt, chảy nước mắt … Đó là viêm hồng mạc (viêm màng cầu vồng).
Chu vi lòng đen nhãn cầu xuất hiện màu xanh kim loại rỉ, đó là hạt hình đậu do trong này biên tính biểu thị chất đồng (Cu) tích luỹ quá nhiều, công năng bài tiết chất đồng thất thường sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mệnh, nên sớm điều trị.
Chu vi lòng đen nhãn cầu xuất hiện màu trắng hoại còn gọi là giác mạc ế (màng mộng) … trước kia người ta cho rằng đó là biểu hiện chính thường của chứng lão suy. Nhưng gần đây các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu phát hiện rằng: Màu trắng hoại là điềm báo mức độ cholesterol trong máu tăng cao, bệnh nhân xơ cứng động mạch não phần nhiều xuất hiện màu trắng hoại. Chứng này có quan hệ mật thiết với sự phát sinh các bệnh tim.
3.Quan sát hình dáng, màu sắc con ngươi (đồng tử) như thế nào?
Con người (đồng khổng) là lỗ giữa của màng cầu vồng (hồng mạc) là cửa thông ánh sáng vào mắt. Con ngươi chính thường là hình tròn, hai bên bằng nhau đường kính độ 2,5mm, màu sắc như màu nước giếng hang động đen, trong suốt thăm thẳm. Nếu cơ quan ước đồng tử co rút thì con người thu nhỏ, do thần kinh giao cảm chi phối, đồng tử có thể tuỳ theo độ cường nhược của ánh sáng mà thu nhỏ hoặc giãn ra. Đó là sự điều tiết.
Trong ánh sáng nội thất thong thường, nếu đường kính đồng tử 1,5mm hoặc to 5mm là không theo quy tắc, phản ứng với ánh sáng bị trì độn thuộc trạng thái bệnh lý.
Đồng tử 2 mắt to nhỏ không đều thường thấy trong bệnh xuất huyết não, não nghẽn máu, u não … Đồng tử mở rộng hay thấy ở chấn thương não, bệnh mạch máu não, viêm não B nặng, viêm màng não có mủ (meningite purulente).
Đồng tử thu nhỏ thường thấy khi trúng độc rượu cồn, trúng độc thuốc ngủ và khối u cầu não của người già, cầu não xuất huyết, cũng có thể thấy ở bệnh tiểu đường (vì thần kinh thực vật điều tiết sự thu hay giãn đồng tử, bệnh tiểu đường làm tổn hại thần kinh này, nên ảnh hưởng công năng điều tiết)..Ngoài ra, trúng độc phốt pho hữu cơ, cũng làm xuất hiện đồng tử nhỏ như đầu kim.
Đồng tử bên to bên nhỏ quá chênh lệch: Lao cột sống, di độc giang mai ở não tuỷ, điều trị sớm có thể khỏi được.
Đồng tử biến màu trắng, thấy trong bệnh đục nhân mắt (catarate) viêm hồng mạc, thanh quang nhãn (glau-come) cận thị nặng, các bệnh toàn thân nặng như tiểu đường, chân tay co quắp, cũng có khi do ngoại thương, thường gặp nhất vẫn là bệnh đục nhân mắt tuổi già. Theo thống kê đục nhân mắt là nguyên nhân hàng đầu làm mắt mất sáng. Khi mắc chứng đục nhân mắt, có thể nhìn qua giác mạc bệnh nhân, phát hiện trong con người có màu trắng, đó là thuỷ tinh thể (cristallin) của mắt bị vẩn đục, Người đến tuổi già, bệnh tiểu đường hoặc chấn thương mắt đều có thể dẫn đến đực nhân mắt. Nên đến Nhãn Khoa, Nội khoa kiểm tra con ngươi biến màu vàng. Dùng điện quang chiếu xạ vào cong người, nơi sâu ở đáy mắt phát xuất tia phản xạ hoàng quang giống như mắt mèo vào ban đêm. Thầy thuốc gọi bệnh mắt này là “mắt mèo” (hắc mông miên nhỡn), quá nửa là biểu hiện của u tế bào ở thị võng mạc (retine). Loại bệnh mắt này phần nhiều thấy ở trẻ em 7- 8 tuổi trở xuống, Bệnh có tính di truyền và tính gia tộc, đó là bệnh ác tính cao độ, nếu không kịp thời điều trị thì tế bào K sẽ phát tán khắp cơ thể, ra ngoài nhãn cầu não và tạng phủ nguy đến tính mạng. Thiểu số chứng này thấy ở bệnh mắt hoá mủ (bệnh hoá mủ của thuỷ tinh thể).
Đồng tử biến màu đỏ thường gặp ở chấn thương mặt hoặc xuất huyết trong mắt. Tuỳ theo xuất huyết nhiều hay ít ở trong mắt mà có các hình thái khác nhau, thị lực cũng theo đó mà tổn hại tuỳ theo mức độ.
Đồng tủ phát màu xanh. Trong nhãn cầu bình thường có một áp lực nhất định. Điều này có tác dụng quan trọng đối với việc duy trì tuần hoàn máu chính thường trong nhãn cầu. Khi nhãn áp quá cao phát sinh bệnh thanh quang nhãn, có thể do giác mạc phát ra thuỷ thũng một loại phản quang màu lục. Bệnh thanh quang nhãn còn gọi là Lục nội chứng cũng do cơ chế này mà thành tên Bệnh nhân thanh quang nhãn có nhãn cầu cứng như da voi, tự mình cũng cảm thấy hai mắt trướng đau. Nếu không kịp thời điều trị có thể bị mù.
4.Quan sát sắc trạch của hồng mạc như thế nào?
Hồng mạc là chu vi của con ngươi (đồng tử) gồm có màng mỏng của sắc tố. HỒng mạc của người chủng tộc da vàng phần nhiều có màu vàng cọ. Hồng mạc của người chủng tộc da trắng có màu tro, màu lam và màu nâu nhạt. Công năng của hồng mạc là điều tiết đổng tử to nhỏ. Nghiên cứu trong năm gần đây chứng tỏ rằng kết cấu của hồng mạc cực kỳ phức tạp, gồm có 5 tầng, có tới hàng nghìn thể cảm thụ tiếp thụ xung mạch của ánh sáng tới. Nhiệm vụ quan trọng này la do các tế bào sắc tố có tác dụng lọc ánh sáng đảm nhiệm. Hồng mạc là một bộ phận của trung khu thần kinh nó phân bố nhiều thể cảm thụ đầy các cơ quan nội tạng trong cơ thể người. Người ta có khoẻ mạnh hay không có thể từ hồng mạc phản anh ra. Trên thề giới đã hình thành một khoa học có quy mô là “hồng mạc chẩn đoán học”.
Khoa học cận đại chứng thực rằng: Trên hồng mạc xuất hiện điểm sáng biểu thị thần kinh não có bệnh nhẹ. Mặt bên của hồng mạc đại biểu cho phổi … dưới đại biểu cho gan. Nếu khu vực nào xuất hiện điểm lõm , chứng minh rằng có ổ loét. Đa số bệnh nhân phong thấp, trên hồng mạc xuất hiện các điểm nhỏ phân tán có các màu khác nhau. Trên hồng mạc xuất hiện ban điểm màu nâu, nếu ở trẻ con quá nửa là biểu hiện chứng giun đũa trong ruột.
Điều thú vị là thông tin mà mắt trái phản ánh lại là tình huống ở nửa thận bên phải. Nếu hồng mạc mắt trái xuất hiện biến đổi khác thường chứng minh rằng nơi nào đó ở nửa thân bên phải có bệnh nhẹ. Nếu hồng mạc cả 2 mắt đều xuất hiện biến đổi khác thường thì thường là bộ vị trung gian hoặc cả hai đều xuất hiện bệnh biến. Nếu dạ dày ruột có bệnh thì chu vi đồng tử của cả 2 mắt phải và trái xuất hiện ban hoại. Một số bệnh gây cảm giác đau như có thắt tim, nghẽn tắt mạch máu, viêm túi mật cấp tính, loét dạ dày … thì các ban điểm trên hồng mạc đặc biệt rõ nét. Theo thống kê của các phương diện hữu quan, dùng pháp kiểm thị qua hồng mạc có thể chẩn đoán sớm bệnh co thắt tim, viêm túi mật, loét hành tá tràng tỷ lệ xác chẩn đạt 80%.
5.Quan sát nhãn cầu có lồi ra không?
Có người từ thuở nhỏ hai nhãn cầu đã hướng ra trước (tục gọi là mắt cá vàng). Đó thuộc hình lưỡng nguôi khác nhau không thuộc bệnh lý. Nhưng có người nhãn cầu bỗng nhiên lồi ra. Đó là một loại bệnh Đơn Nhãn lồi, tức là một bên nhãn cầu lồi ra phía trước, nếu nặng có thể ảnh hưởng đến sự đóng mở của mí mắt. Trường hợp một bên nhãn cầu lồi ra, thì 50% là do bệnh tật bên trong gây ra, trong đó thường gặp nhất là u não Hai mắt lồi ra, thường gặp nhất là u năng tuyến giáp trạng (bệnh Basedow), bệnh nhân ngoài chứng lồi mắt còn kèm theo chứng tâm hoang mang và tuyến giáp phì đại, hơn nữa ánh quang mắt đặc biệt sáng hơn: “Ánh mắt long lanh” dáng vẻ hách dịch khinh người. Ngoài ra, bệnh cao huyết áp, bệnh tê dại run rẩy (bệnh Parkinson), bệnh bạch
huyết (Leukose) cũng có thể phát sinh lồi mắt. Ngoài ra, thiếu vitamin họ B, vitamin D cũng dẫn tới chứng lồi mắt nhẹ.
Nguyên nhân phát sinh lồi mắt rất nhiều. Ngoài các chứng bệnh đã nói trên, còn có nguyên nhân của bản thân nhãn cầu. Ví dục: Mắt cận thị nặng, thanh quang nhãn tiên thiên (glaucome) thanh quang nhãn hậu phát và viêm màng bồ đào … Các bệnh đó đều qua thầy thuốc Nhãn khoa kiểm tra sẽ phát hiện rõ ràng.
6.Xem nhãn cầu có lõm hãm không?
Nhãn cầu lõm hãm phần nhiều thấy ở người cơ thể gầy gò nghiêm trọng. Ngoài ra, khi tâm tình đau khổ cực độ, hoặc bị các chứng mất nước nặng dẫn tới như hoắc loạn (cholera) mắt bị gẫy hoặc các chứng tê dại dây thần kinh giao cảm cổ cũng dẫn tới nhãn cầu lõm hãm.
Người tiếp cận với cái chết, nhãn cầu lõm hãm lại kèm theo một loạt tư tưởng (tưởng chết): ánh mắt ngốc trệ, đồng tử giãn rộng không có ánh quang trạch, đầu mũi nhọn, cánh mũi phập phồng, má có màu chì, không biểu lộ tình chí. Người thầy thuốc giàu kinh nghiệm thường dựa vào các tư tưởng ấy mà dự đoán thời kỳ chết của người có trọng bệnh.
Đông y cho rằng: ổ mắt hạ hãm phần nhiều là thương tân thoát dịch, dựa vào mức độ hạ nhẹ. Con ngươi hạ hãm như tổ chum là tinh khí lục phủ ngũ tạng đã suy, bệnh khó chữa. Nếu chỉ hơi hãm, là tinh khí tạng phủ chưa thoát, bệnh có thể cứu chữa. Nếu lý hãm đã sâu, nhìn không thấy người, mạch chân tạng hiện ra, đó là tử chứng vì âm dương kiện tuyệt.
7.Xem quang trạch của nhãn cầu như thế nào?
Quang trạch là độ sáng bóng và tươi tắn. Nhãn cầu khô táo, không có quang trạch đa số là do thiếu vitamin A, Người lớn, trẻ em thiếu vitamin A thì kết mạc nhãn cầu khô táo (xerois) lông thôm\, thậm chí mắt mù loà. Người chưa mù hẳn, đến chiều tối cùng biến thành mù (héméralopie). Tuy vậy ở các thành phố lớn hiện nay rất ít gặp, nhưng địa khu biên giới và nông thôn vẫn phải đề phòng.
8. Xem thần thái của mắt như thế nào?
Mắt người khoẻ mạnh sáng sủa, long lanh có thần, lòng trắng kh6ng có màng mộng, đồng tử đen sáng và không vẩn đục, có thể tuỳ theo độ ánh sáng mạnh yếu mà mở to thu nhỏ, nhãn cầu chuyển động linh hoạt.
Người bệnh lâu ngày thể nhược, hoặc âm thịnh dương suy, thì thường là hai mắt vô thần, ánh mắt tối ám kém tươi trên nhãn cầu tự như có vật đục vẩn lên như mây che không trong sáng, là có bệnh khó chữa.
Tinh thần bệnh nhân có nhãn cầu vẩn đục phản ứng chậm và dộn, thường biểu lộ là hưng phấn quá độ và phiền táo dễ giận.
9. Xem biến đổi của mí mắt như thế nào?
Mí mắt tục gọi là nhãn bì (da mắt) ở trước khuông mắt, chia hai bộ phận trên và dưới, do da, cơ nhục, và kết mạc tạo thành, bờ mép có lông mi mọc, làm thành tấm bình phong ngự ngoại vật xâm phạm. Người bìnht hường thì khi
nhắm mắt, mí trên và mí dưới kết hợp khít chặt, Người mù thì mí trên hướng lên, mí dưới hạ xuống. Khi hai mắt mở ra nhìn ngang bằng, mí trên che bờ trên giác mạc độ 2mm, toàn bộ đồng tử hoàn toàn lộ ra ngoài, ánh sáng thông qua không trở ngại, bảo đảm công năng thị giác chính thường.
Biểu hiện của mí mắt không bình thường có:
a. Mí mắt có màu tro tối:
Thường vì mệt nhọc quá độ không đủ, hoặc vì phòng sự qua độ dẫn tới.
Đông y cho rằng quầng mắt màu đen là do thận suy, vì đen là bản sắc của thận. Mắt dựa vào tinh khí 5 tạng mà được tư dưỡng. Nếu phòng sự quá độ, thận tinh hao tổn thì 2 mắt thiếu tinh khí để tư nhuận, cho nên màu đen của thận phù việt lên trên, làm cho hai mắt vô thần, quầng mắt màu đen. Nếu hay tiết chế sinh hoạt tình dục, chú ý điều nhiếp, quần mắt đen sẽ được cải thiện, Nói chng, ngẫu nhiên mà quầng mắt đen, chỉ cần chú ý uống nắn nhịp điệu sinh hoạt, tránh để quá mệt nhọc, đồng thời dùng ngón tay nhẹ nhàng mát xa da xung quanh ổ mắt nhưng nếu quầng mắt mắt phát đen lâu dài thì đó là một trạng thái bệnh lý, thường là một loại tín hiệu của chứng thận suy và huyết ứ. Theo nghiên cứu của Đông y hiện đại và Đông tây y kết hợp chứng minh rằng: Bệnh nhân thận suy nặng và trong có huyết ứ thường là tuyết nội tiết và sự chuyển hoá gặp chướng ngại, công năng vỏ tuyến thượng thận rối loạn, bệnh biến ở tim mạch và chướng ngại vi tuần hoàn, các bệnh tiêu hao mạn tính là những nhân tố hữu quan
b. Mí mắt phù thũng:
Thuộc về nhân tố sinh lý gồm có: Ngủ không đủ giấc, khi ngủ gối đầu quá thấp, sau khi chảy nước mắt nhiều. Thuộc về nhân tố bệnh lý gồm có kết mạc mí mắt phát viêm, bệnh tim, viêm cầu thận …
c. Mí mắt sưng đỏ:
Chỗ sưng có cảm giác đua thời kỳ đầu có thể sờ thấy khối cứng, về sau hoá mủ và vỡ loét, người nhẹ thì bệnh tự tiêu thoái. Phần nhiều là viêm tuyến mí mắt tục gọi là “lẹo mắt” (orgelet).
d. Mí mắt tía ám sung huyết
Dưới da mắt có thể sờ thấy vật hình tròn không dính vào da, không có hiện tượng sưng đỏ và đau, phần nhiều là sưng túi tuyến lệ tục gọi là chứng “hà lạp thũng”.
e. Sa mí mắt
Có hai loại: Tiên thiên và Hậu thiên. Tiên thiên là khi đẻ ra đã có rồi, đợi khi lớn lên thì đến Nhãn khoa làm thủ thuật treo là khỏi, loại hậu thiên là do bệnh tật dẫn tới, Mạch máu não và thiếu vitamin B1.
f. Chứng lông mi quặm
Lông mi đổi hướng quay về phía sau, hướng vào giác mạc, tục gọi là “lông quặm”. Nếu kèm theo mí mắt lật vào trong gọi là “liễm nội phán”. Lông quặm ma xát giác mạc sinh ra đau ngứa, chảy nước mắt, kết mạc sung huyết, lâu ngày tạo thành giác mạc đục và loét. Nguyên nhân dẫn đến mắt lật vào trong là bệnh mắt hột (trachome) viêm bờ mi (blepharite) co quắp mi mắt …
g. Mí mắt lật ra ngoài:
Mí mắt lật ra ngoài là chỉ mí rời xa mặt trước nhãn cầu, thậm chí chuyển lật hướng ngoại làm cho kết mạc lộ ra ngoài. Nói chung hay gặp ở các chứng sẹo mí mắt, liệt thần kinh mắt, và số ít người già da lỏng lẻo …
h. Mí mắt không thể nhắm được:
Khi không thể nhắm kín được mắt gọi là “miễn nhãn”. Đó là một trong những đặc trưng của bệnh liệt thần kinh mặt (liệt dây thần kinh VII). Nếu là trẻ em hoặc nhắm không chặt, đó là biểu hiện tỳ vị hư nhược, loại trẻ em này cần phải chú ý thói quen ăn uống, ăn ít thức ăn sống lạnh.
i. Kết mạc mí mắt màu trắng xanh
Phần nhiều là thiếu máu, tự mình có thể đứng trước gương dùng ngón tay lật mí mắt dưới ra, có thể thấy được rõ ràng.
k. Trên mí mắt xuất hiện khối ban màu vàng
Loại ban điểm màu vàng xuất hiện ở mí mắt trên gọi là “hoàng sắc lựu” (bướu vàng). Điều đó phản ánh mỡ huyết trong cơ thể quá cao, dễ mắc bệnh tim mạch. Người có bướu vàng này nên đến y viện kiểm tra để xác chẩn.
Ngoài ra còn cần chú ý kiểm tra đáy mắt. Đáy mắt giống như mặt gương, rất nhiều bệnh của cơ thể người đều có thể phản ánh từ đó ra. Mạch máu của đáy mắt là huyết quản toàn thân, chỉ cần dùng mắt thường quan sát được. Đó cũng là cửa sổ duy nhất để cho thầy thuốc trên lâm sàng quan sát động mạch của toàn thân
Có người nhìn ngoài con mắt, không thấy gì khác thường, chỉ có kiểm tra đáy mắt có thể phát hiện bệnh biến ở đáy mắt. Từ 40 tuổi về sau, nên mỗi năm kiểm tra đáy mắt một lần. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc dự phòng và phát hiện các bệnh tim mạch |