Đông y khi khám bệnh, đều cần bảo bệnh nhân đặt tay lên gối xem mạch, dùng đầu ba ngón tay thiết mạch trên động mạch quay ở hai cẳng tay. Bộ vị này gọi là thốn khẩu.
Có người nói “không cần người bệnh mở miệng đã biết rõ bệnh tình”. Câu ấy chưa hẳn là khoa trương. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng xem mạch có tác dụng quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Đầu tiên mạch đập là tấm gương biểu hiện tâm trạng, thông qua mạch đập , tấm gương này có thể cho ta hiểu được tạng tâm hoạt động có bình thường hay không. Người lớn bình thường ở trạng thái an tĩnh, mạch đập đều đặn, nhịp điệu nhất quán, nhưng cũng có thể xuất hiện tình huống khác thường, mỗi phút ít hơn 60 lần, gọi là tâm động quá chậm, trong khi mạch đập đều đặn, ngẫu nhiên xuất hiện 1 lần mạch đập không đều đặn gọi là “mạch đập sớm”, tình huống này thường gọi là mạch đập của “tâm luật thất thường”, không nên hoang mang, không nhất định là có bệnh. Ở tim người khoẻ mạnh cũng có khi vì nguyên nhân nào đó xuất hiện mạch đập thất thường. Nhưng mạch đập thất thường với tần số nhanh thì nên đến Y viện kiểm tra.
Hút thuốc nhiều, uống rượu, uống trà đặc, cà phê, vận động mạnh, tình chí kích động hoặc dùng thuốc atropin, ephedrin, corticoides đều có thể làm hưng phấn tim, từ đó dẫn đến tim đập quá nhanh mà nhịp tim tăng nhanh. Ngoài nhân tố kể trên ra, mạch đập lại hồi phục bình thường.
Hơn nữa, bắt mạch còn là một phương tiện quantrọng để trị lường trước bệnh tật.
Ví dụ: Mạch nhanh do bệnh lý thường gặp ở các chứng bệnh phát sốt, thiếu máu, đau, công năng tim bất toàn, ưu năng tuyến giáp trạng, viêm cơ tim, phong thấp nhiệt, bệnh tâm phế mạn tính (CPC) … trong tình huống không có nhiệt kế để đo thân nhiệt, bắt mạch còn có tác dụng thay nhiệt kế mà đo được ôn độ cơ thể. Nói chung nhiệt độ tăng cao 1 độ, thì mỗi phút mạch đập tăng thêm 10- 20 lần.
Bắt mạch ngoài việc nắm vững số lần mạch đập. Đông y còn nghiên cứu nói rõ độ nông sâu và độ mạnh yếu của mạch đập. Khi phát sốt, mạch đập có sức hơn. Trong tình huống đau dữ dội hoắc mất máu tạo thành tình huống shock, mạch đập thưo27ng trầm vi, thậm chí không sờ thấy mạch đập.
Nếu trong một chu kỳ mạch, xuất hiện hai lần mạch đập. y học gọi là mạch ngoại tâm thu. Mạch này thường là đặc trưng của bệnh thương hàn, bệnh cao huyết áp và bệnh tim do xơ cứng động mạch. Khi cơ tim bị tổn thương có thể xuất hiện mạch đập một mạnh, một yểu gọi là mạch giao thế.
Khi kiểm tra mạch đập nên chú ý đến tình huống của thành động mạch, bình thường mạch đập quang hoạt và nhu nhuyễn, có lực. Khi động mạch xơ cứng thành mạch cứng, cong queo, giảm tính đàn hồi, mạch đập của bệnh nhân cao huyết áp. Tăng độ căng thẳng giống như một cây đàn (mạch huyến).
Tóm lại, qua tự trắc định mạch bản thân là một phương pháp giám hộ tốt cho sức khoẻ. Thời gian trắc định tốt nhất là buổi sáng sớm. Nếu sáng sớm có số mạch đập tăng nhanh thì bạn nên chú ý đề phòng sự cố bất thường |